Ngành công nghiệp thời trang tìm cơ hội giữa mùa dịch
COVID-19 chắc chắn đã khiến ngành công nghiệp thời trang bị chấn động, thua lỗ và rơi vào khủng hoảng. Thế nhưng, đây cũng là lúc chúng ta nên nhìn nhận lại khái niệm về thời trang và trách nhiệm của con người đối với mẹ thiên nhiên.
Quên đi sự phù phiếm
Đầu thế kỷ XX, Coco Chanel đã tạo ra các trang phục haute couture làm từ vải thô do chiến tranh thế giới khiến nguồn nguyên liệu bị khan hiếm. Quần lót nam ngày nay cũng ra đời theo cách tương tự. Phát kiến của Coco Chanel đã giúp phụ nữ bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới khi đồ lót trở nên thoải mái hơn bao giờ hết và khẳng định Chanel là một thương hiệu của sự sáng tạo.
Năm 1918 – giai đoạn cúm Tây Ban Nha hoành hành dữ dội nhất, khẩu trang y tế đã trở thành vật không thể thiếu của mọi nhà nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các xu hướng thời trang trong thập niên 1930 và 1940 thì bị ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh chính trị đương thời và sự mơ hồ về tương lai của con người. Bị hạn chế về phương tiện, nguyên liệu cùng với việc đề cao tính tiết kiệm, các nỗ lực sáng tạo được xem là phương thức phản ánh cảm xúc của con người khi cảm thấy tù túng.
Do lệnh phong tỏa, hầu hết mọi người chỉ khoe phong cách thời trang ở nhà của mình lên mạng xã hội
Vào thời chiến, các tấm bản đồ Evade and Escape được in trên chất liệu lụa để dễ giấu trong trang phục của những người lính. Chiến tranh kết thúc, chúng được tái sử dụng để làm trang phục vào cuối thập niên 1940, dù các nguyên liệu khác vẫn được phân phối bình thường.
Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng chúng ta hiện đang trải qua chắc chắn sẽ tạo ra thay đổi trong cách nhìn nhận thời trang. Giống như ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh và đại dịch trong quá khứ, chúng ta cũng sẽ phải tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, tính thực tế được đặt trên sự phù phiếm.
Sara Maino – Phó tổng biên tập tạp chí Vogue, Ý – gần đây đã tuyên bố: “Chúng ta đã không tôn trọng trái đất cho đến lúc này. Đại dịch COVID-19 là một thông điệp nhưng đáng tiếc lại là một thông điệp quá nặng nề và chết chóc. Chúng ta phải thay đổi. Mọi người đều cho rằng sự thay đổi sẽ diễn ra dần dần nhưng điều đó không đúng. Thay đổi phải được thực hiện ngay bây giờ và nhanh chóng.
Một thiết kế trong bộ sưu tập New Looks của Dior vào thập niên 40 thế kỷ trước
Video đang HOT
Hậu khủng hoảng là cách mạng
Giống như thiết kế New Looks của Christian Dior ngay sau Đệ nhị thế chiến, thời trang hậu COVID-19 có thể bao gồm các chất liệu sặc sỡ, sự táo bạo trong thiết kế và không bị giới hạn bởi những quan điểm thông thường. Người ta sẽ tập trung nhiều hơn vào sự tiện dụng, bền, có thể tái chế, phù hợp yêu cầu về sức khỏe và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Các nguồn lực sẽ không còn được chi cho những chiếc váy mỏng manh, đắt tiền và… vô nghĩa nữa.
Các tấm bản đồ từng được trang bị cho các chàng lính vào Đệ nhị thế chiến đã được tái sử dụng sau đó
Con người là những sinh vật có thói quen làm theo đám đông. Chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi hành động của người khác. Tuy nhiên, việc phong tỏa hiện nay mang đến một lợi ích: sự đình trệ của ngành công nghiệp thời trang thúc đẩy người tiêu dùng nhận ra rằng họ không cần phải chạy theo xu hướng một cách cuồng nhiệt nữa.
Chúng ta có thể đã biết nhưng chưa bao giờ thực sự thừa nhận cuộc sống vốn rất mong manh. Điều quý giá chúng ta nên trân trọng là sức khỏe, gia đình, nhà cửa, thực phẩm chứ không phải các bộ sưu tập haute couture mới nhất trị giá hàng trăm ngàn USD.
Thu nhập bị ảnh hưởng do COVID-19, chúng ta buộc phải đầu tư vào những hàng hóa thiết yếu hơn và sáng tạo hơn với những gì đã có. Điều đó đồng nghĩa với sự phát triển của thời trang bền vững.
Một cặp đôi với phụ kiện là khẩu trang vào năm 1918
Chúng ta đã nhìn thấy nhiều cửa hàng toàn cầu đóng cửa, giảm giá cổ phiếu, các chương trình thời trang và các sự kiện bị hoãn lại. Một công cuộc cải tổ lớn sẽ xảy ra. Để duy trì hoạt động, các thương hiệu sẽ cần phải thay đổi và thích nghi.
Khi bảng quy tắc bị tháo gỡ, mọi thứ đều được cho phép. Thời trang có thể trở lại vẻ đẹp ban đầu của nó: một biểu hiện của cá tính. Và trong khi quá trình đó diễn ra, chúng ta hy vọng rằng trái đất sẽ có thể chữa lành thêm một số thứ nữa.
Virus corona ảnh hưởng đến ngành thời trang thế giới như thế nào?
Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra là nguyên nhân khiến các tuần lễ thời trang trên thế giới có thể bị trì hoãn vô thời hạn.
"Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), chúng tôi thường thấy khoảng 600-800 người đi bộ qua cửa, trong đó có đến 90-120 khách vào mua hàng" là báo cáo mới nhất của Vogue khi thực hiện cuộc khảo sát trước dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Chỉ sau một thời gian ngắn, bức tranh tấp nập ở Sanlitun - khu mua sắm sầm uất bậc nhất Bắc Kinh - đã biến mất chỉ vì virus mang tên corona.
Hiện tại, 5 người vào xem đồ cũng trở nên quá xa xỉ với các hãng thời trang tại đất nước đông dân nhất thế giới.
Sanlitun từng là khu mua sắm sầm uất tại Trung Quốc trước khi có dịch. Ảnh: Stringer.
Không chỉ vấn đề tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc, việc đảm bảo các đơn đặt hàng của các hãng thời trang lớn ở châu Âu cũng gặp khó khăn.
Thông thường, hầu hết đơn đặt hàng bộ sưu tập mùa thu 2020 từ châu Âu đến vào tháng 2. Việc sản xuất sẽ diễn ra tại Trung Quốc để kịp giao hàng vào tháng 4. Hiện tại, mọi hoạt động có thể bị trì hoãn đến tháng 5 hoặc tháng 6.
Gillian Meek - chủ tịch của hãng giày Keds - cho biết công ty đã phải tổ chức cuộc họp gấp lúc nửa đêm để bàn về các chiến dịch sắp tới.
"Châu Á thực sự quan trọng với chúng tôi", vị đại diện nói.
Beth Cross - CEO của thương hiệu giày Ariat - thừa nhận Trung Quốc là đối tác sản xuất chính của công ty. Người này cho biết mọi thứ trở nên hỗn loạn khi một số nhân sự về Trung Quốc mà không biết bao giờ mới quay lại. Bên cạnh đó, các nhà máy công ty này hợp tác tại Trung Quốc cũng đóng cửa, không có dấu hiệu mở trở lại.
Trước cơn khủng hoảng vì virus corona, chủ tịch và giám đốc điều hành LVMH - Bernard Arnault - phát biểu: "Nếu được giải quyết trong vòng 2 tháng tới, mọi thứ sẽ không khủng khiếp. Còn 2 năm thì là câu chuyện khác".
Nhiều người trong ngành cũng đã chia sẻ mối quan tâm về việc liệu các chương trình thời trang lớn sắp tới như Tuần lễ thời trang Milan (cuối tháng 2) và Tuần lễ thời trang Thượng Hải (cuối tháng 3) có bị hoãn để ngăn chặn khả năng lây lan virus.
Việc hoãn các show trình diễn thời trang cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng thời trang.
Các show diễn thời trang lớn có thể bị hoãn. Ảnh: CGTN.
Theo nghiên cứu của Bain & Company, 35% các giao dịch mua hàng xa xỉ (thời trang, đồng hồ và trang sức) vào năm 2019 được thực hiện tại Trung Quốc hoặc bởi các công dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.
Ngành công nghiệp thời trang xa xỉ toàn cầu vốn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh sản xuất và tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc. Theo nhiều báo cáo, đất nước này cũng là nơi cung cấp hơn một nửa số sản xuất dệt may trên thế giới. Tuy nhiên, mọi thứ đã chậm lại trước tình hình virus lây lan rộng.
Theo news.zing.vn
Quần legging từng bước chinh phục làng mốt Xuất hiện từ thế kỷ 14, quần legging không ngừng được cải tiến, chinh phục giới yêu thời trang. Legging vốn là trang phục dành cho đàn ông, xuất hiện lần đầu tiên tại Scotland vào thế kỷ 14. Ban đầu, chúng được may thành hai mảnh như hai ống quần riêng biệt bằng da, sử dụng trong cả đời thường lẫn quân...