Ngang qua đỉnh núi mây ngàn
Một đám mây trôi lững lờ qua trước mặt, chúng tôi liền dừng chân để thỏa thích ngắm nhìn, cảm nhận rõ cái lạnh xuyên thấu của những giọt nước tích tụ đang từ từ bay qua hững hờ, buông lơi trước mắt.
Lòng người cũng thế mà phơi phới, rạng ngời giữa đất trời hoan ca đón mùa xuân về.
Chư Đang Ya: Gió hát, mây bồng
Bạn tôi, dân phượt thứ thiệt, luôn vọng ước núi non đỉnh cao để chinh phục, rồi đứng từ chóp đỉnh và tự hào về thử thách bản thân mình đã vượt qua. Bạn ngỏ ý muốn khám phá những ngọn núi lửa cổ dương đã từng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Tôi rủ bạn về Gia Lai và Chư Đang Ya là lựa chọn đầu tiên trong cuộc hành trình. Một ngày cuối năm, nắng vừa thức dậy, chúng tôi hăm hở đi về phía núi.
Tôi luôn có niềm phấn khích tột độ khi đón những tia nắng đầu tiên của mặt trời trên núi. Và, dẫu không phải là lần đầu lên Chư Đang Ya, nhưng tôi vẫn bị choáng ngợp trước cảm giác bồng bềnh, lơ lửng trong mây ngàn, gió núi; như đang giao hòa giữa trời và đất. Cảm giác như mơ ấy đã nuôi dưỡng tôi qua biết bao tháng ngày cùng nhịp thở, thưởng thức vị ngọt mát, trong lành của núi đồi. Tôi đã học cách nhớ từng vạt khoai trên rẫy, khóm hoa dại, từng đoạn dốc đá chênh vênh nghiêng trong chiều gió hay bóng mát của cây cô đơn đầu non để tự hình dung lại gương mặt mình đã từng từ đó mà ra đi trước bình minh và mang hoàng hôn chạng vạng trở về.
Bình minh trên đỉnh Chư Đang Ya. Ảnh: Phan Nguyên
Chúng tôi ngửi thấy mùi sương lạnh, hương se sắt tỏa hơi từ lòng chảo rộng dưới kia đang dần rò rõ ngay trước mắt. Và khi vừa đặt chân lên núi, nhận ra bình yên đã choáng ngợp trong tâm trí mình từ lúc nào. Một đám mây trôi lững lờ qua trước mặt, chúng tôi liền dừng chân để thỏa thích ngắm nhìn, cảm nhận rõ cái lạnh xuyên thấu của những giọt nước tích tụ đang từ từ bay qua hững hờ, buông lơi trước mắt. Lòng người cũng thế mà phơi phới, rạng ngời giữa đất trời hoan ca đón mùa xuân về.
Như một phản xạ có điều kiện, chúng tôi ai nấy hít căng lồng ngực rồi cứ thế miết mải phóng tầm mắt trải rộng bát ngát một màu xanh cây lá, được lồng trong những đám mây trắng đục đầy sương khói nhẹ bay trong mong manh hư ảo sớm mai. Kìa, biển mây bồng bềnh vắt ngang lưng núi. Một cơn gió thổi nhẹ cũng làm biển mây mênh mông khe khẽ giấc, rùng rình chuyển động. Những làn mây mỏng tang, chờn vờn. Trên đỉnh Chư Đang Ya lộng gió, những buồn bực bỗng tan biến, nguồn năng lượng tươi mới ùa về, tạo sự phấn chấn, đánh thức tiềm năng và suy nghĩ tích cực bên trong mỗi người.
Đứng trên đỉnh núi trong những ngày cuối năm như thế này, tôi thấy mình nên từ tốn chút, chậm rãi vài phút như mây ngàn lơ lửng kia. Và tận hưởng khung cảnh huyền hoặc, bồng bềnh, dịu vợi. Chúng tôi không nhớ mình đã đứng bao lâu trong ngày đầu xuân ấy, chỉ biết khi mặt trời giấu mình sau ngọn núi, mặc cho mây chiều cứ tự nhiên, xuôi theo gió mà bay đi. Mọi thứ chìm dần trong bóng tối, tiếng của những loài côn trùng gọi bạn nghe da diết, lao xao.
Video đang HOT
Chư Nâm: Hồi sinh cất lên từ núi
Từ núi lửa Chư Đang Ya, chúng tôi vòng qua đập Tân Sơn, rồi lựa chọn khám phá đỉnh Chư Nâm (huyện Chư Păh) vào những ngày đầu xuân, cũng là một hành trình đáng nhớ. Với độ cao 1.420 m so với mực nước biển, đi qua con suối Đá dưới núi, băng ngang suối Mây (gọi là suối Mây vì nơi đây có rất nhiều cây mây) thì rặng thông hiện ra với bãi cỏ xinh tươi dưới tán rừng thơ mộng vẫy chào.
Khi thiên nhiên bắt đầu làm một cuộc giao mùa, khí trời lại cổ vũ, ủng hộ những bàn chân chưa bao giờ biết nhàn du, những ước ao được chạm đến chóp đỉnh cao vời. Đường lên núi quanh co, dốc dài gần như thẳng đứng, càng đi lên càng thấy cao ngất với 70 độ; song không phải vì thế mà chúng tôi dễ dàng từ bỏ ý định. Chư Nâm đón chúng tôi bằng nhiều tảng đá rất đẹp, mặt bằng phẳng, rải rác cheo leo các sườn đồi tạo nên khung cảnh thú vị. Khối không khí loãng, gió càng thổi mạnh và nhiệt độ ngày càng thấp, cảm thấy như từng đợt gió rít qua tai, táp thẳng vào mặt. Nhưng bù lại, cảm giác được hít thở hương thơm núi đồi, cùng sắc màu những cụm hoa dại ngày đêm lặng lẽ nở; chúng ẩn tàng reo hát dưới cây thông rì rào bốn mùa trong gió.
Đỉnh Chư Nâm một ngày đầu xuân.Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Bát ngát cỏ, mênh mông cỏ, bạt ngàn cỏ trải khắp sườn đồi, sống lưng núi, đỉnh núi những cỏ là cỏ. Bên tán thông xanh ngắt đùa reo, miền hoa cỏ cứ nghiêng rạp về một phía như làm dáng, lúc thì như buông lơi, lúc chào mời đến với núi rừng xanh thắm. Đi được 10 km đường núi, hiện rõ những dấu bom B52 còn in dấu tích chiến sự ác liệt năm nào, mà có lẽ ít ai biết được. Nơi đây, gió mây vẫn rì rầm hát mãi khúc tráng ca về những ngày khói lửa, đau thương và oai hùng! Ngay trên đỉnh Chư Nâm bồng bềnh sương trắng, hoa mua rừng tím ngắt, lộng gió với mây ngàn, mãi vang vọng huyền thoại một thời xưa xa.
Tôi từng có ý nghĩ quay về ngay lần đầu leo lên các đỉnh núi vì không tin mình đủ sức đi đến đích. Tôi vẫn không biết sức mạnh ẩn giấu trong con người mình cho đến khi đặt bàn tay lên mỏm đá nơi đỉnh Chư Nâm. Đỉnh núi nào chúng tôi đã đi qua, càng đi càng thấy xa hơn, thẳm mông mênh hơn, hấp dụ, bí ẩn và thiết tha hơn, để rồi lòng cứ quyến luyến, không nguôi thương nhớ. Trước làng, bên con đường nhỏ chạy quanh núi, cạnh những đám trẻ xúng xính sắc màu áo mới… chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến lòng người thổn thức trước hơi xuân đang len lỏi trong mạch nguồn gió núi.
Ghé thăm núi lửa Chư Đăng Ya, thiên đường của hoa dã quỳ ở Gia Lai
Cứ đến những tháng cuối năm, trên các sườn đồi, khe suối dã quỳ lại "nhuộm vàng" cả một vùng đất trời Chư Đăng Ya.
Nơi đây được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ, nằm trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Gia Lai.
Ẩn mình giữa bốn bề núi non trùng điệp, núi lửa Chư Đăng Ya nằm tại địa phận làng Ploi Iagri, xã Chư Đăng Ya, H.Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku 30 km về hướng đông bắc.
Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J'rai có nghĩa là củ gừng dai. Và là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ. Miệng núi tròn rỗng to mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử.
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm tại địa phận làng Ploi Iagri, xã Chư Đăng Ya, H.Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Địa điểm thu hút nhiều du khách đến check in, chụp ảnh nhất khi đến đây là lối đi dẫn vào núi lửa Chư Đăng Ya, con đường với hai hàng hoa dã quỳ vàng rực trải dài. Có thể thấy rằng, những dấu tích dung nham của núi lửa để lại cho nơi đây vùng đất đỏ bazan màu mỡ và trù phú, vô tình tạo nên một cảnh vật thiên nhiên sống động hữu tình, cây cỏ đa dạng, phong phú, tươi tốt. Bởi thế mà Chư Đăng Ya trở thành điểm du lịch đang được tìm đến nhiều nhất hiện nay.
Ở Pleiku, nơi đâu cũng có hoa dã quỳ, nhưng không chỗ nào lại dày, đẹp và độc đáo như ở khu vực núi lửa Chư Đăng Ya. Đến mùa hoa dã quỳ, nơi đây như được "nhuộm vàng" cả một vùng trời.
Mùa hoa dã quỳ ở Chư Đăng Ya thu hút lượng lớn du khách ở mọi lứa tuổi từ nhiều tỉnh thành tìm đến. Nhiều người dân chạy bộ, đạp xe đến đây từ sáng sớm để ngắm bình minh, chụp ảnh với hoa dã quỳ trước khi nơi này trở nên đông đúc sau khoảng 8 - 9h sáng.
Đến mùa Hoa dã quỳ nơi đây như được "nhuộm vàng" cả một vùng trời.
Là người dân sinh sống tại TP Pleiku, Gia Lai, chị Lê Bảo Ngọc chia sẻ: "Cứ thấy hoa dã quỳ nở là báo hiệu mùa đông về. Năm nào cũng thế, cứ đến mùa hoa tôi lại phải sắp xếp công việc để đến Chư Đăng Ya ngắm hoa dã quỳ. Hoa dã quỳ ở đây mọc tự nhiên, bao trùm lấy ngọn núi lửa. Màu hoa vàng đẹp, tựa như hoa hướng dương".
Nếu lối đi dẫn vào núi lửa Chư Đăng Ya được nhiều người săn đón nhất thì trên đỉnh núi lửa lại là tọa độ lý tưởng nhất để ngắm trọn vẹn hoa dã quỳ. Du khách sẽ mất khoảng 20 phút đi bộ. Đứng trên miệng núi lửa này phong cảnh ở đây hiện ra trong mắt du khách quá đỗi yên bình. Những nỗi phiền muộn của du khách dường như tan biến trước những thảm hoa dã quỳ phủ vàng khắp các sườn núi lửa Chư Đăng Ya.
"Mình thấy mùa hoa năm nay đến sớm hơn một chút và nở rộ và đẹp hơn năm trước. Thời tiết nơi đây hiện khá lý tưởng để du khách "săn" những khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn" - Thùy Trang, một du khách Kon Tum, cho hay.
Gần đây khi du lịch phát triển tại địa phương, người dân địa phương hay tổ chức lễ hội hoa dã quỳ ở Chư Đăng Ya.
Gần đây, khi du lịch phát triển, chính quyền nơi đây thường tổ chức lễ hội hoa dã quỳ ở Chư Đăng Ya nhằm quảng bá hình ảnh, con người địa phương thân thiện, mến khách và tạo thêm công ăn việc làm. Lễ hội được diễn ra vào tháng 11 hàng năm, nội dung lễ hội dù còn đơn sơ nhưng mộc mạc, phản ánh bản sắc văn hóa địa phương.
Trong khuôn khổ lễ hội, có nhiều hoạt động đặc sắc để du khách trải nghiệm như biểu diễn cồng chiêng, phục dựng nghi lễ cúng lúa mới, trình diễn đan gùi, dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, chế tác nhạc cụ, dụng cụ sản xuất nông nghiệp, thi đấu các môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo, trưng bày ẩm thực địa phương, hoạt động chinh phục đỉnh núi Chư Đăng Ya.
Nếu lối đi dẫn vào núi lửa Chư Đăng Ya được nhiều người săn đón nhất thì trên đỉnh núi lửa lại là tọa độ lý tưởng nhất để ngắm trọn vẹn hoa dã quỳ.
Nói về lễ hội nơi đây, chị Thùy Trang cho biết: "Mình không chỉ được ngắm phong cảnh, mà còn được trải nghiệm không khí yên bình của buôn làng. Đây là dịp tốt để mình được tìm hiểu phong tục, tập quán, thăm kiến trúc nhà, chiêm ngưỡng những đồ thủ công mỹ nghệ như thổ cẩm, đan lát... rất độc đáo của bà con nơi đây".
Đến với Gia Lai, ngoài hoa dã quỳ rực rỡ sắc vàng ở núi lửa Chư Đăng Ya, mà du khách còn có thể trải nghiệm con đường thông trăm tuổi, ghé thăm Biển Hồ Chè, chùa Bửu Minh, cánh đồng lúa chín Ngô Sơn... và rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác đang chờ đón bạn.
Bản Pom Coọng - Nơi trải nghiệm đầy thi vị Bản Pom Coọng là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước của Mai Châu, Hoà Bình bởi nơi đây vẫn giữ được nét đẹp giản dị mộc mạc của một vùng quê yên bình nơi vùng cao. Vẻ đẹp thanh bình của bản Pom Coọng Bản Pom Coọng là cái tên có ý nghĩa rất hay và...