Ngành chăn nuôi: Đừng vui mừng sớm với “vòng nguyệt quế”
Năm 2018 có thể đánh giá là một năm thành công của ngành chăn nuôi khi thị trường rộng mở, việc xây dựng các chuỗi liên kết ngày càng đi vào thực chất, nhiều dự án đầu tư quy mô “khủng”. Tuy nhiên, theo ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NNPTNT, không nên vui mừng quá sớm trước “vòng nguyệt quế”.
Được mùa, được giá
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, năm 2018, đàn lợn tiếp tục tăng trưởng tốt cả về quy mô đầu con và sản lượng, vượt so với kế hoạch năm 2018 đề ra. Ước tính, trong năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Tại một số địa phương như Đồng Nai, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam… sau khi phục hồi kể từ đợt khủng hoảng năm 2017, quy mô chăn nuôi lợn đã dịch chuyển sang hướng tập trung công nghiệp.
Năm 2018, giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lãi khá. Ảnh: Trần Quang
Về thị trường, giá thịt lợn bắt đầu phục hồi từ tháng 4.2018 sau đúng 1 năm xuống thấp. Giá lợn hơi tiêu chuẩn loại siêu nạc có khối lượng từ 100-120kg/con đã vượt ngưỡng 30.000 đồng/kg và tăng lên 35.000 – 38.000 đồng/kg trong tháng 4 – 5.2018 sau đó tăng cao lên 50.000 – 53.000 đồng/kg trong suốt quý III/2018, có thời giá lên tới 55.000 – 58.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ, hiện nay giá lợn hơi xuất chuồng bình quân tại các tỉnh miền Bắc duy trì ở mức 44.000 – 46.000 đồng/kg, miền Trung 47.000 – 48.000 đồng/kg, miền Nam 48.000 – 50.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm và kết nối thị trường. Năm 2018, đã khởi công và hoàn thành nhiều hạng mục lớn. Điển hình như nhà máy chế biến của Tập đoàn Masan tại Hà Nam công suất 140.000 tấn thịt lợn/năm với công nghệ hiện đại cho thương hiệu Meat Deli đã khánh thành và đi vào hoạt động ngày 23.12.
Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất chuỗi
Ông Nguyễn Xuân Dương – quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay: Trong năm 2019, ngành sẽ tiếp tục tập trung phát triển đàn lợn, các doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tăng giá thức ăn chăn nuôi. Theo dõi sát về giá cả và nguồn cung thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt lợn và thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ, kịp thời. Tăng cường quản lý giá thức ăn, giảm giá thịt lợn. Theo đó, duy trì giá lợn hơi ở mức 40.000 – 45.000 đồng/kg, giá thành xuống dưới 35.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường công tác kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi…
Theo đánh giá của ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NNPTNT, trong năm 2018, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi vừa thoát ra 16-17 tháng về bão giá thịt lợn, nhiều gia đình treo chuồng. Vấn đề an toàn thực phẩm, hay hàng loạt các vụ bắt giữ thực phẩm đã bị lực lượng chức năng thu giữ tại Lạng Sơn, Nghệ An… quản lý giống, quản lý thức ăn còn nhiều phức tạp, trong khi đó, chúng ta thực hiện hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Luật Chăn nuôi được ban hành, đây là văn bản pháp lý quan trọng định hướng phát triển và quản lý ngành chăn nuôi trong thời kỳ mới phát triển và hội nhập sâu rộng với chăn nuôi trong khu vực và trên thế giới. Toàn ngành tăng trưởng ấn tượng, giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 5% GDP, sản phẩm chăn nuôi bắt đầu xuất sang các thị trường, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành khoảng 500 – 550 triệu USD; một số tập đoàn lớn đầu tư vào chăn nuôi…
Năm 2019, ngành chăn nuôi sẽ bước vào hội nhập sâu rộng, cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh, các quốc gia lập các hàng rào kỹ thuật cản trở xuất khẩu. Trong khi đó, sản xuất của chúng ta còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất chưa cao, những yếu tố này làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Trong bối cảnh trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị ngành chăn nuôi “đừng vui vẻ quá trước vòng nguyệt quế”.
Để nâng cao sức cạnh tranh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, ngành chăn nuôi cần chuyển từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo chuỗi. Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cần phối hợp với Cục Thú y và các địa phương làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhất là triển khai các giải pháp ngăn chặn xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào nước ta.
Theo Danviet
Thực hành trầy trật nhưng GAHP vẫn là "áo phao" cho ngành chăn nuôi
Tuy không phải là văn bản pháp quy nhưng chương trình thực hành chăn nuôi tốt (Gahp) cũng giống như chiếc "áo phao" để người chăn nuôi tránh khỏi những đợt chìm nổi thất thường của thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khẳng định như thế tại phiên thảo luận về việc thực hành chăn nuôi tốt cho Việt Nam trong khuôn khổ triển lãm Vietstock 2018 ở TP.HCM.
Năng lực chăn nuôi, chế biến trong nước có nhiều bước phát triển những cũng tồn tại nhiều hạn chế. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, từ năm 2011, quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ thuộc dự án Lifsap gồm có 12 tỉnh tham gia. Đến nay, cả nước có gần 18.000 hộ/cơ sở thuộc 700 nhóm hộ tham gia Lifsap được cấp chứng nhận VietGahp.
Khi áp dụng Gahp, tính chuyên nghiệp trong sản xuất ngày càng tăng cao; tính cạnh tranh của sản phẩm tốt hơn do đảm bảo các tiêu chí VSATTP. Tuy nhiên, sản phẩm VietGahp lại khó bán được giá cao hơn so sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích được người chăn nuôi tham gia.
Thêm nữa, khi thực hiện các điều kiện của quy trình chăn nuôi tốt, chủ đầu tư ở các địa phương gặp không ít khó khăn như quy hoạch chăn nuôi cấp tỉnh...
Đồng tình, ông Nguyễn Trường Giang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y Đồng Nai cho biết chưa có sự rạch ròi giữa sản phẩm sạch và chưa sạch, làm giảm lòng tin người tiêu dùng từ đó sản phẩm VietGahp chưa có sức hút.
Việc liên kết chuỗi - nội dung cốt lõi để phát triển Gahp và truy xuất nguồn gốc vẫn còn yếu, chưa đồng bộ. "Các quy định quản lý chăn nuôi vẫn còn nhiều bất cập như quy hoạch chăn nuôi, xử lý chất thải, chuyển mục đích sử dụng đất... làm nhiều trang trại không đủ điều kiện để áp dụng VietGahp", ông Giang nói.
Việc thực hiện quy trình chăn nuôi tốt ở Việt Nam còn nhiều trầy trật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Dương đánh giá, sau 20 năm hội nhập, ngành chăn nuôi đã được được không ít những kết quả đáng khích lệ. Quy mô chăn nuôi tăng dần, đàn lợn VN đứng thứ 5 thế giới; thủy cầm thứ 2 thế giới; sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đứng đầu ASEAN và thứ 10 thế giới.
Tuy nhiên, việc xuất thịt gà sang Nhật cũng chỉ mới có vài đơn vị; xuất thịt lợn sang Myanmar cũng chỉ mới có vài container... Ngành chăn nuôi trong nước vẫn còn tồn tại không ít hạn chế.
Giá lợn hơn đang tăng cao, gấp đôi giá thế giới. Trong khi đó, tổng đàn nái đang rất lớn, nguy cơ dịch bệnh bên ngoài biên giới quốc gia đang đe dọa. Nếu không thiết lập lại trật tự ổn định, ngành chăn nuôi khó phát triển bền vững dài hạn.
Cụ thể hơn nữa, ông Dương lấy ví dụ về chất cấm trong chăn nuôi. Năm 2012, chất cấm Salbutamol xuất hiện bùng phát năm 2012, tạm lắng một thời gian, đến năm 2015, 2016 lại xuất hiện. Từ năm 2017 đến nay, căn bản không còn ghi nhận chất cấm này trong chăn nuôi nhưng vẫn không thể lấy gì làm đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn.
Ông Nguyễn Xuân Dương- Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi.
Vấn đề căn bản là làm sao chăn nuôi sạch, không chất cấm mà năng suất vẫn cao, chất lượng vẫn đảm bảo thì cần quy trình thực hành tốt. Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình nhưng hiệu quả còn thấp vì thói quen chăn nuôi chưa thay đổi nhiều, nhận thức của người dùng về Gahp chưa cao.
Cục Chăn nuôi tin rằng, trong tương lai không xa, các tiêu chuẩn Gahp là điều kiện thiết yếu mà nông hộ, trang trại chăn nuôi phải đáp ứng để thỏa mãn các yêu cầu về thương mại và chất lượng VSATTP.
"Không có quy trình tốt thì không thể có sản phẩm tốt được. Dù không phải văn bản pháp luật nhưng quy trình Gahp sẽ là điều kiện đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững", ông Dương khẳng định.
Theo Danviet
Ngành chăn nuôi tổ chức triển lãm "khủng", tìm cơ hội xuất khẩu Sáng nay 5-9 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) tổ chức họp báo công bố sự kiện Vietstock 2018 - Triển lãm Quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi & thuỷ sản tại Việt Nam với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đây là sự kiện do Cục Chăn nuôi và Công ty UBM Asia (đơn vị tổ...