Ngành bán lẻ: Biến thách thức thành cơ hội trong đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đang tạo ra cơ hội mới cho kênh bán hàng trực tuyến (online) và có thể mang lại triển vọng mới cho ngành bán lẻ thời gian tới.
Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; trong đó thị trường bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù vậy, kênh bán lẻ vẫn đang khẳng định vai trò quan trọng trong khâu phân phối hàng hóa nhất là các hàng hóa thiết yếu, trong bối cảnh cả nước gồng mình chống dịch, với các biện pháp giãn cách xã hội thực hiện ở nhiều nơi.
Để cùng nhìn nhận rõ hơn về thị trường bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam.
Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bà đánh giá như thế nào về vai trò của thị trường bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19?
Ngành bán lẻ có vai trò rất quan trọng vì bán lẻ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong bối cảnh dịch COVID-19, ngành bán lẻ có vai trò quan trọng hơn vì góp phần không làm đứt gãy chuỗi cung ứng của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong giai đoạn vừa qua có thể thấy ngành bán lẻ đang gồng mình để tiếp nhận và phân phối hàng hóa phục vụ người tiêu dùng không để xảy ra tình trạng nơi thừa hàng, nơi thiếu hàng. Đặc biệt, ngành bán lẻ giúp cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân nhất là ở các địa phương, khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.
Theo bà, có khó khăn, thách thức gì đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp?
Trong thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, những ca mắc COVID-19 ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, hoạt động tiếp nhận hàng hóa phục vụ tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khâu vận chuyển hàng hóa, nhất là ở các khu vực phía Nam khi 19 tỉnh/thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ nên khâu tiếp nhận hàng hóa rất khó khăn. Chính vì vậy, đôi khi có nơi vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ.
Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ, các ban ngành, và các địa phương vấn đề này cũng đã và đang được cải thiện đáng kể. Các hệ thống bán lẻ lớn vẫn phục vụ tốt cho người tiêu dùng.
Trong bối cảnh dịch bệnh này, doanh nghiệp đã thực hiện giải pháp gì để chuỗi phân phối hàng hóa không bị đứt gãy, nhất là trong bối cảnh nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội?
Các hệ thống siêu thị luôn chủ động liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất và các nhà cung cấp, luôn cùng với các nhà sản xuất để tiếp nhận hàng hóa một cách nhanh chóng nhất. Các nhà bán lẻ cũng đưa ra nhiều kịch bản để có nhiều nhà cung cấp thay thế, sẵn sàng tình huống nếu một nhà cung cấp nào đó không đáp ứng được hoặc bị phong tỏa do có ca mắc COVID-19 sẽ có giải pháp thay thế tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Ngoài ra, ngành bán lẻ đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống. Ngành bán lẻ cũng đã đề xuất được ưu tiên tiêm vaccine cho 100% nhân viên bán hàng.
Video đang HOT
Có quan điểm cho rằng, ngành bán lẻ sẽ có cơ hội bật tăng giống như các lần trước đó khi làn sóng COVID-19 được đẩy lùi. Bà có quan điểm thế nào về vấn đề này?
Ngành bán lẻ rất khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19. Các nhóm hàng thực phẩm thời gian qua có tăng do nhu cầu của nhân dân nhưng tỷ lệ nhóm hàng này đóng góp vào doanh thu của ngành không nhiều. Trong khi đó, nhóm hàng điện máy chiếm doanh thu lớn thì đang bị ảnh hưởng lớn.
Mặc dù khó khăn như vậy nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn có cơ hội cho ngành bán lẻ. Cụ thể như đại dịch COVID-19 đang tạo ra cơ hội mới cho kênh bán hàng trực tuyến (online) và có thể mang lại triển vọng mới cho ngành bán lẻ thời gian tới.
Ngành bán lẻ cần thay đổi như thế nào để thích ứng trong bối cảnh dịch COVID-19?
Ngành bán lẻ trước đây chỉ bán hàng trực tiếp, tuy nhiên trong bối cảnh dịch COVID-19 đang mở ra phương thức bán hàng đa kênh trong đó ngành đang đẩy mạnh kênh bán hàng online. Thực tế cho thấy, trong thời gian dịch bệnh, lượng hàng mua online tăng gấp nhiều lần so với trước đó và tăng so với kênh bán hàng trực tiếp. Chính vì vậy, ngành bán lẻ đang tăng cường hơn tính chuyên nghiệp của mình trong khâu này từ việc nâng cấp hệ thống, xử lý các đơn hàng, phương thức giao hàng thế nào để đáp ứng hơn nhu cầu của người dân.
Bà có kiến nghị gì về chính sách để giúp ngành bán lẻ có thể phục hồi và phát triển trong thời gian tới?
Thực sự ngành bán lẻ cần có “ sức khỏe” cả về con người và cả hệ thống. Trước đây vẫn có những quan điểm không coi trọng khâu bán lẻ trong sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy cần thay đổi tư duy đó, bởi ngành bán lẻ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng để thúc đẩy nền kinh tế. Ngành bán lẻ có khỏe mạnh, có tính chuyên nghiệp tốt thì cầu nối đó mới vững chắc được và mới thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã rất quan tâm đến ngành bán lẻ, nhất là quan tâm đến Hiệp hội Các Nhà bán lẻ. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các ngành các cấp quan tâm đến ngành bán lẻ để có cơ hội phát triển hơn.
Xin cảm ơn bà!
Phường Chương Dương cách ly thêm 14 ngày, cả trăm người ùn ùn gửi tiếp tế
Sau khi nhận quyết định cách ly thêm 14 ngày khu dân cư phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), hàng trăm người dân đã xếp hàng tại khu vực chốt kiểm soát ra vào để tiếp tế hàng hóa thiết yếu.
Khu dân cư phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) không gỡ bỏ phong tỏa mà tiếp tục thực hiện cách ly thêm 14 ngày kể từ 0h ngày 14/8 do phát hiện thêm F0 trong cộng đồng. Lo lắng người dân bên trong khu vực cách ly thiếu đồ dùng thiết yếu, chiều nay, hàng trăm người đã tới chốt kiểm soát ra vào để tiếp tế hàng hóa vào bên trong khu cách ly.
Ghi nhận tại cửa khẩu Cầu Đất 15h30 chiều nay, đã có rất đông người dân đến khu vực này tiếp tế nhu yếu phẩm.
Lực lượng chức năng tại đây đã thiết lập dải phân cách yêu cầu người dân đi theo hàng lối và giữ khoảng cách an toàn.
Theo đó, người dân tới tiếp tế thực phẩm thiết yếu sẽ chia làm 2 khung giờ, sáng từ 8-10h và chiều từ 14-16h.
Tất cả hàng hóa, thực phẩm đưa vào bên trong khu cách ly đều được điền đủ thông tin người nhận và phun khử khuẩn trước khi đưa vào.
Lực lượng chức năng trong trang phục áo bảo hộ yêu cầu người dân đi vào lần lượt theo thứ tự xếp hàng. Có người chuyển một lúc nhiều thùng hàng lớn khiến cho công tác lên danh sách, kiểm tra kéo dài.
Thời điểm khung giờ tiếp tế chiều gần kết thúc vẫn có hàng trăm người nườm nượp kéo đến xếp hàng nối nhau chờ tới lượt đưa hàng vào bên trong khu cách ly.
Do số lượng người tới tiếp tế quá đông, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc nhắc nhở người dân đảm bảo giãn cách khi tới tiếp tế thực phẩm thiết yếu. Đa số đều tuân thủ nghiêm việc xếp hàng, tuy nhiên giãn cách 2 m giữa người trước người sau chưa thực sự nghiêm túc.
Việc thực hiện cách ly thêm 14 ngày tại khu dân cư phường Chương Dương thực sự là điều rất khó khăn đối với người dân sinh sống bên trong, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh chưa hoàn toàn được kiểm soát tại Thủ đô, luôn có những mối đe dọa thường trực nếu người dân không tự nâng cao ý thức phòng chống dịch.
Tổ cung ứng tiếp nhận hồ tiếp tế, dùng xe điện chuyên chở đến từng nhà dân để giao hàng. Với khối lượng quá lớn như chiều nay, khả năng các chuyến xe vận hành liên tục suốt đêm mới hoàn thành công việc.
Ghi nhận tại một chốt kiếm soát khác trên địa bàn phường Chương Dương, tình trạng xếp hàng tụ tập đông người không diễn ra, thực phẩm đưa vào bên trong vẫn đảm bảo đúng quy trình an toàn.
Gần 300 lái xe 'luồng xanh' ở Hà Nội được làm xét nghiệm nhanh COVID-19 Ngày 12/8, tại địa điểm lấy mẫu xét nghiệm cho lái xe luồng xanh ở bến xe Nước Ngầm, gần 300 tài xế được lấy mẫu và đều cho kết quả âm tính. Nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh trước ngày 25/8, Thành phố Hà Nội lập kế hoạch triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh...