Ngành công nghiệp Trung tâm Dữ liệu sẽ có nhiều thay đổi vào năm 2023
Theo các chuyên gia tại Vertiv, các Trung tâm Dữ liệu sẽ phải đối mặt với nhiều quy định cũng như sự giám sát của bên thứ ba vào năm 2023.
Ngành công nghiệp Trung tâm Dữ liệu sẽ phát triển theo các xu hướng sau.
Các Trung tâm Dữ liệu sẽ đối mặt với nhiều qui định quản lý về mức tiêu thụ năng lượng: Hiện nay, các trung tâm dữ liệu được ước tính chiếm tới 3% lượng điện tiêu thụ toàn cầu và dự kiến sẽ chạm mức 4% vào năm 2030. Các cơ sở hyperscale trung bình tiêu thụ 20-50MW hàng năm – về lý thuyết, lượng điện tiêu thụ này để cung cấp năng lượng điện cho 37.000 ngôi nhà.
Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, hiệu quả sử dụng nước (WUE) của một Trung tâm Dữ liệu trung bình sử dụng hệ thống làm mát bay hơi là 1,8 lít mỗi kWh, đồng nghĩa với việc tiêu thụ đến 3-5 triệu gallon nước mỗi ngày, tương đương với công suất sử dụng của một thành phố 30.000-50.000 người.
Việc tiêu tốn quá nhiều năng lượng điện và nước trong quá trình hoạt động đã buộc các chính quyền địa phương phải xem xét kỹ và áp dụng nhiều qui định để quản lý việc tiêu thụ nguồn tài nguyên này của các Trung tâm Dữ liệu. Trên thực tế, chính phủ Dublin, Ireland và Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp và áp dụng nhiều qui định để kiểm soát việc sử dụng điện và mức tiêu thụ nước lớn của Trung tâm Dữ liệu, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị hạn hán.
Xây dựng các Trung tâm Dữ liệu theo dạng mô-đun và thuê chỗ vận hành: Theo nhận định của các chuyên gia tại Vertiv, các nhà khai thác hyperscale cũng như các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã và đang có xu hướng “outsource” (thuê ngoài) chỗ đặt máy trạm, server,… từ các nhà cung cấp mặt bằng, để tận dụng kiến thức chuyên môn. Các đơn vị này sẽ tiêu chuẩn hóa hệ thống vận hành thông qua các thành phần mô-đun, chẳng hạn như mô-đun nguồn, hệ thống làm mát, thanh trượt, máy trạm, server,… đến các cơ sở cho thuê.
Video đang HOT
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Omdia cho thấy, 99% đơn vị điều hành Trung tâm Dữ liệu doanh nghiệp cho biết các thiết kế trung tâm dữ liệu mô-đun, đúc sẵn sẽ là một phần trong chiến lược phát triển và xây dựng các Trung tâm Dữ liệu của họ trong tương lai.
Giảm thiểu sự phụ thuộc vào máy phát điện: Các công ty trong ngành công nghiệp Trung tâm Dữ liệu đã và đang nghiên cứu phát triển những hệ thống Trung tâm Dữ liệu có mức tiêu thụ điện năng thấp nhất có thể, cố gắng giảm thiểu lượng phát thải cacbon do phải sử dụng máy phát điện vận hành bằng dầu Diesel trong một số trường hợp nhất định. Một số Trung tâm Dữ liệu hiện đang sử dụng pin để giúp cho hệ thống có thể hoạt động được tối đa 5 phút trong trường hợp bị mất điện.
Và theo Vertiv dự đoán, vào năm 2023, pin nhiên liệu hydro sẽ là giải pháp cấp điện phụ thay thế cho máy phát điện chạy dầu Diesel hiện nay. Ban đầu, những pin nhiên liệu này sẽ hoạt động giống như một máy phát điện, cung cấp hỗ trợ tải tạm thời, về sau thì hứa hẹn mang đến hoạt động bền vững hoặc thậm chí liên tục.
5G có thể đáp ứng được các ứng dụng metaverse ở mạng biên: Trong Dự báo Doanh thu và Đăng ký Di động năm 2022, Omdia, công ty nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực Trung tâm Dữ liệu, đã đưa ra dự đoán gần một nửa tổng số đăng ký di động – hơn 5,8 tỷ sẽ là 5G vào năm 2027, thúc đẩy điện toán ngày càng gần hơn với người dùng. Metaverse là một ứng dụng tìm kiếm một mạng điện toán siêu dày đặc với độ trễ thấp. Vào năm 2023, các nhà khai thác metaverse sẽ tận dụng mạng 5G để kích hoạt các tính năng có độ trễ cực thấp mà ứng dụng yêu cầu.
Việc đẩy mạnh tận dụng ưu thế của công nghệ 5G sẽ đòi hỏi nguồn năng lượng cao hơn để cung cấp cho các hệ thống máy tính vận hành. Khi các hệ thống máy trạm ở mạng biên ngày càng phức tạp thì cơ sở hạ tầng cũng phải thay đổi theo. Điều này sẽ bao gồm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, hệ thống lập kế hoạch và quản lý thực tế ảo, đồng thời tăng cường áp dụng các hệ thống UPS lithium-ion, một thị trường mới trong ngành công nghiệp Trung tâm Dữ liêu đang chứng kiến mức tăng trưởng doanh số 2% vào tháng 8/2021 lên 8% vào tháng 8 năm 2022, theo số liệu ghi nhận từ công ty nghiên cứu thị trường IDC.
Một đại gia trong nhóm "tứ đại quyền lực" công nghệ thế giới muốn xây trung tâm dữ liệu tỷ USD ở Việt Nam
Các trung tâm dữ liệu này sẽ phục vụ cho các dịch vụ như: chơi game trong thời gian thực, phát video trực tiếp, xe tự hành và thực tế ảo...
Amazon - một trong "tứ đại quyền lực" về công nghệ thế giới (cùng với Facebook, Apple, Google) - có kế hoạch bổ sung mạng lưới các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng cách xây dựng các trung tâm dữ liệu khu vực, công ty con trong lĩnh vực điện toán đám mây của Amazon nói với Nikkei Asia.
Amazon Web Services (AWS) cung cấp cho khách hàng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật số, chẳng hạn như lưu trữ và xử lý dữ liệu. Giống như các đối thủ cạnh tranh lớn - Microsoft và Google hay Alibaba Group Holding và Tencent - AWS đang chạy đua để xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, trị giá hàng tỷ USD ở châu Á.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Phil Davis, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS, cho biết công ty của ông đã nhận ra một cơ hội mới: "Chúng tôi đang thấy nhiều quốc gia nhỏ hơn có thể không cần đến các trung tâm siêu dữ liệu. Họ cần các trung tâm dữ liệu khu vực hơn".
Amazon đã thông báo họ sẽ xây dựng 10 trung tâm dữ liệu khu vực địa phương ở 6 quốc gia: Úc, Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Phil Davis, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Amazon Web Services: "Chúng tôi đang có lợi thế đáng kể so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác." (Ảnh: AWS)
Các trung tâm dữ liệu địa phương của Amazon nhỏ hơn các trung tâm siêu dữ liệu của, mà công ty gọi là Trung tâm dữ liệu khu vực AWS (AWS Regions).
Các trung tâm khu vực này bao gồm một cụm các cơ sở trung tâm dữ liệu, cung cấp cho khách hàng khả năng dự phòng và khả năng phục hồi. Amazon đã tiêu tốn hàng tỷ USD để xây các trung tâm này.
Ông Davis cho biết AWS sẽ tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm khu vực và công ty đã thông báo sẽ bổ sung các trung tâm siêu dữ liệu ở Auckland và thành phố Hyderabad của Ấn Độ.
Bằng cách xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu khu vực, Davis cho biết, AWS sẽ có thể củng cố vị thế của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các trung tâm khu vực sẽ cho phép khách hàng AWS chạy các dịch vụ như: chơi game trong thời gian thực và phát video trực tiếp, cũng như các ứng dụng mới - bao gồm lái xe tự hành và thực tế ảo - trong toàn khu vực.
Davis nói, khách hàng sẽ có thể "xây dựng và triển khai các ứng dụng yêu cầu độ trễ chỉ vài ms". Các trung tâm dữ liệu địa phương có thể giúp người dùng tuân thủ chặt hơn các quy định và yêu cầu về chủ quyền dữ liệu. Hiện nay, Việt Nam cũng đang có kế hoạch đưa ra các quy tắc các quy tắc mở, quản lý việc sử dụng và truyền tải dữ liệu.
Kể từ khi Amazon đi tiên phong trong dịch vụ điện toán đám mây cách đây 16 năm, AWS đã phát triển và mang về nguồn lợi nhuận lớn cho Amazon.
Cuộc đua làm trung tâm dữ liệu ở Việt Nam Nguồn dữ liệu lớn được tạo ra bởi nền kinh tế số đang phát triển như Việt Nam cần nơi lưu trữ. Nhu cầu càng lớn, cuộc đua làm trung tâm dữ liệu càng thu hút thêm nhiều 'tay chơi' tham gia. Việt Nam được hãng nghiên cứu thị trường Research and Markets đánh giá là 1 trong 10 thị trường mới nổi...