Ngành chăn nuôi thay đổi toàn diện để vượt “cửa tử” 2018
Mặc dù không phải là quốc gia có điều kiện thuận lợi về chăn nuôi bò sữa, song nghề này đã góp phần tạo thu nhập lớn cho nhiều nông dân. Vậy chúng ta cần phải làm gì để vừa duy trì được đàn bò sữa trong nước, vừa đảm bảo cạnh tranh được với các sản phẩm sữa nhập khẩu khi Việt Nam đã tham gia TPP.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Dân Việt đã phỏng vấn ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).
Chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ tại Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: V.T
Ông Chinh cho biết: Nếu năm 2010, số lượng bò sữa cả nước mới đạt 128.005 con với sản lượng sữa 306.000 tấn sữa, thì năm 2015 tổng đàn đạt 275.220 con, sản lượng sữa tăng lên gấp đôi, đạt 723.000 tấn. Năng suất sữa của bò lai từ 3,25 tấn/chu kỳ năm 2001, lên 5,60 tấn/chu kỳ năm 2013 (trung bình cả nước là 5,186 tấn/chu kỳ. Trong khi đó, năng suất sữa các nước trong khu vực: Thái Lan 3,20 tấn/chu kỳ; Indonesia 3,10 tấn/chu kỳ; Trung Quốc 3,41 tấn/chu kỳ… Một số tỉnh nuôi nhiều bò sữa như TP.HCM 103.590 con; Nghệ An 58.140 con; Sơn La 17.600 con; Lâm Đồng 17.000 con; Hà Nội 14.300 con; Long An 13.000 con; Vĩnh Phúc 8.700 con…
Trong những năm gần đây, đàn bò sữa cả nước đang phát triển rất mạnh, song lại bế tắc đầu ra, giá sữa liên tục giảm. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?
- Giá sữa tươi nguyên liệu được thực hiện theo cơ chế thị trường và không thuộc danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá theo Luật Giá. Việc thu mua sữa tươi nguyên liệu được thực hiện qua hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp thu mua và người chăn nuôi. Theo đó, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu được tính theo dạng nhóm chất lượng (chất lượng sữa theo nhóm nào thì hưởng giá theo nhóm đó). Để đảm bảo chất lượng sữa, các công ty chế biến sữa yêu cầu các hộ chăn nuôi phải đảm bảo những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định về số lượng bò sữa, về thú y, chuồng trại…
Có nhiều nguyên nhân khiến việc tiêu thụ sữa gặp khó khăn như giá sữa bột trên thị trường thế giới giảm mạnh, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, công ty có hạn mức thu mua sữa… Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan như có một số hộ chăn nuôi tự phát, không theo quy hoạch, không thực hiện ký kết hợp đồng với công ty thu mua sữa để đảm bảo đầu ra ổn định… Bên cạnh đó, một số hộ chăn nuôi không thực hiện nghiêm túc cam kết với công ty, khi giá sữa tươi tăng, họ đã bán sữa ra ngoài làm ảnh hưởng nguồn cung nguyên liệu sản xuất, đến khi thị trường tiêu dùng sữa tươi giảm, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn sẽ khó có được sự hỗ trợ từ các công ty…
“Chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ cho phép thành lập ủy ban quốc gia về sữa bao gồm đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp chế biến sữa, đại diện cho những người chăn nuôi bò sữa và đại diện của người tiêu dùng. Ủy ban này sẽ thay mặt các bên liên quan để quản lý hoạt động thương mại và giải quyết tranh chấp trong ngành sữa. Ủy ban sữa quốc gia cũng có tiếng nói quan trọng để tác động đến chương trình quốc gia về sữa học đường, hạn ngạch xuất nhập khẩu sữa bột, và các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững ở quy mô quốc gia”. Ông Tống Xuân Chinh
Nước ta gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khối này có 2 cường quốc về chăn nuôi bò sữa là Australia và New Zealand. Nhiều người cảnh báo, ngành chăn nuôi bò sữa trong nước sẽ “chết”. Sự thực có đến nỗi quá bi quan như vậy?
- Hiệp định TPP và các FTA giữa ASEAN với hai nước Australia, New Zealand sẽ mở cửa thị trường Việt Nam theo lộ trình nhất định. Tới năm 2018 thách thức đối với ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam sẽ rất lớn bởi đây là hai nước có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm sữa.
Video đang HOT
Do đó, khi hàng rào thuế quan về 0%, để ngành chăn nuôi bò sữa tồn tại và phát triển cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: Sử dụng các biện pháp về hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ…; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa như: Công nghệ về chuồng trại, gắn chíp điện tử cho bò để theo dõi sức khỏe, sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng…, quy trình máy móc chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, công nghệ chế biến sữa, những chương trình hợp tác này đã góp phần nâng cao số lượng, chất đàn bò và chất lượng, sản lượng sữa cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam.
Ngoài ra, tiếp tục phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng trọng điểm, tạo điều kiện cho nông dân thực hiện theo quy hoạch, phát triển chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư để nâng quy mô chăn nuôi lên quy mô vừa và lớn. Tuyên truyền để người nông dân ký kết hợp đồng với các công ty thu mua sữa ngay từ khi bắt đầu chăn nuôi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Các cơ quan chuyên môn sẽ làm cầu nối để các công ty đảm bảo thu mua hết sữa cho nông dân.
Không chỉ TPP, mà ngay trong nước, việc chăn nuôi bò sữa và ngành sữa cũng đang có sự canh tranh rất lớn giữa các ông lớn như Vinamilk, TH True Milk… Phải chăng chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ không còn phù hợp, thưa ông?
- Hiện nay cả nước có 17.828 hộ chăn nuôi bò sữa, với số lượng bò chiếm tới 70% tổng đàn bò của cả nước. Đây là cuộc sống, là an sinh xã hội cho nông dân Việt Nam, không thể bỏ được. Chăn nuôi nông hộ sẽ là đối tượng thiệt thòi nhất, chịu tổn thất cao nhất khi hội nhập.
Vì vậy, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ muốn tồn tại, phát triển phải thay đổi về tư duy, tập quán, kỹ thuật chăn nuôi. Phải tiếp tục phát triển theo hướng chăn nuôi có kiểm soát, nâng dần quy mô tối thiểu 15-20 con/hộ, chuyển nhanh sang chăn nuôi gia trại, trang trại; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao trong chăn nuôi (nhân giống, quản lý giống, trồng cỏ và chế biến thức ăn, công nghệ chuồng trại chống nóng…). Đồng thời, để phát triển chăn nuôi nông hộ bền vững, có hiệu quả, các nông hộ cần tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp chăn nuôi kiểu mới hoặc tham gia các chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi.
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ có định hướng gì để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa bền vững hơn?
- Chúng tôi ưu tiên phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại thâm canh quy mô vừa và nhỏ, chuyển một phần đất canh tác, đất ven sông, ven bãi sang trồng cỏ và cây thức ăn, sử dụng phụ phẩm nông – công nghiệp cho chăn nuôi bò sữa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò sữa đặc biệt các công nghệ sinh học trong công tác giống và sinh sản để tăng nhanh tiến bộ di truyền, năng xuất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi bò sữa.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Vụ đường ống nước sông Đà 2: Nhà thầu nêu lý do bị loại "oan ức"?
"Liên danh Jindal Saw - Newtatco cho rằng, quá trình đấu thầu thiếu minh bạch. Có 2 nhà thầu mặc dù đăng ký tham dự nhưng bị loại vì 1 lý do cơ bản"
Đó là những thông tin mà báo Dân Việt cho biết trong cuộc trao đổi với đại diện Liên danh Jindal Saw - Newtatco (Liên danh Ấn Độ - Việt Nam, nhà thầu bị loại khỏi dự án đường ống nước Sông Đà 2).
Góc khuất trong đấu thầu?
Cụ thể: Theo báo Dân Việt, Liên danh Jindal Saw - Newtatco cho rằng, quá trình đấu thầu thiếu minh bạch.
Theo thông tin từ tờ báo này, liên danh Jindal Saw - Newtatco cho rằng, có 4 nhà thầu tham dự, tuy nhiên có 2 nhà thầu mặc dù đăng ký tham dự nhưng bị loại vì 1 lý do cơ bản.
Đoàn chuyên gia của Viwasupco kiểm tra cơ sở sản xuất của Jindal Saw tại Abu Dhabi - (Ảnh: Dân Việt).
"Theo vị này, tại thời điểm mở thầu, có 2 nhà thầu Trung Quốc, 1 nhà thầu Pháp, 1 nhà thầu là liên danh Ấn Độ - Việt Nam đủ điều kiện tham dự. Điều bất ngờ mà nhà thầu Ấn Độ gặp phải là 2 nhà thầu đã không thực hiện thủ tục cơ bản nhất khi nộp hồ sơ dự thầu.
Đại diện Jindal Saw - Newtatco chia sẻ: "Tôi hết sức bất ngờ bởi những công ty lớn, việc nộp bảo lãnh dự thầu khoảng 1 triệu USD quá ư là đơn giản. Tôi không thể hiểu lý do vì sao 2 nhà thầu này tự bỏ cuộc?" - Dân Việt thông tin.
Tiếp đó, Jindal Saw - Newtatco cho rằng bị chủ đầu tư "lật kèo" bởi trong cuộc "đấu tay đôi" với nhà thầu Trung Quốc sau đó, liên danh Ấn Độ - Việt Nam đã bị loại với lý do "không có hợp đồng tương tự theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu".
Cụ thể, Viwasupco cho rằng tại thời điểm mở thầu, phía nhà thầu Ấn Độ có ưu thế về sản xuất các loại ống gang dẻo đường kính 1300mm nhưng để sản xuất ống đường kính 1800mm thì mới cung cấp được khoảng 300m và chưa có chứng chỉ vật liệu. Tuy nhiên, "ban đầu chủ đầu tư chỉ yêu cầu chứng minh năng lực sản xuất ống đường kính 1600mm theo tiêu chuẩn 2531:2009 chứ không phải là loại đường ống cỡ 1800mm (?). Không có hợp đồng tương tự theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu" - báo Dân Việt thông tin lời đại diện Jindal Saw- Newtatco.
Jindal Saw- Newtatco được đánh giá cao
Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu (Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ KHĐT), Tổ chuyên gia đánh giá Jindal Saw- Newtatco: Mặc dù không có được minh chứng về hợp đồng tương tự nhưng đây là nhà sản xuất cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện lớn trên thế giới.
Các thông tin, số liệu liên quan đến ống gang và phụ kiện cho thấy đường ống và phụ kiện đáp ứng đủ tiêu chí kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu (HSMT).
Tổ chuyên gia lưu ý: Trong trường hợp không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu của HSMT về tài chính thì chủ đầu tư cần ưu tiên Liên danh Jindal Saw- Newtatco xem xét để tiếp tục có đánh giá tiếp về mặt tài chính.
Đối với Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing, một số chuyên gia cho rằng, chất lượng ống gang dẻo của công ty này tại một số sự án ở Việt Nam và trên thế giới chưa hài lòng khách hàng.
Buổi lễ mở thầu diễn ra chiều ngày 18/12/2015, tại Phòng họp tầng 21 phòng 2108 Trụ sở Tổng Công ty cổ phần Vinaconex - (Ảnh: Viwasupco).
Tại báo cáo này, Trung tâm HTĐT kiến nghị Viwasupco: Việc quy định các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu có thể do ý kiến chủ quan của đơn vị lập HSMT, ý kiến của chủ đầu tư tại thời điểm trước khi phát hành hồ sơ chưa lường được hết năng lực, kinh nghiệm của các nhà sản xuất thực tế trên thị trường.
"Đối với hàng hóa mà gói thầu đang xét, chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào công nghệ, dây chuyền thiết bị của nhà sản xuất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đánh giá tại HSMT chưa quy định nội dung đánh giá liên quan đến dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất... Vì vậy nếu chỉ dựa trên HSMT và thực hiện đánh giá theo khía cạnh xem xét hồ sơ tài liệu thì có thể dẫn đến loại bỏ nhà thầu có năng lực..." - Trung tâm HTĐT nêu.
Trả lời báo chí, Viwasupco cho hay: Liên danh Nhà thầu Jindal Saw - Newtatco cũng không đạt ở mục kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự. Tính tại thời điểm mở thầu, đơn vị này có ưu thế về sản xuất các loại ống gang dẻo phi 1300 nhưng để sản xuất loại ống phi 1800 thì mời cung cấp được khoảng 300m và chưa có chứng chỉ về vật liệu. Do đó, kết quả cuối cùng đơn vị thắng thầu thuộc về Công ty TNHH Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc).
Theo Viwasupco, dù đã có kết quả thầu nhưng theo khuyến nghị của Trung tâm hỗ trợ đấu thầu, Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex đã cử đoàn kiểm tra thị sát tại 3 nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Ống gang dẻo Xinxing - nơi sẽ sản xuất ống và phụ kiện cho dự án; đồng thời thu thập ý kiến đánh giá của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm này như: Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước môi trường Bình Dương; Công ty cổ phần Thiết bị Đông Đô; Công ty TNHH Thương mại và công nghệ Bắc Hà; Công ty TNHH Giải pháp môi trường và nước Việt.
Đối với những thắc mắc về việc chọn vật liệu gang dẻo cho công trình đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2, đại diện Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, gang dẻo là vật tư được dùng phổ biến trong lĩnh vực này. Công ty Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase), đơn vị hàng đầu của Bộ Xây dựng về ngành nước, cũng chính là đơn vị thực hiện thiết kế kỹ thuật với loại vật liệu ống gang dẻo. Đơn vị tư vấn cũng áp dụng TCVN 10177:2013 của Việt Nam là tiêu chuẩn mới nhất áp dụng cho việc sản xuất ống gang dẻo và phụ kiện với dự án này.
Liên quan đến dự án đường ống nước sông đà 2, được biết đến thời điểm hiện tại Viwasupco đã gửi báo cáo lên các cơ quan chức năng TP Hà Nội. Tuy nhiên, thông tin cụ thể hiện chưa được công bố cho dư luận.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
38 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trên biển 38 ngư dân cùng 07 tàu cá của Việt Nam đã bị Thái Lan bắt giữ hôm 25/3 khi đang đánh cá ở đảo Koh Kra, cách bờ biển tỉnh phía nam Nakhon Si Thammarat 30 hải lý. Hiện những người này đang bị giam giữ tại nhà tù ở Songkhla. Ảnh minh hoạ Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại...