Ngang nhiên dựng phòng ở trên nóc nhà hàng xóm?
Vừa mua lại căn phòng khu tập thể tầng 2, gia đình anh Tú đã cho hàn khung thép, lợp mái tôn cơi nới phòng ra thêm gần 20 m2. Tuy nhiên, để làm được việc này, gia đình anh đã ngang nhiên dựng phòng đè lên tầng thượng của một hộ gia đình tầng một, gây bức xúc cho dư luận.
Sự việc này đang diễn ra tại phường Trung Tự, quận Đống Đa (Hà Nội). Trong đơn gửi cho chúng tôi, ông Bùi Đình Xứng, phòng 107, 108B, nhà D5, phường Trung Tự cho biết, gia đình ông rất bức xúc trước việc làm coi thường pháp luật của gia đình anh Tú, người vừa chuyển đến mua nhà.
Theo ông Xứng, gia đình anh Tú đã cơi nới trái phép vào diện tích mái nhà tầng 1 của gia đình ông mà không có sự chấp thuận của gia đình. Trước sự việc trên, gia đình ông đã nhắc nhở nhưng anh Tú vẫn phớt lờ và ngang nhiên dựng phòng, lợp mái tôn phủ kín mái nhà tầng một, nơi hiện là sân phơi của nhà ông Xứng.
Ngôi nhà của gia đình ông Xứng bị gia đình anh Tú quây kín phía trên mái. Ảnh: Ngọc Lân
Theo tìm hiểu, diện tích gia đình ông Xứng bị gia đình anh Tú quây làm phòng hiện nay không nằm trong diện tích được cấp sổ đỏ và trước đây là khu vực đất lưu không của tập thể. Tuy nhiên, sau đó, do điều kiện ăn ở chật hẹp nên các gia đình ở tầng 1 khu tập thể đã xây dựng thêm phòng ở phần đất lưu không này để sử dụng.
Với nhà ông Xứng, diện tích xây thêm này, năm 1992 chủ nhà tầng một được sự đồng ý của UBND phường Trung Tự đã cơi nới 2 phòng phía sau và đổ trần 2 phòng tầng 1, nối giữa 2 phòng là tum để che mưa, nắng. Tum cao so với mặt sàn của trần 0,7m. Trên trần của phòng 107 có xây bể nước và sân phơi.
Việc xây dựng này hoàn toàn tiền của chủ tầng 1 bỏ ra và sau đó, hàng năm chủ tâng 1 đóng thuế đất đầy đủ. Khi xây dựng các bên đã có thỏa thuận riêng với chủ nhà cũ là ông Tứ, nếu cần thì chỉ sử dụng 1 phần để phơi giàn quần áo với điều kiện không được xây dựng chồng lên móng tường tầng 1 và mái.
Theo gia đình ông Xứng, diện tích bị xây lấn là 20 m2.
Ông Xứng cho biết, sau khi tầng 1 xây thêm phòng ở phần đất lưu không phía dưới, tầng 2 đã sử dụng trần của tầng 1 để nới ra một cách tối đa. Trên trần của phòng 108B là phòng 208B xây 1 căn 16m2, trên trần của phòng 107 và 207 xây 1 căn 8m2. Điều này đã được thỏa thuận và sử dụng từ trước cho tới nay không có tranh chấp gì. Tuy nhiên, nay chủ mới của tầng 2 là 207, 208B có dã tâm chiếm nốt phần còn lại thuộc về nhà ông Xứng.
Video đang HOT
Theo ông Xứng, khi bán nhà, chủ cũ có giao kèo với chủ mới là họ đã nới ra tối đa diện tích được phép nên không được cơi ra thêm 1cm nào nữa nhưng vừa mới về, gia đình chủ mới đã lấn hết ra phần của gia đình ông và dựng phòng đè lên mái nhà tầng thượng của gia đình ông.
“Vì muốn bảo đảm quyền lợi của gia đình và thỏa thuận giữa các bên giữa các gia đình nên chúng tôi đã nhiều lần làm đơn và ra UBND phường trình báo sự việc nhưng không được giải quyết. Qua báo chí, tôi rất mong các cấp có thẩm quyền vào cuộc để trả lại quyền lợi cho gia đình tôi”, ông Xứng nói.
Nhất Minh
Theo_VnMedia
Hình ảnh cụ ông 'ăn hang ở lỗ' trong cơn lũ
Ông lão 80 tuổi, người một thời sống trong hang đá gần 30 năm, lủi thủi ngồi ở góc nhà ngồi nhìn người con xắt từng miếng măng rừng cho vào nồi nấu bữa chiều, mắt thỉnh thoảng ngóng về núi rừng bạt ngàn xa xăm.
Người con dâu ngồi cạnh bếp lửa đun nồi măng, thỉnh thoảng bón cho đứa con gần 2 tuổi từng thìa cơm trắng lõng bõng toàn nước. Gạo trong nhà chỉ đủ cho 2 ngày ăn, bữa ăn hằng ngày còn lại là rau và măng rừng không có mắm, muối, gia vị. Sống ở giữa "rốn nghèo", gia đình ông Cao Chờn ở bản Ón, một trong ba bản (bản Ón, bản Yên Hợp, bản Mò O Ồ Ồ) của đồng bào người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, những ngày này đang bị cô lập giữa núi rừng bạt ngàn bởi con đường vào bản đã bị ngập sâu gần 5m, chạy dài gần 2km.
Đường vào nhà người từng "ăn hang ở lỗ" Cao Chờn, từ xã Thượng Hóa vào bản Ón phải ngồi 2 lần đò.
Hết chuyến đò, con đường vào gần 7km dốc khúc khuỷu, hai bên sừng sững vách đá.
Mặt đường nhấp nhô những tảng đá, sỏi, suốt chặng đường vào là những hình ảnh cây rừng, cột điện đổ sập chắn ngang.
Ông Cao Chờn sống với hai vợ chồng người con trai và đứa cháu tại một căn nhà được Nhà nước hỗ trợ xây từ năm 2002.
Là một trong 65 hộ nghèo trên tổng số 70 hộ của bản Ón, mỗi tháng gia đình ông Cao Chờn vẫn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Gạo trong nhà chỉ đủ cho 2 ngày ăn, những bữa ăn hằng ngày còn lại là rau và măng rừng không có mắm, muối, gia vị.
Bát cơm trắng lõng bõng toàn nước, người con dâu Cao Thị Kèm xúc từng thìa bón cho đứa con chưa đầy 2 tuổi Cao Thị Thang ăn cho qua bữa trưa.
Nồi măng rừng sau khi thái mỏng, cho vào nồi cùng một chút nước, không có gia vị, được nấu chín để chuẩn bị cho bữa tối của gia đình.
Một góc nơi sinh hoạt ngủ-nghỉ trong ngôi nhà của gia đình ông Cao Chờn.
Trong nhà chỉ có 2 chiếc "giường" được kê bằng những tấm ván gỗ.
Cuộc sống của gia đình ông Cao Chờn chủ yếu là tự cung, tự cấp trồng cây ngô, cây sắn... và sống dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của nhân dân ở khắp mọi nơi.
Tộc người Rục được bộ đội biên phòng phát hiện vào tháng 5/1959. Khi đó, họ chuyên sống trong các hang đá, kiếm ăn như người nguyên thủy.
Hiện nay, đồng bào người Rục có hơn 600 người, được định cư tại huyện Minh Hóa, xã Thượng Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn do vẫn quen khai thác chủ yếu từ tự nhiên.
Theo Lao động
Vì sao nông dân quay lưng với đồng ruộng? "Nông dân bỏ ruộng" - đó là cụm từ không mới ở nhiều vùng quê Việt Nam thời gian gần đây. Nghèo vẫn hoàn nghèo trên chính đồng ruộng của mình đã khiến nông dân rời nhà ra phố kiếm sống. Bộ NNPTNT, với lẽ đó, đã muốn có sự thay đổi bức tranh nông thôn bằng những quyết tâm mới nhất về...