Ngành Dệt may Việt Nam: Sẵn sàng nắm bắt thời cơ ‘vàng’
Để có thể tận dụng tốt những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), những năm qua các doanh nghiệp (DN) dệt may (DM) Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên phát triển. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi các FTA đều lấy DM là ngành lợi ích cốt lõi như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU)… Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, năm nay khá thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu (XK) của ngành DM Việt Nam, khi quá trình đàm phán một số FTA kết thúc, cơ hội cho ngành DM ngày càng nhiều hơn. Điển hình như khi TPP được ký kết và có hiệu lực, khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu DM sẽ cắt giảm dần về 0%, thay vì từ 17% đến 20% như hiện nay; khả năng tăng trưởng XK của hàng DM Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tăng lên mức 15%, gần gấp đôi so với mức 7-8%/năm. Với FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, kim ngạch XK DM của Việt Nam được kỳ vọng tăng khoảng 50% trong năm đầu tiên và khoảng 20% trong năm tiếp theo. Trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam có thể vươn lên đạt mức kim ngạch XK tương đương với các nước Bangladesh, Ấn Độ và nằm trong nhóm 5 nước XK DM vào Liên minh Kinh tế Á – Âu.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn DM Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội DM Việt Nam cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành là giữ vững được những thị trường mà Việt Nam có thế mạnh như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; tìm các thị trường mới. Điều đáng mừng là từ đầu năm đến nay, dù xuất khẩu sang Châu Âu, Nhật Bản đều giảm, nhưng DM Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng trong các thị trường này, qua đó khẳng định những ưu điểm trong cạnh tranh của Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội DM Việt Nam, kim ngạch XK từ đầu năm đến trung tuần tháng 8-2015 đạt 13,66 tỷ USD. Chỉ tính riêng tháng 7, kim ngạch XK tăng 12,7%, đạt hơn 2,39 tỷ USD. Như vậy, với tốc độ này trong 8 tháng, kim ngạch XK DM hoàn toàn có thể đạt khoảng 15 tỷ USD. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất sản phẩm DM của Việt Nam. 7 tháng qua, Việt Nam XK sang thị trường này đạt gần 6,3 tỷ USD, chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch XK DM của cả nước, tăng 13,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai, chiếm 11,76% trong tổng kim ngạch, với hơn 1,48 tỷ USD, tăng 5,19%. Tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 7,43%, với 937,75 triệu USD, tăng 1,74%. Xét về thị phần, Việt Nam hiện là quốc gia có thị phần lớn thứ hai tại Mỹ và Nhật Bản, thứ tư tại EU. Đó là 3 khu vực tiêu thụ hàng DM lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Mặt khác, DN DM Việt Nam có thuận lợi là được thông tin đầy đủ về các hiệp định ngay từ những vòng đàm phán đầu tiên trong suốt 5 năm qua. Ngành DM Việt Nam cũng có cán bộ tham gia tư vấn trong đoàn đàm phán hiệp định. Vì thế, khác với các DN trong những lĩnh vực khác, các DN DM Việt Nam, đặc biệt là thành viên Tập đoàn DM Việt Nam luôn được cập nhật thông tin đầy đủ qua các vòng đàm phán TPP, FTA với các nước khu vực ASEAN, Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, cũng như các hiệp định song phương Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhờ đó, các DN đã chuẩn bị kỹ cho việc tận dụng những cơ hội mới từ hiệp định và sẵn sàng cho cạnh tranh.
Đặc biệt là các DN trong tập đoàn đã có sự chuẩn bị tốt cho thị trường riêng của mình, với chiến lược về nguồn nguyên liệu, đáp ứng cao về quy tắc xuất xứ mới từ các FTA, nâng cao năng suất lao động… Điển hình như Công ty cổ phần May Việt Tiến, với thị trường XK chính là Mỹ và EU, thời gian qua DN đã triển khai nhiều giải pháp như mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, thiết bị, chất lượng lao động, chú trọng đến công tác thiết kế, liên kết với nhà cung ứng nguyên vật liệu trong nước để đáp ứng yêu cầu về việc sử dụng nguyên phụ liệu của TPP nhằm tạo ra lợi thế.
Có thể thấy, đây là thời cơ “vàng” để ngành DM phát triển mở rộng, đầu tư chiều sâu nhằm tăng thêm giá trị XK và sức cạnh tranh. Do đó, thay vì phát triển manh mún, ngành DM đang nỗ lực quy hoạch tập trung tất cả các điều kiện về nhân lực, tài chính, xử lý môi trường… nhằm giảm chi phí, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Theo_Hà Nội Mới
Đàm phán thông đêm không tiến triển, Mỹ-Hàn bàn thời cơ dùng B-52
Lực lượng tấn công hạt nhân cũng đã được Bình Nhưỡng điều động trực chiến, Mỹ và Hàn Quốc đang bàn nhau về thời cơ xuất kích B-52 và tàu ngầm hạt nhân.
Donald Trump bình luận gây sốc về khủng hoảng Triều TiênÔng Tập Cận Bình đang mưu tính gì từ cục diện bán đảo Triều Tiên?Báo Hồng Kông: Trung Quốc kéo quân áp sát biên giới Triều Tiên
Cuộc đàm phán thông đêm giữa 2 miền Triều Tiên vẫn đang tiếp tục tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều ngày 24/8 đưa tin, đàm phán giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên thông đêm qua và vẫn đang được tiếp tục nhưng chưa có bất cứ một bước đột phá nào được ghi nhận, trong khi đó Bình Nhưỡng liên tục điều động lực lượng ra biên giới như thời chiến. Lực lượng tấn công hạt nhân cũng đã được Bình Nhưỡng điều động trực chiến, Mỹ và Hàn Quốc đang bàn nhau về thời cơ xuất kích B-52 và tàu ngầm hạt nhân.
Cuộc đàm phán tại Bàn Môn Điếm đã kéo dài 16 giờ liên tục từ 3 giờ 30 phút chiều qua cho đến nay vẫn không bên nào chịu nhượng bộ. Đa Chiều cho rằng việc hai bên đàm phán 16 giờ không nghỉ là dấu hiệu cho thấy cả Bình Nhưỡng và Seoul đều cố gắng khai thác tối đa khả năng đối thoại, nhưng quá trình đàm phán cũng không ít gian nan, chia rẽ giữa 2 miền là vô cùng lớn. Quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết hai bên vẫn đang giằng co, dù không thể nói không tiến triển gì, nhưng cũng không thể khẳng định đã thu hẹp khoảng cách.
Nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc sáng nay tiết lộ với truyền thông, Triều Tiên đã kéo hơn 10 tàu đệm khí từ căn cứ ở huyện Cholsan tỉnh Bắc Pyongan đến vị trí cách đường giới tuyến phía Bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải chỉ 60 km. Những chiếc tàu đệm khí này là phương tiện chuyên chở lực lượng đặc nhiệm thủy quân lục chiến, một trong 3 lực lượng tấn công tinh nhuệ của Bắc Hàn.
Trong khi đó theo Yonhap News ngày 24/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tuyên bố sẽ tiếp tục phát sóng chương trình tâm lý chiến chống Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng chịu xin lỗi mới thôi.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mất hàng triệu đô vì Trung Quốc phá giá tiền Doanh nghiệp trong nước đã bị tác động bất lợi từ việc Trung Quốc liên tục phá giá nhân dân tệ. Theo nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN), khi Trung Quốc (TQ) phá giá nhân dân tệ, những ngành chịu tác động bất lợi nhiều nhất là nông lâm thủy sản, phân bón, sắt thép, khoáng sản, cao su, sản phẩm tiêu...