Ngành chế biến gỗ hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Với kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2018, gỗ và sản phẩm gỗ trở thành một trong những mặt hàng nông sản mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất. Tiếp nối đà tăng trưởng đó, năm 2019, ngành lâm nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu 10,5 tỷ USD.
Xuất siêu gần 7 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu (XK) lâm sản năm 2018 đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị XK của các ngành hàng nông sản. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt khoảng 8,787 tỷ USD, chiếm 95% giá trị. Đặc biệt, giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt 6,99 tỷ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu của toàn ngành. Ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Thị trường XK lâm sản tập trung chủ yếu tại 5 thị trường chính gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm khoảng 87,33% kim ngạch XK lâm sản.
Kết quả XK mà ngành lâm nghiệp đạt được trong năm nay đã vượt mục tiêu phấn đấu đặt ra từ đầu năm là 9 tỷ USD. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Trong bối cảnh hiện tại, đây là kết quả khá ấn tượng. Bên cạnh đó, một trong những điểm nhấn của toàn ngành trong năm 2018 là sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã kết thúc đàm phán, chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU vào ngày 19.10.2018. Đây được coi là bước ngoặt lớn, cùng với việc triển khai đồng bộ Luật Lâm nghiệp sẽ góp phần hình thành ngành kinh tế lâm nghiệp bền vững.
Năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thuận lợi, mang lại giá trị kim ngạch 8,7 tỷ USD. T.L
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn đánh giá: Nguyên nhân đem tới thành công trong XK lâm sản năm nay chính là sự thúc đẩy, tạo hứng khởi bằng cơ chế chính sách và bằng những chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 3 hội nghị chuyên đề về lâm nghiệp và tạo hứng khởi tốt. “Các DN đầu tư vào ngành này, tôi đánh giá rất cao khi họ đều có lợi nhuận, có thể nói là cao hơn một số ngành nghề khác, đồng thời các DN đầu tư vào ngành rất bền vững. Những người làm XK gỗ và lâm sản đều có ý chí và thực hành rất cao khi nói không với sử dụng nguyên liệu gỗ bất hợp pháp. Điều này góp phần giúp Việt Nam thực hiện rất thành công việc đóng cửa khai thác rừng tự nhiên nhưng chúng ta vẫn có nguồn gỗ nguyên liệu trong nước khoảng 25,7 triệu mét khối trong năm 2018, duy trì nhập khẩu khoảng 8 triệu mét khối gỗ quy tròn, trị giá khoảng 2,3 tỷ USD. Nguồn nguyên liệu trong nước tăng lên rất nhanh chóng, đáp ứng gần 80% nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong tầm tay
Video đang HOT
Năm 2019, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5-6,0%; giá trị XK đồ gỗ và lâm sản đạt từ 10,5 tỷ USD.
Đánh giá về tính khả thi của mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Hà Công Tuấn phân tích: Năm 2018, kim ngạch XK tăng khoảng 1,3 tỷ USD so với năm 2017. Năm 2019, toàn ngành đặt ra mốc 10,5 tỷ USD, nghĩa là đặt mức tăng trưởng khoảng 1,2 tỷ USD so với năm 2018. Đây chưa phải là kỳ vọng cao hơn và mục tiêu có tính khả thi cao. Trước hết, về mặt thị trường, trong giai đoạn 2019-2020, Việt Nam có thể tranh thủ được những thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa các thị trường lớn.
“Rõ ràng, Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch XK đồ gỗ rất lớn. Ở khu vực châu Á, Việt Nam đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, một số mặt hàng của Trung Quốc đang chịu áp thuế cao ở một số thị trường. Như vậy, các đối tác có thể sẽ hướng về thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn tăng trưởng cao. Các cam kết cũng như quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia này vẫn đang tốt” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Năm 2019, Việt Nam có thể tăng sản lượng gỗ khai thác trong nước thêm 1,5 triệu mét khối cho nguyên liệu. Bên cạnh đó, số DN đã và đang đầu tư vào các ngành hàng này tăng lên. “Đây đều là những DN sản xuất hướng về hàng XK. Các DN mới đây đã thông tin với Bộ, các đơn hàng tổng hợp lại trong năm 2019 có thể tăng lên khoảng 1,5 tỷ USD so với năm 2018. Bởi vậy, phương án đặt ra tăng lên 1,2 tỷ USD là hoàn toàn khả thi” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Xung quanh câu chuyện chế biến, XK gỗ nói riêng và phát triển ngành lâm nghiệp nói chung trong năm 2019, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo toàn ngành cần triển khai đầy đủ, đồng bộ Luật Lâm nghiệp vừa được Quốc hội thông qua mới đây; triển khai quyết liệt, tích cực nội dung của Hiệp định VPAFLEGT để hướng đến một ngành lâm nghiệp bền vững, có trách nhiệm.
Theo Danviet
Với VPA/FLEGT: Mục tiêu 20 tỷ USD xuất khẩu gỗ trong tầm tay
Xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên 16% so với năm 2017. Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD. Cộng với những tín hiệu vui từ các thị trường chính, con số kim ngạch 20 tỷ USD vào năm 2025 hoàn toàn có thể đạt được.
Những tín hiệu tích cực
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong tháng 10, cả nước phát hiện 932 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 136 vụ (tương ứng giảm 13%) so với tháng 10.2017; diện tích rừng bị thiệt hại 30 ha (trong đó, thiệt hại do phá rừng là 29ha, cháy rừng là 1ha), giảm 3ha (tương ứng giảm 9%) so với tháng 10.2017.
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang có cơ hội mở rộng thị trường vào EU. Ảnh: T.L
Lũy kế 10 tháng năm 2018, cả nước đã phát hiện 10.728 vụ, giảm 3.658 vụ (tương đương 25%) so với cùng kỳ năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 10 tháng năm 2018 là 461ha, giảm 476ha.
Về phát triển rừng, lũy kế đến ngày 24.10.2018, cả nước đã trồng được 186.834ha rừng, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2017. Diện tích khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong tháng 10 khoảng 22.000ha, tương ứng sản lượng 1,63 triệu m3. Tính đến 23.10.2018 cả nước đã thu được 2.557 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 109% kế hoạch năm 2018 và 161% so với cùng kỳ năm 2017.
Một con số vô cùng ấn tượng là, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD (bằng 84% kế hoạch năm); tăng 16,12% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 23,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,23 tỷ USD, tăng 16,12%.
Xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu 20 tỷ USD
Trong một cuộc họp lần đầu tiên với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, trong 10 năm tới, Việt Nam phải trở thành trung tâm sản xuất kinh doanh các sản phẩm gỗ có thương hiệu trên thế giới, xuất khẩu các sản phẩm gỗ phải đạt 18 - 20 tỷ USD vào năm 2025.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nêu một điểm nhấn ấn tượng của ngành gỗ, đó là thay vì phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì hiện nay, lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước đạt 25 triệu mét khối, đáp ứng đến 75% nhu cầu, điều này giúp các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, trong khi đời sống của người trồng rừng cũng được cải thiện.
Dù vậy, những hạn chế của ngành gỗ vẫn đang khiến nhiều tiềm năng đang bị lãng phí. Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thừa nhận một thực tế, tình trạng xuất khẩu nguyên liệu sản phẩm thô vẫn còn nhiều. Đó là chưa kể tình trạng bán "rừng non" vẫn phổ biến do người trồng rừng chưa có đủ tiềm lực kinh tế. Theo các chuyên gia về rừng, độ tuổi đẹp nhất để khai thác là khi rừng được 10 năm tuổi, nhưng phần lớn người trồng rừng ở Việt Nam khai thác khi cây mới được 5 - 6 tuổi khiến giá trị kinh tế giảm đi nhiều lần.
Chính vì vậy, để đảm bảo phát triển rừng bền vững, việc liên kết với các doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu. Đơn cử như Công ty Scansia Pacific, doanh nghiệp này đã liên kết với nông dân trồng rừng có chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC). Theo đó, doanh nghiệp cam kết thu mua gỗ đúng tuổi với giá cao hơn giá thị trường 20%; trong giai đoạn rừng từ 5 - 10 tuổi hướng dẫn nông dân tỉa thưa , hỗ trợ cho nông dân vay vốn 4 triệu đồng/ha/năm để đảm bảo sản xuất.
Nhận định những tiềm năng lớn lao của ngành gỗ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương phải coi lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị; vừa thực hiện nghiêm lệnh đóng cửa rừng tự nhiên vừa đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, kiên quyết không sử dụng gỗ bất hợp pháp.
Trên thực tế, Việt Nam cũng đang rất nỗ lực triển khai các biện pháp để quản lý tốt nguồn nguyên liệu gỗ, kiên quyết nói không với gỗ bất hợp pháp. Quyết tâm ấy được thể hiện bằng việc Việt Nam và EU vừa ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sau quá trình đàm phán 6 năm bền bỉ.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, cho rằng, bên cạnh những lợi ích về mặt môi trường, kinh tế và xã hội gắn với việc quản lý ngành lâm nghiệp Việt Nam tốt hơn, cơ chế cấp phép FLEGT sẽ đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của quy chế gỗ của EU, ngăn chặn việc đưa gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU. Cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và thị trường EU vẫn phải tuân thủ các yêu cầu của quy chế gỗ của EU. Điều này có nghĩa các nhà nhập khẩu của EU sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình để đảm bảo rủi ro về sản phẩm bất hợp pháp từ Việt Nam vào thị trường liên minh là không đáng kể.
Nhiều ý kiến đánh giá, với VPA/FLEGT, cơ hội để sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU và nhiều thị trường khó tính khác sẽ còn rộng mở.
Gỗ rừng trồng của Việt Nam đang bị "ăn xổi" "Khai thác rừng non chẳng khác gì bán lúa non, gỗ rừng trồng đang bị ăn xổi, hiệu quả kinh tế thấp. Phát triển rừng cây gỗ lớn, hợp pháp, cải thiện môi trường, chế biến đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp cần làm ngay để xâm nhập thị trường gỗ quốc tế". Đó là nội dung trọng tâm được Thủ tướng...