Ngành dịch vụ, du lịch phục hồi giúp lao động – việc làm tăng mạnh mẽ
Tại cuộc Họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm diễn ra sáng 6/7, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK), ông Nguyễn Trung Tiến cho biết: COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, các hoạt động kinh tế – xã hội trở lại trong trạng thái bình thường mới giúp thị trường lao động tiếp tục đà phục hồi.
Người dân phường Phù Khê, thành phố Bắc Ninh phát triển nghề làm nghề gỗ phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Theo ông Nguyễn Trung Tiến, lực lượng lao động, số người có việc làm quý II/2022 tăng so với quý I và so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt lao động ngành dịch vụ tăng đáng kể so với quý I.
Việc làm đã phục hồi mạnh mẽ so với trước dịch, đặc biệt là ngành dịch vụ, giúp thu nhập bình quân cũng tăng trung bình khoảng 1,1 triệu đồng/người so với năm 2020. “Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý I và cùng kỳ năm ngoái”, Phó Tổng cục trưởng TCTK nhấn mạnh.
Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2022 là 51,6 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý I và gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,5%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý I.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý II/2022 là 50,5 triệu người, tăng 504.600 người (tương ứng tăng 1,01%) so với quý I và tăng 701.800 người (tương ứng tăng 1,41%) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lao động có việc làm trong ngành dịch vụ đạt 19,8 triệu người, tăng 429.800 người so với quý I và tăng 353.800 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý II/2022 là 55,6%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với quý I và 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II/2022 đạt 6,6 triệu đồng, tăng 206.000 đồng so với quý I và tăng 542.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo TCTK, khác với giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, trong năm nay, thu nhập bình quân của người lao động trong quý II/2022 không chứng kiến sự sụt giảm so với quý I. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ.
So với cùng kỳ năm 2021, là thời điểm COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, thu nhập bình quân của người lao động tăng khoảng 542.000 đồng. Còn so với cùng kỳ năm 2020, khi COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, thì thu nhập bình quân của người lao động tăng gần 1,1 triệu đồng.
Đại diện TCTK cho rằng: Đời sống của người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch COVID-19 xuất hiện. Số người thiếu việc làm cũng giảm, trong quý II/2022 là khoảng 881.800 người, giảm 447.100 người so với quý I và giảm 263.100 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II/2022 là 1,96%, giảm 1,05 điểm phần trăm so với quý I và giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2022 là gần 1,1 triệu người, giảm 41.600 người so với quý I và giảm 112.000 người so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý I và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn 80.000 tỷ đồng vốn chính sách đến tay các hộ nghèo
Ngày 13/1, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết đã giải ngân trên 80.000 tỷ đồng cho hơn 2 triệu lượt hộ vay vốn trong năm 2021.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 608.700 lao động; 1.357 doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh và trả lương cho hơn 379.000 người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19; giúp 37.500 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập...
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cờ đỏ giải ngân vốn vay cho hộ nghèo xã Thới Xuân. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Theo Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng, nhiều địa phương trên cả nước trong năm 2021 phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến cho hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là hoạt động giao dịch xã.
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban điều hành và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ viên chức, người lao động trong toàn hệ thống, NHCSXH đã hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao.
Cụ thể, đến ngày 31/12/2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 256.324 tỷ đồng, tăng 22.779 tỷ đồng so với cuối năm 2020; trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt 24.702 tỷ đồng.
Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 247.970 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2020. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 209.875 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2020, hoàn thành 100% kế hoạch, với gần 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Đến 31/12/2021, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,7% tổng dư nợ tại NHCSXH.
Bà Danh Thị Bông (phải) thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách để chăn nuôi lợn. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Năm 2022, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu toàn hệ thống tiếp tục triển khai đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, tập trung tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao ngay từ đầu năm, gói tín dụng chính sách ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 của Quốc hội, Chính phủ và các chính sách tín dụng để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.
Tổng Giám đốc NHCSXH cũng xác định phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.
Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của ngân hàng là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng quản lý và xử lý nợ trong toàn hệ thống, đảm bảo việc xử lý nợ đúng đối tượng, công bằng, khách quan; quan tâm đến xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan; theo dõi, nắm bắt tình hình thiên tai xảy ra ở các địa phương, những thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh...
Cú sốc Covid-19 tại Việt Nam: Hơn 2,2 triệu lao động bỏ phố về quê Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng triệu người đang trong độ tuổi lao động đã rời các thành phố lớn để về quê vì thất nghiệp hoặc không có việc làm. Cặm cụi nhổ từng khóm sắn để mang bán với giá 5.000 đồng/kg, anh Kiên (trú tại Phú Thọ) cho biết, mình đã có khoảng hơn 10 năm gắn bó với...