Ngành chip thế giới chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất
Các lệnh cấm vận mới của Mỹ với doanh nghiệp Trung Quốc gây chấn động cho ngành công nghiệp chip toàn cầu.
Các nhà sản xuất đang phải chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất.
Hôm 12/10, Applied Materials, nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu thế giới, hạ mức dự báo quý IV và cảnh báo các quy định xuất khẩu mới sẽ khiến doanh số giảm khoảng 400 triệu USD trong cùng kỳ. Công ty dự đoán doanh thu rơi vào khoảng 6,4 tỷ USD so với mức dự báo ban đầu là 6,65 tỷ USD.
Trong một tín hiệu xấu khác, Applied Materials cùng KLA, Lam Research đã bắt đầu hoặc chuẩn bị rút nhân viên khỏi Yangtze Memory Technologies, nhà sản xuất chip nhớ hiện đại nhất Trung Quốc, theo nguồn tin của Bloomberg. ASML, một nhà sản xuất thiết bị chip lớn khác của Hà Lan, yêu cầu nhân viên tại Mỹ ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc.
Khách thăm quan các sản phẩm chip tại Hội chợ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 4 ngày 7/11/2021. (Ảnh: VCG)
Video đang HOT
Nhà phân tích Vivek Arya của Bank of America nhận xét các hạn chế gần đây của chính phủ Mỹ “nghiêm trọng và leo thang xung đột kinh tế (và địa chính trị) với Trung Quốc – khách hàng lớn nhất của ngành bán dẫn”. Ông ước tính các lệnh cấm có thể “thổi bay” khoảng 7 tỷ USD doanh thu của các hãng như Applied Materials.
Nhà Trắng ban hành lệnh cấm xuất khẩu vào cuối tuần trước, là diễn biến tiếp theo trong chiến dịch cản bước Bắc Kinh phát triển chip hiện đại. Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào phát triển công nghiệp bán dẫn nội địa để giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà sản xuất chip trong nước vẫn phải mua thiết bị có độ phức tạp cao từ các nhà cung ứng Mỹ, châu Âu và châu Á.
Nhà phân tích Masahiro Wakasugi và Brian Moran của Bloomberg Intelligence viết trong báo cáo hôm 13/10: “Quy định mới có thể giáng đòn nặng nề vào Applied Materials và Lam Research, các hãng có doanh thu cao tại Trung Quốc”.
Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh bán dẫn thế giới đang quay cuồng trong suy thoái, chuyển từ thiếu hụt chip trong thời kỳ dịch bệnh sang nhu cầu nguội lạnh ở khắp nơi. Chỉ số bán dẫn sàn giao dịch Philadelphia đã giảm 12% kể từ khi công bố quy định mới. Năm nay, chỉ số này giảm hơn 44%.
ASML bán thiết bị DUV cho khách hàng Trung Quốc nhưng đã ngừng cung ứng công nghệ EUV hiện đại hơn. Không rõ các đơn hàng có sẵn có bị ảnh hưởng từ quy định của chính quyền ông Biden hay không.
Ngành công nghiệp chip dường như đoán trước được về quy định ngặt nghèo hơn sắp diễn ra. Tháng 9, Nvidia cảnh báo các lệnh cấm xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc của Mỹ có thể khiến họ thiệt hại hàng trăm tỷ USD doanh thu. Những công ty như Applied Materials hay Intel không thể dễ dàng rời bỏ Trung Quốc, vốn là thị trường lớn nhất đối với các sản phẩm của họ và là một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.
Sự sụp đổ diễn ra nhanh và sâu rộng, ngay cả các hãng chip lớn nhất châu Á cũng không thoát khỏi lao dốc. Cổ phiếu Applied Materials giảm khoảng 14% từ giữa tuần trước. Cổ phiếu TSMC – nhà thầu sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới – giảm kỷ lục 8,3% tại phiên giao dịch ngày 11/10, trong khi Samsung Electronics và Tokyo Electron cũng chìm trong sắc đỏ.
Elon Musk lại bất ngờ chấp thuận mua Twitter với giá 44 tỷ USD như ban đầu
Vẫn chưa rõ tại sao tỷ phú đình đám này lại đột ngột thay đổi quyết định của mình khi hai bên chuẩn bị đối đầu nhau tại tòa án.
Trong một động thái quay xe đầy bất ngờ, tỷ phú Elon Musk lại vừa đề nghị thâu tóm Twitter một lần nữa - với mức giá 44 tỷ USD như đề nghị ban đầu - giữa lúc hai bên đang chuẩn bị đối đầu nhau trên tòa án về việc hủy bỏ đề nghị mua lại trước đó của ông Musk.
Trước đó, một dòng tweet của ông Musk cho rằng mua lại Twitter sẽ hỗ trợ cho việc "tạo ra X, một siêu ứng dụng cho mọi thứ" - làm dấy lên tin đồn cho rằng ông Musk sắp quay lại với thương vụ thâu tóm Twitter. Không lâu sau đó, một bức thư từ các đại diện pháp lý của ông Musk chính thức xác nhận điều này khi gửi tới Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch:
" Chúng tôi viết bức thư này nhằm thông báo rằng phía ông Musk dự định tiến tới việc hoàn tất giao dịch được dự tính trong Thỏa thuận Sáp nhập vào ngày 25 tháng Tư năm 2022, theo điều khoản và tuân theo các điều kiện được nêu trong đó".
Phía Twitter cũng cho biết đã nhận được thông báo từ phía ông Musk cùng với bức thư đệ trình lên Ủy ban SEC. Twitter cũng bổ sung thêm rằng, mức giá cho thương vụ này vẫn là 54,2 USD cho mỗi cổ phiếu, tương đương trị giá 44 tỷ USD cho cả thương vụ - tương tự như đề xuất ban đầu của ông Musk vào tháng Tư vừa qua.
Thay đổi đột ngột này của ông Musk khiến nhiều người bất ngờ, khi vị tỷ phú này đã dành nhiều tháng nay để tìm cách thoát khỏi thương vụ này.
Vào tháng 7 vừa qua, ông Musk chính thức thông báo dừng mua lại Twitter và công ty này đã khởi kiện lên tòa án Delaware nhằm ông buộc tỷ phú này phải thực hiện thương vụ mua lại. Phiên xét xử sơ thẩm của vụ việc này dự kiến tiến hành vào 17 tháng Mười tới đây.
Vẫn chưa rõ lý do tại sao ông Musk lại đột ngột "quay xe" tiếp tục thực hiện thương vụ này nhưng gần đây, tòa án đã công bố hàng loạt văn bản của ông Musk về thương vụ này, trong đó bao gồm cả những tin nhắn văn bản cho thấy sự lạnh nhạt của ông Musk với thương vụ này do cuộc chiến tại Ukraine cũng như triển vọng u ám của nền kinh tế toàn cầu.
Cuối cùng dường như thương vụ này cũng có được cái kết "có hậu" cho tất cả các bên. Tuy nhiên, với bản tính thay đổi thất thường của ông Musk, vẫn có khả năng có một thay đổi nào đó sẽ xảy ra và hủy bỏ toàn bộ thương vụ này.
Facebook chuẩn bị chặn các fanpage rao bán xe do có nhiều người bị lừa Trong một động thái được đánh giá là táo bạo, Meta - công ty mẹ của Facebook - đã thông báo bắt đầu từ ngày 30/1/2023 sẽ không còn cho phép các trang kinh doanh xe cộ (cũng như bất động sản) rao hàng miễn phí. Chính sách mới này không ảnh hưởng đến các tài khoản cá nhân tham gia Facebook Marketplace....