Ngành công nghiệp tỷ đô Game Livestreaming phát triển vượt bậc giữa tâm bão COVID-19
Khi hầu hết các nhóm ngành chao đảo bởi dịch bệnh COVID-19, ngành công nghiệp Game Livestreaming vẫn phát triển mạnh mẽ.
Nửa đầu 2020, toàn bộ kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với những thay đổi không ngờ đến bởi ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, trong khi hầu hết các nhóm ngành chao đảo và đình trệ bởi dịch bệnh, đây lại là cơ hội vàng để “ngành công nghiệp tỷ đô” – Game Livestreaming phát triển mạnh mẽ.
Hành vi người dùng thay đổi và sự bùng nổ của Gaming do dịch COVID-19
Dịch COVID-19 xuất hiện từ tháng đầu tiên của năm 2020 và gây nên những ảnh hưởng đến toàn xã hội. Tâm lý lo sợ trước sự lây lan của virus, người dùng hạn chế các hoạt động vui chơi bên ngoài hoặc tụ tập ở chốn đông người. Đến tháng 3 và cao điểm là tháng 4 năm nay, với chính sách giãn cách xã hội, hành vi của người tiêu dùng thay đổi hoàn toàn.
Theo số liệu từ Statista (Cổng thông tin trực tuyến về thống kê của Đức), các hoạt động giải trí ngoài trời giảm 19% so với 2019, 43% người dùng giảm thiểu thời gian mua sắm bên ngoài. Tuy nhiên với xu hướng ở nhà nhiều hơn ra ngoài ít hơn này, không phải ngành nghề nào cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Một trong những ngành hiếm hoi phát triển mạnh mẽ hơn trong thời điểm này chính là giải trí trực tuyến. Bên cạnh các hoạt động trên các cộng đồng về phim ảnh, âm nhạc thì nhiều người dùng tìm đến Gaming.
Theo khảo sát, 49% người dùng dành nhiều thời gian trên Internet hơn, 36% người dùng chơi game nhiều hơn, 69% người dùng tăng thời gian sáng tạo và theo dõi các nội dung streaming tại nhà.
Video đang HOT
Sản xuất nội dung livestream game và theo dõi các livestream là hai trong những hoạt động phổ biến nhất trong thời gian cách ly xã hội
Maketing online đi cùng sự phát triển của Gaming Creators
Trước ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19, hầu hết các hoạt động kinh doanh đều được chuyển sang hình thức trực tuyến, đây cũng là lúc Truyền thông – Marketing Online càng được chú trọng và yêu cầu tính hiệu quả cao. Chính vì thế, Influencer Marketing càng có đà mở rộng, bởi cốt lõi của nhóm ngành này diễn ra trên mạng xã hội – nơi gần như không bị ảnh hưởng bởi việc người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn. Trong 4 tháng đầu năm 2020, một trong những mảnh đất vàng đầy tiềm năng đó mang tên “Gaming Creators”- những người sáng tạo nội dung livestream.
Mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung về game trên nền tảng Facebook Gaming
Một trong những nội dung giải trí trực tuyến thu hút được nhiều sự theo dõi của người dùng Internet trong thời điểm cách ly là các nội dung gaming livestream. Trong 4 tháng đầu năm 2020, nền tảng Facebook Gaming, một trong những nền tảng dành riêng cho stream game, đã ghi nhận những con số tăng trưởng vượt bậc. Theo Báo cáo Ảnh hưởng của COVID-19 tại thị trường Việt Nam của Adsota, trong thời gian ngắn, lượng người theo dõi các livestream tăng 67.81%, thời gian theo dõi tăng 18.74%, tương tác tăng 41.61% và lượng reach tăng 66.34% so với 2019. Ngoài ra, các creators trên nền tảng này cũng liên tiếp phá các kỷ lục cá nhân của mình về lượt theo dõi, lượt tương tác và lượt người dùng theo dõi trong cùng một thời điểm.
Gần đây nhất, Nam Blue – một creator của tựa game PUBG Mobile của Facebook Gaming và OTA Network đã ghi nhận kỷ lục 137,000 lượt người theo dõi livestream trong cùng một thời điểm. Những con số này cho thấy sự phổ biến của các nội dung gaming livestream trên nền tảng mạng xã hội thân thuộc Facebook, đặc biệt là khi Facebook Gaming đang chú trọng phát triển ở thị trường Việt Nam.
Facebook Gaming – Nền tảng phát triển số 1 thị trường Livestreaming tại Việt Nam
Facebook Gaming bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam vào năm 2018, và đến thời điểm hiện tại, nền tảng này đã khẳng định được vị thế nhất định của mình. Sau 2 năm phát triển, Facebook Gaming cùng OTA Network đã xây dựng một mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung game (creator/streamer) chất lượng với hơn 300 creators và hơn 80 triệu người theo dõi. Mỗi năm, OTA Network đều tổ chức các hoạt động để kết nối các creators với nhau cũng như để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng này. Những sự kiện như APAC Creator Summit 2019 hay Thailand Gameshow không chỉ kết nối trong nước mà còn đưa các creators vươn ra kết nối với các đồng nghiệp đến từ những đất nước khác. Bên cạnh các hoạt động offline, Facebook Gaming nắm trong tay lợi thế về nền tảng trực tuyến để tổ chức các hoạt động online thành công như giải đấu AOE League: Facebook Gaming Creator Cup, các showmatch thường niên giữa các creator, các custom game giao lưu giữa người hâm mộ và creator.
Creator Misthy tại một buổi phát nước rửa tay miễn phí
Trong thời gian cách ly xã hội, Facebook Gaming và OTA Network tận dụng những lợi thế có sẵn này để làm bàn đạp cho sự lan tỏa của mình, khiến cho Facebook Gaming trở thành một trong những cái tên hàng đầu về nền tảng livestream. Hơn thế nữa, các hot gaming creators cũng xuất hiện trong các sự kiện quảng bá, các chiến dịch xã hội, tự tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như showmatch gây quỹ từ thiện, các buổi phân phát vật tư y tế thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh. Tất cả các hành động này đều cho thấy rõ những ảnh hưởng tích cực của mạng lưới creator lên cộng đồng người chơi game cũng như với toàn xã hội.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, với những nỗ lực xây dựng cộng đồng suốt hai năm có lẻ và khả năng tận dụng các cơ hội của thị trường, gaming creators nói chung và mạng lưới của Facebook Gaming nói riêng đã trở thành một ngôi sao vụt sáng. Bước sang năm thứ 3 hoạt động, chắc chắn OTA Network cùng Facebook Gaming sẽ đem đến những thay đổi mới đầy hứa hẹn, cùng với đó mở ra con đường sự nghiệp tiềm năng cho các bạn trẻ yêu thích game.
Máy chơi game Nintendo cháy hàng vì Covid-19
Mẫu máy game nổi tiếng Nintendo Switch hết hàng tại khắp hệ thống bán lẻ ở Mỹ, trong khi giá máy cũ bị đẩy lên gấp hai, ba lần.
Mẫu máy game giá 299 USD của Nintendo đã cháy hàng tại Amazon, Best Buy, Target tới Walmart, GameStop, Ben Gilbert. Để mua được sản phẩm này, người dùng chỉ còn cách mua lại hoặc tìm kiếm các sản phẩm cũ trên một số trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra là 500 USD, đắt gấp đôi giá niêm yết.
Sự lây lan của Covid-19 và việc nhiều người Mỹ bị phong toả khiến máy game này bị cháy hàng. Từ vài tuần trước, hãng điện tử nổi tiếng của Nhật đã phải lên tiếng xác nhận họđang gặp khó trong việc sản xuất Switch, khiến nguồn cung ra thị trường hạn chế và có thể xảy ra tình trạng khan hàng.
Máy chơi game của Nintendo cháy hàng và giá máy cũ bị đẩy lên cao gấp đôi giá gốc.
90% lượng máy Nintendo Switch cung cấp cho thị trường Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất đầu 2020. Trong tháng 2, toàn bộ quá trình sản xuất máy game tại Trung Quốc bị đình trệ vì dịch bệnh. Tới tháng 3, khi các nhà máy ở Trung Quốc hoạt động trở lại thì nhu cầu mua sắm Nitendo Switch tại Mỹ lại tăng vọt, khi hầu hết người dân phải ở nhà và việc chơi game là cách mau qua thời gian hiệu quả, Niko Partners, chuyên gia phân tích từ Danile Ahmad giải thích.
Theo kế hoạch kinh doanh ban đầu trong 2020, Nintendo dự tính bán ra trung bình 1,7 triệu máy game mỗi tháng. Tuy nhiên, việc người Mỹ bị cách ly và yêu cầu ở nhà tránh dịch đã đẩy nhu cầu tiêu thụ của Switch trong tháng ba lên 2,5 triệu máy và có thể tăng nữa trong tháng 4.
Tại Việt Nam, máy chơi game và trò chơi điện tử cũng là mặt hàng có lượng tiêu thụ tăng thời gian gần đây. Riêng giá của dòng máy Nintendo Switch bản 2019 đã được đẩy lên cao hơn 1,5 triệu đồng so với cuối năm ngoái. Tại một số cửa hàng ở Hà Nội, phiên bản tiêu chuẩn giá 9,5 triệu đồng thay vì 8 triệu đồng.
Tuấn Anh
Ở nhà cách ly, Yui Hatano khoe tài nấu nướng, phòng chơi game với fan hâm mộ Mới đây, Yui Hatano đã khoe góc chơi game tại gia của mình trong thời gian cách ly xã hội tại Nhật. Hiện nay, dịch COVID-19 đang lây lan vô cùng mạnh mẽ và lan rộng trên khắp thế giới. Khởi đầu từ các quốc gia châu Á, giờ đây nó đã lan ra khắp toàn cầu, hầu như không có quốc gia...