Ngang nhiên xâm hại đất rừng
Công ty CP Thiên Tân ngang nhiên xâm hại đất rừng để thi công dự án thủy điện Đăkre (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi).
Công ty CP Thiên Tân tự ý xâm hại rừng, thi công mặt bằng nhà máy thủy điện Đăkre – Ảnh: Hiển Cừ
Theo ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, qua kiểm tra, khảo sát thực tế tại khu vực xây dựng dự án thủy điện Đăkre cho thấy việc thi công tuyến đường công vụ vào nhà máy được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép vào ngày 2.2.2016 nhưng Công ty CP Thiên Tân đã thi công trước đó.
Cây rừng bị bật gốc nằm chỏng chơ bên mép đường công vụ – Ảnh: Hiển Cừ
Trong quá trình thi công, toàn bộ số cây gỗ tự nhiên, cây trồng rừng và đất đá đều được san ủi xuống ta luy âm, ảnh hưởng lớn đến diện tích đất rừng và cây cối xung quanh, thay đổi dòng chảy và nguồn nước của suối Cà Len bị ô nhiễm; tự ý thi công một phần mặt bằng khu vực nhà máy; một số vị trí của tuyến đường công vụ thi công tại hiện trường không đúng với hồ sơ thiết kế; thi công thêm một tuyến mới (không có trong hồ sơ thiết kế) đi qua rừng phòng hộ thuộc dự án JICA 2.
Video đang HOT
Một đoạn suối nằm trong dự án thủy điện Đăkre bị san lấp hoàn toàn – Ảnh: Hiển Cừ
Ông Nguyễn Trọng, Giám đốc Ban quản lý rừng khu tây Ba Tơ, cho biết sau khi phát hiện Công ty CP Thiên Tân tự ý thi công đường công vụ qua diện tích rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng khu tây Ba Tơ đã nhiều lần lập biên bản yêu cầu dừng thi công. Tuy nhiên, khi lực lượng kiểm lâm rút đi thì Công ty CP Thiên Tân lại tiếp tục làm khiến nhiều đồi núi có nguy cơ bị sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất rừng phòng hộ.
Tuyến đường công vụ đi qua rừng phòng hộ thuộc dự án JICA 2 – Ảnh: Hiển Cừ
Trước những sai phạm của Công ty CP Thiên Tân, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu công ty này tạm dừng việc thi công các hạng mục công trình thuộc dự án thủy điện Đăkre tại các vị trí qua rừng tự nhiên sản xuất, rừng phòng hộ; nhanh chóng hoàn tất hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo quy định.
Công ty CP Thiên Tân làm nhà công vụ trên đất rừng chưa được cấp phép – Ảnh: Hiển Cừ
Trong trường hợp, Công ty CP Thiên Tân vẫn tiếp tục triển khai thi công khi chưa đủ thủ tục pháp lý thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi xâm hại rừng trái pháp luật.
Thi công các hạng mục dự án thủy điện Đăkre làm thay đổi dòng chảy suối Cà Len, gây sạt lở đất rừng sản xuất – Ảnh: Hiển Cừ
Hiển Cừ
Theo Thanhnien
70 tỷ đồng xây khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa có diện tích gần 2ha trên núi Thới Lới, phía Đông bắc đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), kinh phí xây dựng 70 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm "Nghĩa sĩ Hoàng Sa". Công trình có vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng trên diện tích gần 2ha tại núi Thới Lới, huyện đảo Lý Sơn.
Khu tưởng niệm xây dựng trên cơ sở đồ án "Người mẹ thắp lửa" do kiến trúc sư Trần Văn Dũng (TP HCM) thiết kế, được chọn từ 100 bản vẽ, 5 mô hình... của 21 đơn vị, tập thể và cá nhân tham gia cuộc thi thiết kế tổ chức cách đây hơn một năm.
Kiến trúc sư Dũng cho hay, hình ảnh người mẹ thắp lửa được lấy ý tưởng từ những người phụ nữ đứng trên đất liền, chiều chiều ra bãi biển đứng ngóng đợi chồng con. Những lần người thân không về, họ lại lặng lẽ thắp ngọn đèn cúng vọng.
"Ngọn đèn này được làm giống hình trái tim, với ý nghĩa tưởng niệm những người con đất Việt đã ngã xuống vì chủ quyền Hoàng Sa thiêng liêng. Ngọn đèn còn là biểu tượng thắp lên lòng yêu nước với thế hệ trẻ", ông Dũng nói và cho biết dọc tuyến đường dẫn lên tượng đài sẽ có những bức phù điêu để cung cấp thêm các thông tin liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Các đại biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, cho biết việc chọn Lý Sơn để xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa mang nhiều ý nghĩa, bởi nơi đây như một bảo tàng sống về Hoàng Sa với những di chỉ của Triều đình Nhà Nguyễn cho ngư dân ra khai phá, xác lập chủ quyền và quản lý ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa là công trình thứ hai trong khuôn khổ chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa" do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phát động từ tháng 3/2014. Công trình thứ nhất là "Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma" được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) hồi tháng 3/2015.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa: Soi đèn cho con thấy đường về Ở bất kỳ thời điểm nào, Hoàng Sa cũng luôn nằm trong trái tim của người dân Việt Nam. Lịch sử đất nước sẽ tạc mãi trong tâm khảm những người con Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo. Hình ảnh người mẹ thắp lửa tưởng nhớ những người con đã quên mình vì Hoàng Sa - Ảnh: TLĐLĐVN cung cấp...