Ngành du lịch Việt Nam bức xúc trước vụ “xòe” tiền mới được vào đất Thái
Nhập cảnh vào Thái Lan qua đường bộ, du khách Việt Nam bị hải quan Thái Lan buộc phải xòe 700 USD hay 2000 bath ra ngang mặt để chụp hình mới cho nhập cảnh. Đây không chỉ là quy định vô lý, thô thiển mà còn là sự sỉ nhục quốc thể.
“Bắt khách Việt xoè tiền mới cho nhập cảnh là sự sỉ nhục quốc thể”
Sau khi sự việc được công bố, cơ quan quản lý ngành du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành và đông đảo khách du lịch Việt Nam vô cùng bức xúc với quy định kỳ quặc này.
Phải xoè 700USD hoặc 2000 bath ra ngang mặt mới được làm thủ tục nhập cảnh vào Thái Lan là sự sỉ nhục đối với du khách Việt (ảnh minh họa)
Chiều ngày 6/5, trao đổi với PV Dân Trí, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Thay mặt Tổng cục Du lịch Việt Nam tôi vừa ký văn bản yêu cầu Tổng cục du lịch Thái Lan giải thích rõ việc này, đồng thời yêu cầu phía Thái Lan chấm dứt ngay tình trạng trên và bãi bỏ quy định này.
Đồng thời, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Bộ Ngoại giao Việt Nam có ý kiến về quy định thiếu văn hóa này của Thái Lan”.
Phải chứng minh tài chính khi nhập cảnh vào một số nước từ trước đến nay vẫn có, nhưng cách làm của họ văn minh, lịch thiệp, tôn trọng khách chứ không thô thiển mang tính sỉ nhục khách như vậy.
“Thái Lan có thể kiểm soát gắt gao, thậm chí khám xét công dân nước khác khi cho nhập cảnh vào mình để đảm bảo an ninh nhưng không được dùng các biện pháp thô lỗ mang tính sỉ nhục, lăng mạ công dân Việt Nam trước nhiều công dân quốc gia khác. Đây là hành động không chấp nhận được. Chúng tôi yêu cầu phía Thái Lan dừng ngay việc làm này nếu không ngành du lịch Việt Nam sẽ có biện pháp mạnh mẽ hơn. Đây không chỉ là sự thô thiển thái quá mà còn là sự sỉ nhục quốc thể.
Tuy nhiên, cũng không nên đổ tất lỗi cho phía Thái Lan, trước đây đã từng có một vài khách lẻ nhập cảnh vào nước bạn bằng đường du lịch và ở lại bất hợp pháp. Nhưng, cũng không thể vì một vài trường hợp nhỏ lẻ mà đối xử với khách du lịch Việt Nam như vậy được. Nhân đây, tôi cũng lưu ý các công ty lữ hành khi đưa khách ra nước ngoài cần có sự quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng một số khách lợi dụng con đường du lịch để nhập cảnh vào nước bạn với mục đích khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh người Việt Nam”, ông Cường thẳng thắn chia sẻ.
Cũng trong chiều 6/5, trao đổi với PV Dân trí về vụ việc trên, một cán bộ của Tổng cục Du lịch Thái Lan cho rằng: Do khách Việt Nam hay lợi dụng con đường du lịch để vào Thái bất hợp pháp nên phía Thái Lan phải có quy định để kiểm soát. Hơn nữa do khách du lịch Việt Nam thiếu nhã nhặn với nhân viên hải quan khi họ yêu cầu chứng minh tài chính nên mới xảy ra tình trạng trên…
“Cần huỷ tour Thái Lan nếu khách Việt không được tôn trọng”
Tuy nhiên, cho dù thực trạng trên là có thực đi nữa, chỉ vì một số người vi phạm, lao động trái phép mà Thái Lan kỳ thị cả cộng đồng người Việt như vậy là một cách cư xử không công bằng, khách quan trong quan hệ ngoại giao. Hơn nữa, việc buộc du khách phải mang theo một khoản tiền mặt khi vào du lịch Thái Lan là hoàn toàn vô lý vì khi khách đã mua tour có nghĩa họ đã trả tiền trọn gói cho việc ăn ở đi lại, bảo hiểm thì việc mang theo tiền hay không là quyền của du khách. Chính vì thế, việc đòi hỏi của Thái Lan là hoàn toàn vô lý.
Nhiều ý kiến cho rằng cần tẩy chay tour Thái Lan nếu còn áp dụng quy định trên với khách Việt Nam
Video đang HOT
Một số du khách đi Thái từng “chạm trán” với các nhân viên hải quan tại cửa khẩu Poipet (biên giới Campuchia – Thái Lan) kể họ đã từng bị nhân viên hải quan tại cửa khẩu này quát tháo. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 700$ và nói bằng câu tiếng Việt lơ lớ: “Không có thì về Hà Nội luôn!”.
Không chỉ với khách du lịch đơn thuần, có ý kiến cho rằng tại cửa khẩu này, ngay cả với khách trong đoàn carnavan, toàn là giám đốc doanh nghiệp có nhiều người đã từng đi nhiều nước cũng đều phải xòe tiền ngang mặt để chụp hình giống như một kẻ tội phạm bị bắt quả tang. Ngay lúc đó đã có nhiều người đề nghị hủy chương trình nhưng vì một số thành viên trong đoàn đã nhập cảnh trước nên phải ấm ức chấp nhận.
Trước thông tin người Việt bị thiếu tôn trọng tại cửa khẩu Thái Lan, cộng đồng mạng bức xúc, nhiều ý kiến của các bạn trẻ kêu gọi huỷ tour đi Thái nếu phía Thái Lan không tôn trọng khách du lịch Việt Nam và bãi bỏ quy định vô lý này. Nhiều người Việt đang có ý định mua tour sang Thái đã tỏ ra thận trọng hơn. Bởi theo một nguyên lý đơn giản: không ai muốn mất tiền để đến nơi mà mình không được tôn trọng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã tỏ ra bức xúc trước chính sách vô lý của Thái Lan như phản ánh ở trên. Họ cho rằng, chính sách này khiến doanh nghiệp lữ hành không thể bán tour sang Thái Lan được và quan trọng hơn nó như là một sự sỉ nhục với người Việt Nam.
Chia sẻ quan điểm với PV Dân Trí về vấn đề này, PGS.TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Du lịch Việt Nam cho rằng: “Theo quan hệ đối xứng, phía Việt Nam không “hành” khách Thái Lan thì phía Thái nên đối xử công bằng, tôn trọng khách Việt. Khi họ đã mua tour thì việc họ mang theo bao nhiêu tiền phía Thái Lan không có quyền kiểm soát. Đề nghị Bộ VHTT Tổng cục Du lịch phải có ý kiến phản đối chuyện sỉ nhục du khách Việt Nam”, TS Lương nói.
Vấn đề thắt chặt an ninh, kiểm soát người nhập cảnh là điều bình thường của các quốc gia, tuy nhiên không nên vì một vài khách lẻ lợi dụng con đường du lịch nhập cảnh trái phép vào đất Thái mà phía Thái Lan đưa ra quy định vô lý và có cách hành xử thiếu văn hoá, mang tính sỉ nhục với khách du lịch Việt Nam như trên. Có chăng, phía Thái Lan nên tìm một cách giải quyết mềm mỏng hơn, lịch thiệp hơn như các nước trong khu vực và trên thế giới, để vừa đảm bảo an ninh cho nước mình và vẫn đảm bảo khách du lịch Việt Nam được tôn trọng, đối xử công bằng như tất cả khách du lịch của các quốc gia khác.
Thu Hà – Hữu Thắng
Theo Dantri
Nhà vệ sinh dát vàng vì quan chức đi Tây nhiều?
So với các nước phát triển, đề án nhà vệ sinh tiền tỷ chưa là gì. Ở các nước Anh, Pháp nhà vệ sinh đầu tư hàng mấy chục ngàn euro, số tiền đó không hề lớn, các thiết bị rất cao cấp, mà phải dùng nó chứ không thể dùng nhà vệ sinh thông thường thế kỉ 20 được", ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Du lịch nói.
Đề án xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư là 15 tỷ đồng do Hà Nội đưa ra đã gây rất nhiều tranh cãi trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó cục trưởng Tổng cục du lịch chia sẻ: "Hà Nội là 1 đô thị, 1 thủ đô, người ta phải tính toán đến có những khu vệ sinh đảm bảo văn minh bộ mặt của đất nước. Nhà vệ sinh hiện đại là nhà vệ sinh đạt chuẩn. Hiện đại là ở không gian chật hẹp mà đảm bảo mỹ quan, thiết bị hiện đại cần đầu tư rất lớn".
Nhà vệ sinh tiền tỷ của Hà Nội khóa cửa cả ngày
Theo ông Cường, so với các nước phát triển, đề án nhà vệ sinh tiền tỷ chưa là gì. Ở các nước Anh, Pháp nhà vệ sinh đầu tư hàng mấy chục ngàn euro, số tiền đó không hề lớn, các thiết bị rất cao cấp, mà phải dùng nó chứ không thể dùng nhà vệ sinh thông thường thế kỉ 20 được.
Ông Cường còn cho rằng việc xây dựng nhà vệ sinh tiền tỷ đáp ứng bộ mặt của thủ đô, không chỉ phục vụ khách du lịch mà cả người dân. Khi mọi người đi qua có nhu cầu vừa đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ, yêu cầu kỹ thuật, về yêu cầu của đô thị, về bộ mặt đất nước. Làm ở nhiều nơi chứ không phải ở mỗi trung tâm thành phố.
"Hà Nội đã có trách nhiệm đóng góp cho bộ mặt đất nước, với dân. Nhà vệ sinh tiền tỷ không phải theo tiêu chuẩn thông thường mà theo chuẩn hệ thống hiện đại có yêu cầu rất cao về trang thiết bị và đầu tư", ông Cường nói.
Không ai lui tới
Sẵn sàng bỏ ra tới 15 tỷ đồng để đầu tư cho 14 nhà vệ sinh bằng thép, mỗi nhà diện tích có vài mét vuông để khắc phục tình trạng "đái đường" đồng thời cũng vì mục đích làm Hà Nội đẹp hơn trong mắt người nước ngoài. Nhưng Hà Nội sẽ khắc phục thế nào, khi có nhà vệ sinh, thậm chí Bộ Công an còn đưa ra cả dự thảo quy định xử phạt 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư mà vẫn bất lực?
"Chán lắm, ít người đi thì chớ, thậm chí có lần mình ngồi đây khách còn tè ngay trước nhà vệ sinh. Có nói thì còn bị chửi lại, không thích, không thèm trả tiền thì làm gì được họ", một nhân viên quản lý nói.
Chưa nói tới chủ trương kêu gọi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ trương hướng tới hiệu quả, đáp ứng nhu cầu mà Hà Nội, và lãnh đạo các đơn vị tham gia nhiều lần nhấn tới.
"Tôi khóa cửa suốt, có mấy người vào đâu? Khi nào có người hỏi thì tôi mới mở cửa không thì cũng chẳng mở", nam nhân viên quản lý vệ sinh tại điểm Hồ Ngọc Khánh cho biết.
Tại điểm vườn hoa Trần Phú - Nguyễn Tri Phương, nhân viên có tuổi trông coi nhà vệ sinh này than thở: "Từ sáng tới khoảng 11h30 mới có được 2 người hỏi. Ngày nhiều thì được vài chục lượt, ít thì 1-2, thậm chí cả ngày không có người".
Theo đánh giá, hầu hết chỉ có những điểm nhà vệ sinh tại bờ Hồ được cho là sử dụng hiệu quả nhất, có ngày nhân viên phải làm tới 3 ca, còn hầu hết các điểm khác đều bị người dân bỏ quên.
Theo đánh giá của ông Lê Bá Dục - Phó Giám đốc Sở xây dựng đơn vị quản lý 72 nhà vệ sinh giá thấp nhất khoảng gần 700 triệu, cao là gần 1 tỷ, nhà nước đã phải bỏ ra khoản ngân sách hơn 50 tỷ đồng để đầu tư xây dựng rồi giao Sở Xây dựng khai thác.
Với mức phí 2.000 đồng/lượt 70 lượt/ngày, số tiền thu được khoảng 140.000 đồng/ngày. Sở Xây dựng trả lương thế nào cho nhân viên trông coi, nguồn tiền nào đề duy tu, sửa chữa?.
Cái tự thu tự chi, tự nuôi sống như các lãnh đạo thành phố giải thích có phải là: Nhà nước đầu tư cho đơn vị thu?
Cán bộ, nông dân học kinh nghiệm bên Tây
Chuyện Tổng cục Du lịch giải thích lý do nhà vệ sinh công cộng lên tới tiền tỷ là dựa trên kinh nghiệm của các nước phát triển không còn xa lạ.
Mới đây nhất, Hội Nông dân TP.HCM cũng cho biết, từ năm 2014, Hội sẽ cử những nông dân làm nông nghiệp giỏi trên địa bàn thành phố trong các lĩnh vực như sản xuất rau, hoa, cây kiểng, cá cảnh, bò sữa, thậm chí cả nuôi tôm cũng được đưa đi nước ngoài để học tập kỹ thuật và kinh nghiệm làm giàu.
Theo Hội Nông dân TP.HCM, trong 5 năm từ 2014-2018 sẽ có khoảng 100-125 cán bộ quản lý, nông dân làm nông nghiệp giỏi trong những lĩnh vực nêu trên sẽ được cử đi học tập kinh nghiệm, cách thức quản lý, kỹ thuật tại những nước có thế mạnh về nông nhiệp công nghệ cao như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc...
Đây là những nước có những thế mạnh trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đề án này sẽ do Chủ tịch Hội Nông dân thành phố làm Trưởng ban điều hành.
Dự kiến, trong năm 2014, chuyến đi đầu tiên là sang Thái Lan để học tập kinh nghiệm trồng hoa, sau đó là Đài Loan để học tập kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.
Tuy nhiên, một trong những lĩnh vực mà đề án đưa ra là cử nông dân đi học kỹ thuật nuôi tôm của các nước trong khu vực, trong khi trên thực tế, theo Bộ NN-PTNT, so với các nước trong khu vực thì trình độ nuôi tôm quy mô lớn của Việt Nam không kém, thậm chí là vượt trội so với một số quốc gia trong khu vực.
Ảnh minh họa
Không chỉ riêng ngành nông nghiệp mới cử cán bộ, nông dân học tập kinh nghiệm bên nước ngoài. Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa cho phép Sở Cảnh sát PCCC được nghiên cứu, đề xuất việc học tập kinh nghiệm thực tế về PCCC ở một số quốc gia có trình độ cao, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
Theo chỉ đạo về nâng cao nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy trong thời gian tới, ông Khanh cũng yêu cầu Sở Cảnh sát PCCC tiếp tục kiện toàn phòng, ban, đội, trạm từ thành phố đến các phường, xã phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy trên toàn địa bàn thành phố.
Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc
Nước ngoài luôn nhận được sự đánh giá cao từ phía các cán bộ Việt Nam. Thậm chí, tháng 6/2010, khi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM, có đại biểu tuyên bố, những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc.
Theo đó, ĐBQH Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) dõng dạc: "Những nơi có chỉ số IQ cao thì nơi đó có ĐSCT như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Bỉ... Brazil, Nga, Indonesia thì đang triển khai. Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao. Với tinh thần Việt Nam không còn là nước nghèo, với quyết tâm chính trị của cả dân tộc, đề nghị Quốc hội tán thành chủ trương xây dựng dự án trong kỳ họp này".
Phản bác lại ý kiến này, ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) nói: "Dự án được quan tâm đặc biệt cũng bình thường vì có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Người ủng hộ hay không ủng hộ thì cũng chỉ vì tương lai của đất nước, vì vậy, cần bình tĩnh, đừng cho là nếu tán thành thì IQ cao còn không tán thành thì IQ thấp mà mất lòng nhau", ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) phát biểu sau khi nghe nhiều "phản biện".
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng cho rằng: "Nếu nói các nơi có ĐSCT đều có chỉ số IQ cao thì tôi xin nói thật với Quốc hội là chỉ số IQ của tôi hơi thấp, cho nên chắc chắn tôi không tán thành dự án này.
Còn ví von dự án ĐSCT này sẽ "đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng", tôi thấy rất lãng mạn. Nhưng tôi rất hồi hộp xem câu đầu tiên mà nàng tiên lúc mở mắt ra nói gì. Chắc nàng sẽ hỏi: "Anh ơi, tiền đâu?". Như thế rất nguy hiểm".
Theo Đât Viêt
Cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút khách Ngày 27/6, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định sẽ tích cực cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô. Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch...