Ngành du lịch Trung Quốc nỗ lực khôi phục hoạt động
Ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc đang nỗ lực khôi phục hoạt động, nhất là tại các địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và ít chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Du khách tham quan cánh đồng hoa cải vàng ở Vụ Nguyên, Giang Tây.
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch Covid-19, ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc đang nỗ lực khôi phục hoạt động. Nhiều khu danh lam thắng cảnh ít chịu tác động của dịch bệnh đang mở cửa lại đón khách du lịch. Một số tín hiệu về tăng trưởng du lịch đang làm dấy lên hy vọng phục hồi ngành “công nghiệp không khói” trong thời điểm khó khăn này.
Người dân tại làng Vụ Nguyên, tỉnh miền đông Giang Tây, cảm thấy yên tâm hơn khi khách du lịch đang rục rịch quay trở lại. Vụ Nguyên được xem là một trong những ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc.
Mỗi năm có hàng triệu lượt khách du lịch đến đây vào mùa xuân để ngắm những cánh đồng hoa cải vàng rực rỡ và những danh lam thắng cảnh tươi đẹp. Cảnh đẹp thiên nhiên thu hút đông đảo du khách và mang lại cho dân làng hơn sáu triệu nhân dân tệ (khoảng 850 nghìn USD) mỗi năm.
Lãnh đạo địa phương cho biết, năm ngoái vào thời điểm này toàn bộ các phòng nghỉ đều được đặt kín, nhưng năm nay do tác động của dịch Covid-19 cho nên ngành du lịch và người làm du lịch lâm vào tình trạng khó khăn. Rất may, khi tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu chững lại (tại một số địa phương của Trung Quốc), các địa điểm du lịch bắt đầu hoạt động trở lại. Những người làm du lịch cho biết, số lượng đặt phòng trực tuyến những ngày gần đây đã tăng trở lại. Ngày nhiều nhất có hơn 20 phòng được đặt chỗ.
Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, ngành du lịch nội địa góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP nước này 10,94 nghìn tỷ nhân dân tệ và tạo khoảng 28,25 triệu việc làm vào năm 2019. Năm 2019, có tới hơn 10% người lao động Trung Quốc, tương đương 79,9 triệu người làm việc trong các ngành liên quan du lịch. Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã tác động nặng nề ngành công nghiệp không khói đang phát triển mạnh mẽ này của Trung Quốc. Dịch bệnh xảy ra vào mùa xuân, cao điểm của du lịch và lễ hội, cũng tác động hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác.
Video đang HOT
Báo cáo của Học viện Du lịch Trung Quốc (CTA) dự đoán, ngành công nghiệp du lịch có thể sẽ chứng kiến lượng khách du lịch nội địa sụt giảm đến 56% trong ba tháng đầu năm, tổng doanh thu du lịch nội địa sẽ giảm 20% trong năm 2020. Tuy nhiên, báo cáo của Trip.com Group, một diễn đàn du lịch trên in-tơ-nét lớn nhất Trung Quốc, cho thấy, đến giữa tháng 3 đã có hơn 1.000 địa điểm du lịch mở trở lại, trong đó hơn 100 địa điểm được xếp hạng 5A, mức xếp hạng cao nhất cho các danh lam thắng cảnh Trung Quốc.
Giang Tây là một tỉnh với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, với toàn bộ 12 danh thắng xếp hạng 5A và 94 địa điểm xếp hạng 4A đã mở cửa trở lại đón khách du lịch. Vườn Quốc gia Tam Thanh Sơn, một di sản đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, đã mở cửa trở lại từ ngày 22-2 vừa qua, đón gần 20 nghìn lượt du khách trong 20 ngày.
Mặc dù ngành du lịch đang tích cực chuẩn bị hướng tới các cơ hội phục hồi sau dịch bệnh, nhưng giới chức Trung Quốc không lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Các biện pháp phòng, chống dịch như khai báo thông tin cá nhân, khử trùng thường xuyên, theo dõi thân nhiệt và quy định giờ giới nghiêm hằng ngày cho du khách được thực hiện nghiêm ngặt tại các điểm du lịch, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.
Một số nơi còn có cách làm sáng tạo hơn, khuyến khích sự thay đổi trong phương thức phục vụ. Không ít hãng du lịch đã chuyển từ phục vụ dịch vụ ăn uống đông người sang cung cấp thực phẩm đóng gói. Khách du lịch cho rằng, biện pháp này khiến cho họ cảm thấy an toàn hơn.
Quyết Thắng
Đi tìm dấu tích tuyến đường sắt răng cưa lừng danh ở Đà Lạt
Cùng với tuyến đường sắt vẫn còn hoạt động ở Thụy Sĩ, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là hai tuyến đường sắt răng cưa độc đáo nhất thế giới.
Đường sắt răng cưa Tháp Chàm-Đà Lạt thời vàng son
Hành trình tìm lại vết tích tuyến đường răng cưa nói trên bắt đầu từ ga Đà Lạt, nhà ga cổ đẹp nhất Đông Dương, hạng mục duy nhất của tuyến đường sắt được bảo tồn nguyên vẹn. Từ ga này, du khách lên tàu điện vượt qua đoạn đường sắt vào loại ngắn nhất thế giới (7 km) để đến ga Trại Mát (Phường 11, Đà Lạt). Từ ga Trại Mát, du khách đi xe máy, hoặc đi bộ xuyên rừng để tìm những dấu tích còn lại của tuyến đường sắt.
Ga xe lửa Đà Lạt, nhà ga cổ đẹp nhất Đông Dương một thời
Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84 km được xây dựng từ năm 1908- 1932. Đến năm 1976, ngành đường sắt cho tháo dỡ các thanh ray và tà vẹt để sử dụng vào việc sửa chữa tuyến đường sắt Bắc-Nam. Hiện toàn tuyến chỉ còn sót lại 7 km để phục vụ khách tham quan nhưng phải sử dụng đầu máy điện để chạy, vì toàn bộ các đầu máy hơi nước cổ đã được phía Thụy Sĩ mua lại (năm 1990).
"Thám hiểm" hầm đường sắt.
Sau hơn 4 thập niên, 8 trong số 9 nhà ga dọc đường còn là những bộ khung bê tông cốt thép.
Tuyến đường sắt này từng có tới 5 hầm xuyên núi với tổng chiều dài cả ngàn mét và 46 cây cầu với hàng trăm cột đá vươn thẳng để gác đường ray, đưa tàu vượt núi cao, vực sâu từ đồng bằng ven biển lên Đà Lạt với độ cao 1.500m.
Muốn vượt độ cao "trên mây" đó, tàu không thể chạy trên đoạn ray trơn thông thường mà phải chạy trên đường sắt được thiết kế đặc biệt với 3 đường ray song song, trong đó đường ray ở giữa có răng cưa. Đầu máy xe lửa cũng phải gắn thêm bánh răng.
Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc.
Toa tàu và đường sắt răng cưa.
Những mố cầu sừng sứng, trơ trụi.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã lập các dự án khôi phục nguyên trạng tuyến đường sắt lịch sử này với số vốn từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng.
KIM ANH
Theo tienphong.vn
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển du lịch Na Hang Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 110 km, Na Hang hiện đang là một trong những huyện vùng cao có tiềm năng du lịch lớn. Với cảnh quan kỳ vĩ và nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, Na Hang đang từng bước chuyển mình, thu hút sự quan tâm, khám phá của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước....