Ngành công nghiệp âm nhạc tăng trưởng năm thứ 5 liên tiếp, trị giá lên đến 20 tỉ USD
Những tháng đầu tiên của năm 2020 ghi nhận tình hình thiệt hại vô cùng nặng nề của các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, trong đó có cả âm nhạc.
Nhưng ít nhất thì trong những năm gần đây, ngành thương mại âm nhạc đã phát triển không ngừng. Đây được xem như một nền tảng vững chắc để nền công nghiệp âm nhạc nhanh chóng phục hồi trở lại sau khi đại dịch qua đi.
Vào ngày 4/5, IFPI (Liên đoàn Công nghiệp Thu âm Quốc tế) vừa công bố báo cáo âm nhạc toàn cầu về toàn cảnh tình hình của ngành công nghiệp trong năm 2019 vừa qua. Theo đó, doanh số âm nhạc toàn cầu đã tăng trưởng ở năm thứ 5 liên tiếp vào năm 2019. Theo đó, lần đầu tiên số liệu của mảng nhạc trực tuyến chiếm đến hơn một nửa tổng lợi nhuận của tất cả các hãng.
Tổng doanh thu của nền công nghiệp âm nhạc thế giới đã đạt mức 20,2 tỉ USD, tăng 8,2% so với năm trước đó. Trong đó lợi nhuận của mảng streaming tăng đến 23%, nâng giá trị lên đến 11,4 tỉ USD, chiếm 56% tổng doanh thu trong khi mảng bán đĩa vật lý lại giảm 5%. Điều này có nghĩa là sau khi chạm đáy ở mốc 14,3 tỉ vào năm 2013, ngành công nghiệp âm nhạc gần như đã trở lại thời kì đỉnh cao năm 2003 với lợi nhuận toàn cầu đạt 20,3 tỉ (không tính đến lạm phát).
Tổng doanh thu của nền công nghiệp âm nhạc thế giới đã tăng 8,2% so với năm trước đó.
Đặc biệt chú ý đến các hãng thu âm ngày càng phụ thuộc vào những nền tảng nghe nhạc trực tuyến như Spotify hay Apple Music, IFPI cho biết doanh thu từ việc đăng ký của khách hàng đã tăng 24% trong năm 2019, chiếm 40% tổng thu nhập của các hãng đĩa. Hiện tại, số người dùng của các dịch vị stream nhạc có trả phí trên toàn thế giới đã lên đến 341 triệu người, tăng 34% so với năm 2018.
Video đang HOT
Không kể đến các dịch nghe nhạc trực tuyến, lợi nhuận của mảng nhạc số giảm 15% do sự sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường của mảng tải nhạc. Hình thức này đang dần lỗi thời cũng như chỉ chiếm còn 5,9% trên tổng doanh thu âm nhạc toàn thế giới. Ngành công nghiệp thương mại CD và đĩa than đã đạt đến 4,4 tỉ USD, chiếm 22% tổng thị trường toàn cầu. Lợi nhuận từ mảng tác quyền biểu diễn âm nhạc giảm 3,6% xuống còn 2,6 tỉ USD, chiếm 12,6% tổng thị trường.
Các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến ngày càng được ưa chuộng và đem lại nhiều lợi nhuận.
Trên tất cả các thị trường âm nhạc trên thế giới, Mỹ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu với mức tăng trưởng 10,5%, Nhật Bản xếp ngay sau đó dù chỉ giảm 0,9% do doanh số đĩa vật lý. Xếp thứ ba và thứ tư lần lượt là hai nước Anh (tăng 7,2%) và Đức (tăng 5,1%). Các vị trí còn lại trong top 10 bao gồm Pháp (tăng 3,9%), Hàn Quốc (tăng 8,2%), Trung Quốc (tăng 16%), Canada (tăng 8,1%), Úc (tăng 6%) và Brazil (tăng 13,1%).
Trong năm thứ 5 liên tiếp, Mỹ Latin tiếp tục là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất với mức tăng trưởng đạt 18,9%. Trong đó, ba thị trường chính của khu vực này đều có doanh thu tăng mạnh là Brazil (tăng 13,1%), Mexico (tăng 17,1%) và Argentina (tăng 40,9%). Bên cạnh đó, Mỹ Latin còn là thị trường ghi nhận mức độ tăng trưởng ở mảng streaming cao nhất. Ngoài ra, châu Âu là khu vực có tốc độ phát triển nhanh thứ hai với mức tăng 7,2%.
Báo cáo âm nhạc toàn cầu của IFPI vốn dự kiến được công bố vào tháng 3/2020.
Bản báo cáo âm nhạc toàn cầu này của IFPI vốn được dự kiến công bố vào tháng Ba, nhưng đã bị hoãn lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chia sẻ về việc cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thu âm như thế nào, giám đốc điều hành của IFPI – ông Frances Moore cho biết: “ Đại dịch này đưa ra những thách thức không thể tưởng tượng nổi chỉ trong vài tháng. Trước thảm kịch toàn cầu, cộng đồng âm nhạc đã đoàn kết lại để đứng sau những nỗ lực hỗ trợ cho những ai bị ảnh hưởng. Đây là sự ưu tiên quan trọng, dài hạn. Bởi các công ty thu âm trực thuộc của chúng tôi đã và đang làm việc để tiếp tục hỗ trợ sự nghiệp của các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhân viên trong ngành trên toàn thế giới”.
Bị tố cáo thâu tóm BXH nhạc số, nhiều sao Kpop như BOL4, Lee Gikwang (Highlight) đồng loạt lên tiếng
Tại một buổi họp báo trong khuôn khổ bầu cử quốc hội vào ngày 8/4, một ứng cử viên đã lên tiếng tố cáo công ty maketing Creativer đang trá hình thực hiện các hành động gian lận nhạc số cho một số nghệ sĩ để được thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng.
Trước thông tin nhạy cảm này, hàng loạt nghệ sĩ liên quan đã cùng lên tiếng.
Người này cho biết thông qua 5 tháng tìm hiểu, ông đã xác định được có tổng cộng 1,716 tài khoản Daum và Melon của người dân Hàn Quốc được sử dụng để thực hiện tao túng các bảng xếp hạng nhạc số. Các nạn nhân bị hack tài khoản thuộc mọi độ tuổi và giới tính, rơi vào khoảng năm sinh từ 1935 đến 2003.
Theo đó, cách thức thực hiện đó chính là lợi dụng thời gian có ít hoạt động nhất trên các trang âm nhạc từ 9 giờ cho đến 11 giờ tối để thực hiện hành động gian lận. Các hình thức bao gồm thực hiện tìm kiếm để ca khúc có thể lọt vào top tìm kiếm trên trang Melon, streaming (nghe nhạc trên ứng dụng) và tải về. Để tránh bị buộc tội thao túng, công ty Creativer cũng thực hiện việc tiếp thị cũng như phát đồng thời ca khúc của một số nghệ sĩ khác để không bị nghi ngờ.
Gian lận nhạc số và thâu tóm bảng xếp hạng đang là vấn đề nhức nhối của thị trường âm nhạc Hàn Quốc.
Các công ty đứng ra nhận dịch vụ này thường sẽ mượn và phân vùng máy chủ nhằm có thể mở được nhiều cửa sổ hơn để phát nhạc. Hoặc họ sẽ đánh tráo khái niệm khiến cho các thao tác trên máy tính được nhận diện như trên điện thoại để có thể dễ dàng hơn trong việc gian lận nhạc số. Họ sẽ tập trung streaming cho một số các nghệ sĩ nhất định. Không chỉ thao túng kết quả của các BXH trực tuyến, những người đứng sau chuyện này còn "nhúng tay" vào cả những kết quả tìm kiếm theo thời gian thực, lượng bình chọn theo thời gian thực và cả bình luận trên các trang cộng đồng.
Dù nổi tiếng và được công chúng Hàn Quốc hết mực yêu thích nhưng BOL4 vẫn bị tố có thực hiện hành vi gian lận nhạc số.
Theo như cáo buộc, các nghệ sĩ được đưa vào diện tình nghi đã sử dụng dịch vụ gian lận nhạc số bao gồm Ko Seung Hyung, nhóm GWSN, nhóm Bad Kidz, nhóm BOL4, Song Ha Ye, Young Tak, YOYOMI, So Hyang, Ali, và Lee Gikwang (Highlight). Sau thông tin trên, công ty chủ quản của những nghệ sĩ trên đều đồng loạt phủ nhận và cho biết sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý mạnh mẽ để chống lại lời đồn đoán sai lệch.
Được biết sắp tới, 1,716 tài khoản Melon và Daum bị hack thông tin sẽ được công khai. Những thông tin về máy chủ cũng như địa chỉ IP của các tài khoản này đã sớm được xác định và sớm thôi sẽ được gửi đến cơ quan điều tra để cho ra kết qua công bằng nhất.
Anna
BTS có thể "cá kiếm" được 1,1 tỉ USD trong mùa dịch COVID-19 nếu tổ chức concert theo hình thức này Toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19. Comeback bị trì hoãn, concert hay các tour diễn đều rơi vào thế phải hủy bỏ hoặc dời ngày phù hợp hơn. Theo như ước tính, ngành công nghiệp âm nhạc gần như đã phải chiụ sự tổn thất lớn lên đến...