Ngang nhiên lập gác chắn thu phí đường bộ trái phép
Suốt 3 năm qua, ông Kiên Văn Mừng (35 tuổi, người dân tộc Cơ Tu), trú ở thôn 1, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã đứng ra lập gác chắn và ngang nhiên thu phí đường bộ trái phép đối với các loại xe tải với mức phí “cắt cổ”. Đặc biệt, nhiều người có công với cách mạng ở thôn 1 đang được Nhà nước hỗ trợ xây nhà tình nghĩa… cũng phải “è cổ” đóng phí đường bộ cho ông Mừng.
Trong chuyến công tác lên huyện miền núi Nam Đông vào dịp cuối tháng 8 này, chúng tôi đã chứng kiến một sự việc “hy hữu” khi ông Kiên Văn Mừng (trú thôn 1, xã Hương Hữu) đã tự ý lập một gác chắn trên tuyến đường liên thôn qua địa bàn để thu phí của các loại xe tải chở hàng hóa, vật liệu xây dựng…
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng thôn 1 cho biết, do chiếc cầu bắc qua con suối dẫn vào thôn 1 quá nhỏ (chiều rộng chưa đầy 2m-PV) nên các loại xe tải không thể đi lọt qua cầu. “Muốn vào thôn, các tài xế buộc phải cho xe chạy qua đoạn đường độc đạo gần mép vườn nhà ông Mừng để vòng qua con suối. Lợi dụng điều này, ông Mừng đã lập một gác chắn ở phía đầu đường để thu phí trục lợi”, ông Hiền cho hay. Qua tìm hiểu được biết, mỗi chuyến xe tải chở vật liệu xây dựng như cát, sạn, sắt, thép… được ông Mừng thu phí từ 70-100 nghìn đồng và 200 nghìn đồng/chuyến xe tải chở gỗ tràm.
Bà Trần Thị A Vin, một người có công với cách mạng, thuộc diện gia đình chính sách được UBND xã Hương Hữu tạo điều kiện xây nhà ở tình nghĩa bức xúc trình bày với chúng tôi: “2 vợ chồng mình đều là thương bệnh binh, nghèo lắm, chẳng có tiền để xây nhà ở. Được Nhà nước quan tâm xây tặng căn nhà tình nghĩa, nhưng muốn xe tải chở vật liệu vào nhà, vợ chồng mình phải chi tiền từ 50-100 nghìn đồng cho ông Mừng đấy! Từ khi khởi công vào cuối năm 2013 đến nay, gia đình đã mất hơn 3 triệu đồng vì cái khoản thu phí vô lý này rồi…”.
Ông Kiên Văn Mừng, người tự ý lập gác chắn.
Video đang HOT
Ngoài trường hợp của bà A Vin, ở thôn 1 còn có thêm 20 hộ dân thuộc diện chính sách đang được hỗ trợ xây nhà tình nghĩa và nhiều hộ dân đang tiến hành sửa chữa nhà cửa trước mùa mưa bão cũng phải “cắn răng” chịu đựng đóng phí cho ông Mừng. Trong đó, ông Hồ Minh Cần đã chi 1,1 triệu đồng/11 xe chở cát sạn; ông Hồ Pả Ninh chi gần 2 triệu đồng cho 10 xe tải chở gỗ tràm. Trong số này, còn có ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hữu cũng đã chi nhiều triệu đồng cho ông Mừng để “xin đường” cho xe chở vật liệu về sửa chữa nhà cửa.
Trong khi đó, nói về lý do thu phí đường bộ, ông Mừng cho rằng: “Chuyện tôi thu phí xe quá tải là rất đỗi bình thường, vì các xe chạy đã xâm lấn vào đất vườn nhà tôi” (?). Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hữu thì các xe tải khi chạy qua con đường độc đạo trên không hề ảnh hưởng đến vườn tược của ông Mừng. Ông Hồ Văn Xôi, Công viên xã Hương Hữu còn cho biết thêm: “Xã đã tổ chức rất nhiều cuộc họp và nhiều lần phối hợp cùng chính quyền thôn, già làng đến tuyên truyền, vận động ông Mừng dừng việc thu phí đường bộ trái phép; nhưng ông Mừng vẫn tiếp tục việc làm trái với quy định pháp luật. Sự việc đã kéo dài suốt nhiều năm, gây búc xúc cho người dân địa phương, ảnh hưởng đến ANTT địa bàn, song đến nay, vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm”
Theo CAND
Mức phí "sốc" ở cửa khẩu Mộc Bài: "Chỉ bằng một nửa phí ở Lạng Sơn"
Ông Huỳnh Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, khẳng định, mức thu phí đối với xe container chở hàng quá cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài chỉ bằng một nửa so với các tỉnh phía Bắc. Các doanh nghiệp phải tính toán lại chi phí để đóng phí đúng quy định.
Xung quanh vụ xe container "vây" cửa khẩu Mộc Bài để phản đối mức phí quá cao, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, vào ngày 19/8. Theo ông Quang, trước khi tổ chức việc thu phí đối với phương tiện ra vào cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Xa Mát, UBND tỉnh đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh phía Bắc đã áp dụng việc thu phí này là Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Ông Huỳnh Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh trao đổi với báo chí
Việc áp dụng mức phí 2,5 triệu đồng/lượt xe container 400 feet là thấp hơn mức phí 4,5 triệu đồng mà Bộ Tài chính yêu cầu và chỉ bằng nửa mức 5 triệu đồng/lượt ở tỉnh Lạng Sơn. Trong đề án, phía tỉnh Tây Ninh dự kiến sẽ thu phí đối với tất cả các cửa khẩu. Tuy nhiên, sau xem xét tình hình thực tế thì chỉ áp dụng đối với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát.
Trao đổi với PV Dân trí về việc mức phí thu quá cao mà lại không thông báo trước khiến doanh nghiệp ngỡ ngàng, không giải quyết được bài toán tài chính, ông Quang thừa nhận các cơ quan chức năng tỉnh chậm trễ, thiếu sót trong việc thông tin đến doanh nghiệp. Ngay cả việc tổ chức thu phí cũng rất cập rập, nhân sự và phương tiện chưa được chuẩn bị kỹ.
Tuy nhiên, việc này phía doanh nghiệp có thể đàm phán với doanh nghiệp Campuchia về mức phí mới. Tất nhiên, giai đoạn đầu doanh nghiệp có phần khó khăn nhưng sẽ ảnh hưởng không lớn, cần có thời gian để điều chỉnh.
Khi được hỏi nếu các doanh nghiệp Campuchia không quá cảnh hàng ở các cảng TPHCM mà vận chuyển thẳng về Campuchia thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam? Ông Quang nói các doanh nghiệp có quyền lựa chọn đường đi của hàng hóa.
Một số doanh nghiệp phải tìm cách xoay sở để đóng phí qua cửa để giữ uy tín với khách hàng
Trong khi đó, ông Phạm Văn Sơn, Trưởng Ban quản lý khu cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát giải thích, khi xây dựng đề án về mức thu, quản lý và sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra vào cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, phía tỉnh đã xây dựng tiêu chí rất rõ ràng.
"Riêng đối với hàng quá cảnh áp dụng mức phí cao nhất. Nói một cách nôm na, cho người ta mượn đường thì họ cũng phải đóng góp tiền để sửa chữa đường sá. Còn mức phí đối với hàng nông sản thì có sự ưu đãi hơn để tạo điều kiện giao thương 2 bên, loại hàng xuất nhập khẩu cũng tương đối thấp. Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ở phía Nam áp dụng việc thu phí này nên chúng tôi cũng hết sức cân nhắc, đưa ra phí thu khá thấp so với mặt bằng", ông Sơn khẳng định.
Theo ông Sơn, sắp tới sẽ chấn chỉnh việc thu phí như tăng cường nhân sự, phương tiện, công tác hướng dẫn, lựa chọn vị trí thích hợp để làm đặt bàn làm việc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục một cách nhanh nhất. Các cơ quan chức năng cũng đang bàn thảo việc nộp phí bằng việc chuyển khoản cho thuận tiện. Tài xế qua cửa khẩu chỉ cần xuất trình chứng từ đã đóng tiền thì đỡ mất thời gian.
Trước thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp cho xe neo đậu ở các bãi, chịu chi phí phát sinh rất cao nhưng vì không có tiền đóng phí, ông Sơn khẳng định phía Ban quản lý chỉ có thể hướng dẫn, giải thích về mức phí, thủ tục chứ không thể giúp doanh nghiệp được gì. "Xe muốn qua cửa khẩu thì phải đóng tiền chứ không còn cách nào khác. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định, còn nếu không chịu đóng thì có thể chọn đường khác mà đi", ông Sơn nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Gia đình lao động Việt mất tích tại Libya như ngồi trên đống lửa Những ngày qua, người thân của lao động Nguyễn Văn Nhâm (đang mất tích tại Libya) như đang trên đống lửa. Cả nhà gần như không rời màn hình ti vi, trông ngóng từng thông tin, tin tức về anh. Sáng 11/8, nhóm PV Dân trí đã tìm về gia đình anh Nguyễn Văn Nhâm ở thôn Nam Bình, xã Thạch Đài, huyện...