Ngành Công an đồng hành xuyên suốt cùng người miền Trung chống chọi, vượt qua bão lũ
Ngay khi nhận được thông tin bão sẽ đổ vào các tỉnh miền Trung, Bộ Công an đã tức tốc ký Công điện số 23 gửi công an tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Trị đến Kiên Giang, yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ và tiếp cận cứu hộ, giúp dân. Bao nhiêu ngày miền Trung chìm trong bão lũ là bấy nhiêu ngày lực lượng công an thức trắng, túc trực 24/24 tại các nơi đỉnh lũ, vùng lũ bị cô lập đồng hành, làm chỗ dựa cho dân. Lũ đến và đi cuốn trôi dường như tất cả, để lại nhiều đau thương nhưng không thể cuốn trôi tình người!
Mưa lớn đã khiến hàng loạt tỉnh Trung Bộ ngập lụt sâu.
Tại Quảng Ngãi: Trong 2 ngày 15 và 16-12, trước tình hình lũ lên nhanh nhấn chìm, cô lập hàng trăm khu dân cư ở tỉnh Quảng Ngãi, lực lượng Công an các huyện, thành phố Quảng Ngãi đã tập trung đến các khu dân cư đang bị nước lũ, di chuyển nhân dân đến nơi an toàn.
Cán bộ chiến sĩ bất chấp hiểm nguy, oằn mình trong đêm vào vùng lũ cô lập, tiếp cận từng nhà dân cứu hộ ra khỏi vùng đỉnh lũ
Đặc biệt tại một số thôn bị nước tràn cô lập, như xã Phổ Minh, Công an xã phối hợp Công an viên dùng nhiều ghe chia ra khắp thôn, luồng lách tránh dòng nước xoáy từ sông Trà Câu đổ vào, đưa các cụ già, phụ nữ, trẻ em đến vùng cao tránh bão. Bên cạnh cứu hộ người dân, lực lượng công an còn cứu trợ, đem nước suối, mì tôm đến các nhà ngập lụt để người dân chống đói, khát; đồng thời túc trực 24/24 đã chốt chặn canh chừng, ngăn chặn không cho người và phương tiện vào vùng nguy hiểm. Bà Nguyễn Thị Lan, xã Đức Minh vừa được đội cứu hộ ra khỏi vùng bão lũ, bà mừng nói ngay: “May nhờ các chú công an cứu hộ, chứ thân già này neo đơn một mình mà lũ dâng cao sợ quá”.
Lực lượng cứu hộ đưa người già thoát khỏi vùng lũ
Trong những ngày xảy ra mưa lũ, lực lượng Công an địa phương luôn có mặt tại những điểm ngập sâu, chia cắt chốt chặn, giúp người dân sơ tán, đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con. Những đợt, mưa lớn, kèm theo việc xả lũ thủy điện, hồ chứa khiến hàng trăm trường học trên địa bàn Quảng Ngãi bị ngập nặng. Việc dạy và học bị ngưng trệ, cơ sở vật chất nhiều nơi hư hỏng.
Video đang HOT
Ngay sau khi lũ rút, lực lượng Công an có mặt tại nhiều điểm trường THCS, Tiểu học và mầm non thu dọn bùn đất, vệ sinh trường lớp… giúp giáo viên và học sinh sớm trở lại trường. Cô giáo Nguyễn Thị Tiệm, Hiệu trưởng Trường mầm non xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành xúc động: “Nhờ lực lượng Công an, việc dọn bùn rất nhanh. Và nhờ Công an có động lực cho các cô vui vẻ, phấn khởi. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí công an nên bây giờ các phòng học rất sạch sẽ”.
Lũ vừa đi, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Nghĩa Hành lại tiếp tục dọn dẹp vệ sinh trường học, giúp dân khắc phục thiệt hại mưa lũ gây ra
Tại Bình Định: Mưa lớn liên tục, kéo dài, khiến nhà cửa, hoa màu của nhân dân ngập sâu trong nước. Trong cơn bão lũ này, 1.041 cán bộ, chiến sĩ đã túc trực 24/24 để giúp dân. 21 giờ đêm, vừa nhận được tin báo của nhân dân xã Cát Tân, huyện Phù Cát, đoạn đê phía tây cầu Nha Đái thuộc hệ thống sông La Vĩ bị xói lở dài khoảng 50m. Lực lượng công an huyện đã có mặt ngay lập tức, phối hợp Cảnh sát cơ động của tỉnh tiến hành đắp đê ngăn dòng nước lũ, không để xói lở ra diện rộng.
Sát cánh với nhân dân giữa lúc ngặt nghèo, tại xã biển Cát Khánh, huyện Phù Cát, các cán bộ, chiến sĩ đội mưa vận chuyển dầu từ các tàu của ngư dân bị sóng biển đánh vỡ vào bờ; tháo dỡ ván và các thiết bị từ tàu bị hỏng đưa vào đất liền, giúp ngư dân sắp xếp ghe tàu đậu, tránh bị sóng va. Mưa, lũ đi qua, cán bộ chiến sĩ lại tiếp tục tham gia thực hiện trục vớt các tàu cá và bè nuôi thủy sản của người dân bị nước lũ cuốn trôi, mắc kẹt.
Công an, bộ đội dầm mình trong lũ trục vớt tàu cho dân
Bao giờ cũng vậy, bão lũ đến và đi để lại cho người dân biết bao nỗi đau. Đồng hành, gắn bó, sống chung và chạy lũ cùng dân, không chỉ cán bộ chiến sĩ các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị hiểu rõ cảnh khổ sở của hàng ngàn người dân các tỉnh miền Trung khó nhọc, vật lộn với cuộc sống sau bão, mà ngành công an, đặc biệt là người đứng đầu ngành luôn hiểu những điều đó.
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.
Chính vì vậy, để chung tay xoa dịu những nỗi đau của người dân miền Trung, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, tại Học viện CSND, Bộ trưởng Tô Lâm đã tiên phong, trích tiền từ phần lương của mình ủng hộ, chia sẻ với nhân dân như một phần tiếp sức bà con vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Ngay sau đó, mỗi cán bộ, sỹ quan và học viên Học viện CSND đồng lòng ủng hộ 01 ngày lương, giúp nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Mặc dù số tiền 450 triệu đồng cá nhân Bộ trưởng Tô Lâm và các thành viên Học viện CSND ủng hộ không nhiều, không đủ để người dân miền Trung khắc phục hết tất cả các tài sản mà bão lũ đã cuốn trôi. Nhưng, với số tiền này, đủ để xây 15 căn nhà chống lũ, đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho 15 gia đình khốn khổ. Và tin chắc rằng, sau hành động tiên phong của người đứng đầu ngành công an, tinh thần tương thân, tương ái trong lực lượng công an nhân dân sẽ được lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh thần tương thân, tương ái lan tỏa mạnh mẽ trong lực lượng công an nhân dân
Sự chung tay hôm nay của lực lượng công an đã nói lên một điều: Lòng trắc ẩn của con người không bao giờ cạn, nó luôn được khơi lên trước những bi kịch thiên tai và nỗi đau của con người!
Nhả Hương
Theo Danviet
Lũ trên sông dâng cao, nhiều tuyến đường bị chia cắt
Sáng 2/11 Chi cục Phòng, chống thiên tai (PCTT) khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết, hiện lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi đang xuống. Ngược lại, lũ trên các sông ở Quảng Nam, Bình Định đang lên.
Nhiều tuyến đường tại tỉnh Quảng Bình vẫn còn đang chia cắt
Dự báo lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi tiếp tục xuống. Mực nước sông Gianh tại trạm Mai Hóa xuống mức 3,5m, trên BĐ1 0,5m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 2,2m, ở mức BĐ2.
Các sông ở Quảng Trị, Quảng Ngãi dao động ở mức BĐ1. Ngược lại, lũ trên các sông ở Quảng Nam, Bình Định đang lên.
Mực nước lúc 4h sáng 2/11 trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 7,58m, dưới BĐ2 0,42m; sông Trà Khúc tại Trà Khúc 5,05m, ở mức BĐ2; sông Vệ tại trạm Sông Vệ 3,92m, trên BĐ2 0,42m.
Dự báo lũ trên các sông Quảng Nam, Bình Định tiếp tục lên. Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên mức 8,0m, ở mức BĐ2; sông Thu Bồn tại Câu Lâu lên mức 2,5m, trên BĐ1 0,5m; sông Kôn tại Thạch Hòa lên mức 6,5m, trên BĐ1 0,5m.
Theo Chi cục PCTT miền Trung - Tây Nguyên, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh TT - Huế đến Bình Định. Cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa trên địa bàn các tỉnh trên, đặc biệt là các hồ chứa thuộc các tỉnh từ TT - Huế đến Bình Định.
Theo báo cáo, các hồ chứa thủy điện vừa và lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đều ở mức thấp hơn mực nước dâng trung bình.
Lũ ở Quảng Bình đang xuống, trong khi đó Quảng Nam lại đang lên
Đến 17h ngày 1/11, đợt mưa lũ đang diễn ra đã làm 01 người mất tích (Hoàng Hữu Thành trú xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị); 05 người bị thương (Quảng Bình: 04 người; Quảng Trị: 01 người); 02 nhà bị sập: 2 nhà (Quảng Bình); 93 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Quảng Bình); 17.209 nhà bị ngập (Quảng Bình: 15.062 nhà; Quảng Trị: 2.147 nhà); 200ha hoa màu bị ngập, hư hại (Quảng Trị); 3.182 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi (Quảng Bình: 2 con; Quảng Trị: 3.180 con).
Quảng Trị: Lũ đi qua, cầu Húc Nghì sụp đổ Sáng 2/11, ông Hồ Văn Nhum - Chủ tịch UBND xã Húc Nghì cho biết lúc 11h ngày 1/11, khoảng 12m cầu tràn bắc qua sông Đakrông đã bị nước lũ cuốn trôi khiến hơn 100 hộ dân tại khu tái định cư Húc Nghì bị cô lập. Việc đi lại của người dân gặp khó khăn, hiện do nước vẫn còn chảy xiết nên chưa thể khắc phục được. Các em học sinh trên địa bàn xã đã được các trường cho phép nghỉ học để đảm bảo an toàn. Trong khi đó ông Hồ Văn Ngọc - Bí thư Đảng ủy xã Húc Nghì cho biết: "Nếu tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tiếp theo thì Khu tái định cư sẽ bị cô lập trong nhiều ngày, người dân sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tiếp tế lương thực, thực phẩm".
Theo Ngọc Trân (Dân Việt)
Chùm ảnh: Dân bám nóc nhà tránh lũ ở Quảng Bình Tận mắt chứng kiến người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) trắng đêm gồng mình với lũ dữ, một bạn đọc từ Tuyên Hóa đã chia sẻ những hình ảnh thương tâm về lũ dữ. Nước lũ dâng gần lút nóc nhà 22 giờ ngay 14-10, nươc tư nui đô vê cuôn cuôn, nươc tư con sông Danh dôn lên môt cach nhanh...