Ngành chăn nuôi tổ chức triển lãm “khủng”, tìm cơ hội xuất khẩu
Sáng nay 5-9 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) tổ chức họp báo công bố sự kiện Vietstock 2018 – Triển lãm Quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi & thuỷ sản tại Việt Nam với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Đây là sự kiện do Cục Chăn nuôi và Công ty UBM Asia (đơn vị tổ chức triển lãm thương mại lớn nhất châu Á) phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nội dung và mục tiêu quan trọng của triển lãm này là nhằm tăng cường năng lực chế biến và kết nối thị trường cho ngành chăn nuôi và thuỷ sản tại Việt Nam để hướng tới xuất khẩu trong những năm tới. Năm 2018 đã đặt nền móng cho xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và thực phẩm của Việt Nam khi lần đầu tiên thịt gà được phép xuất khẩu sang Nhật Bản, còn thịt đông lạnh được xuất khẩu sang Myanmar.
Toàn cảnh buổi họp báo.
Với tốc độ tăng trưởng chăn nuôi như hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường tiềm năng để tăng giá trị kim ngạch cho nông nghiệp, trong khi lâu nay kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu trông đợi lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, thuỷ sản, lâm sản…
Không còn lo về năng suất, sản lượng thịt và thực phẩm nữa nhưng ông Dương cho rằng, hiện nay khâu yếu nhất trong chăn nuôi tại Việt Nam là năng lực chế biến và kết nối thị trường để hướng tới xuất khẩu, giảm lượng dư thừa. Để đẩy mạnh chế biến, sản xuất theo chuỗi thì cần phải có công nghệ tốt.
Vì vậy, thông qua triển lãm này, các doanh nghiệp chăn nuôi của Việt Nam sẽ được tiếp cận và kết nối với những công nghệ chế biến, quản lý thức ăn chăn nuôi tốt nhất của thế giới để khai thác và áp dụng cho hoạt động đầu tư chăn nuôi của mình.
Video đang HOT
Vietstock 2018 là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh giao thương, tiến tới xuất khẩu thịt. Ảnh: Zing.
Hiện đã có 350 gian hàng của các doanh nghiệp từ khắp các nước trên thế giới đăng ký tham gia trưng bày và giới thiệu công nghệ cho chăn nuôi và thuỷ sản. Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, sẽ có khoảng 12.000 lượt khách Việt Nam và khắp thế giới tới tham quan triển lãm này để tìm kiếm các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến
Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án khu vực Đông Nam Á Công ty UBM Asia – đơn vị tổ chức sự kiện cho biết; Trong thời đại kỹ thuật số, việc tương tác trực tiếp với khách hàng và đối tác đóng vai trò quan trọng, triển lãm sẽ mang đến một môi trường vừa thoải mái vừa chuyên nghiệp để gặp gỡ, trao đổi và phát triển quan hệ đối tác kinh doanh.
“Tại VIETSTOCK, doanh nghiệp có thể tìm thấy những đầu mối liên lạc hữu ích, đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng hoặc những chuyên gia uy tín nhiều kinh nghiệm” – bà Rose nói.
VIETSTOCK 2018 không chỉ là một triển lãm trưng bày các sản phẩm và trang thiết bị cải tiến mà còn là diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra giải pháp giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn.
Trong khuôn khổ VIETSTOCK 2018 còn có các hội thảo, hội nghị chuyên ngành như: Sự phát triển của ngành nông nghiệp – phục vụ cho nhu cầu của khu vực Đông Nam À và canh tác bền vững; Hội thảo toàn diện lần thứ 3 về ngành thủy sản tại Việt Nam.
Triển lãm Vietstock 2018 được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh vào ngày 17, 18 và 19.10 sắp tới.
Theo Danviet
Thức ăn chăn nuôi: Thừa gạo, thiếu ngô đậu, phụ thuộc 60% nhập khẩu
Trong khi một số loại nông sản đang thừa mứa như lúa gạo, trái cây..., thì lại thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) như đậu tương, ngô... nên mỗi năm nước ta phải chi khoảng 3 tỷ USD nhập khẩu TACN và nguyên liệu...
Nhập khẩu lớn, rủi ro cao
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng số 20 quốc gia sản xuất TACN lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 ASEAN. Tuy nhiên, mỗi năm chúng ta phải chi khoảng 3 tỷ USD nhập khẩu TACN và nguyên liệu.
Ngành chăn nuôi phụ thuộc lớn vào thức ăn nhập khẩu nên giá trị không cao, người chăn nuôi chỉ lấy công làm lãi. Ảnh: T.L
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu TACN và nguyên liệu trong tháng 6.2018 đạt 372 triệu USD, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu TACN và nguyên liệu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu vào nhóm hàng đậu tương, ngô, lúa mì, sắn - các sản phẩm từ sắn... Nhu cầu nhập khẩu TACN dự báo còn gia tăng, theo Bộ Công Thương, khả năng có thể lên tới 3,8 - 3,9 tỷ USD vào cuối năm nay.
Nguyên nhân, theo lý giải của ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt: Vì trong nước chỉ mới tự túc được khoảng 40% nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp. Hiện nay, toàn bộ ngô nhập về dùng cho sản xuất TACN; đậu nành hạt nhập về ép lấy dầu, còn 80% bã dùng cho chăn nuôi. Chúng ta chỉ chủ động được nguồn cám gạo, khoai mì. Một số vùng sản xuất TACN không phát triển được vì năng suất cây trồng kém, người dân chưa tham gia vào chuỗi cung ứng TACN cho DN.
Vì phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, nên giá TACN đội lên 15 - 20% so với các nước trong khu vực, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi TACN chiếm 60-70% chi phí sản xuất và giá thành.
Ông Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng, ngành chăn nuôi hiện nay phụ thuộc lớn vào thức ăn nhập khẩu nên giá trị không cao, người chăn nuôi chỉ lấy công làm lãi, phần lợi nhuận gần như rơi vào tay các DN nhập khẩu và chế biến TACN, chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Quản lý chất lượng lỏng lẻo
Trong khi đó, công tác quản lý TACN đang tồn tại nhiều bất cập. Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), ông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng cơ quan chức năng chưa nắm rõ được sản lượng sản xuất TACN hằng năm của DN, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mà chỉ ước lượng dựa trên năng lực của các nhà máy đã đăng ký số lượng với cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế nên có trường hợp DN kinh doanh hóa chất nhập khẩu các loại khoáng chỉ được dùng trong công nghiệp, nhưng sau đó bán cả cho các nhà máy sản xuất TACN.
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam cho rằng, các cơ quan chức năng phải tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm các cơ sở sai phạm. Cần có các biện pháp quản lý ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là các chất phụ gia. Ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền để các DN, hộ sản xuất, kinh doanh TACN và người dân nâng cao ý thức, nói không với chất cấm; không ham rẻ, không sử dụng các loại cám kém chất lượng để làm TACN - ông Lịch cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), ngành công nghiệp TACN đã vượt quy hoạch. Trong quy hoạch của Bộ NNPTNT, đến năm 2020 công suất các nhà máy TACN công nghiệp đạt khoảng 25 triệu tấn, sản lượng thực tế khoảng 17 triệu tấn nhưng đến năm 2017 đã đạt công suất 31 triệu tấn, sản lượng khoảng 21 triệu tấn. Chính vì vậy, cần hạn chế xây dựng, mở mới các nhà máy TACN.
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng cao, nhà nông lúng túng "cầm vàng lội qua sông" Giá con giống, thức ăn, thuốc thú y cùng tăng đồng loạt, trong tình cảnh đó, người chăn nuôi cả nước lại càng lúng túng hơn vì thiếu thông tin định hướng về giá lợn. Ngành chức năng ở các địa phương cũng đang loay hoay tìm giải pháp thống kê và bình ổn giá... Mù mờ chạy theo doanh nghiệp lớn Hiện...