Ngang nhiên chạy ngược chiều nhưng không bị phạt!
Sau một tuần áp dụng hướng lưu thông mới tại đường Hoàng Sa và Trường Sa ( quận Tân Bình, TP.HCM), tình trạng ùn tắc giao thông tại các giao lộ Phạm Văn Hai-Trường Sa và Phạm Văn Hai-Hoàng Sa đã giảm hẳn.
Thực tế trên xảy ra tại các cầu trên đường Hoàng Sa và Trường Sa, quận Tân Bình.
“Điều đó cho thấy chủ trương điều chỉnh giao thông của Sở GTVT là đúng. Tuy nhiên, đáng lo ngại là khi vắng bóng CSGT thì tình hình lưu thông ở đây rất bát nháo. Xe chạy ngược chiều loạn xạ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao” – anh Phạm Văn Minh, ngụ đường Trường Sa, nói.
Theo ghi nhận ngày 6 và 7-10, mặc dù cơ quan chức năng đã gắn đầy đủ biển cấm kèm sơ đồ hướng dẫn lưu thông nhưng phần lớn người đi qua khu vực này vẫn vô tư chạy ngược chiều. Trưa 6-10, chỉ trong 10 phút đứng tại cầu số 2, chúng tôi đếm được khoảng 50 xe máy và hai ô tô ngang nhiên chạy ngược chiều qua cầu. Người dân chỉ chịu chạy đúng chiều khi có mặt CSGT và lực lượng dân phòng.
Anh Đỗ Đức Bình, ngụ đường Phạm Văn Hai, bức xúc: “Rất ít người dân chấp hành việc phân luồng mới. Vài ngày đầu còn đổ thừa do thói quen ngày xưa nhưng cả tuần rồi mà họ vẫn chạy loạn xạ. Do vậy, khi vắng CSGT, tôi chưa thấy việc phân luồng này có kết quả tốt. Mà cơ quan chức năng cũng lạ, cứ cắm biển cấm xong rồi ai muốn chạy ngược chiều cũng được. Tôi hỏi một anh CSGT là sao không phạt người đi ngược chiều, anh ấy bảo mới điều chỉnh giao thông một tuần nên từ từ, chưa phạt ngay. Lạ thật, chạy ngược chiều là hành vi vi phạm luật giao thông nghiêm trọng nhưng không ai bị xử lý”.
Cùng quan điểm, anh Phan Văn Minh cho rằng việc ngành giao thông đặt biển cấm đường ngược chiều rồi không cử lực lượng túc trực hướng dẫn thường xuyên là chưa làm hết trách nhiệm. Tương tự, lực lượng CSGT không kiên quyết xử phạt là chưa đúng. “Đặt biển cấm như thế có khi còn nguy hiểm hơn bình thường. Đã có nhiều người đi đúng chiều bị người đi ngược chiều va quẹt, có trường hợp dẫn tới cãi vã, đánh nhau. Nếu giả sử xảy ra tai nạn nghiêm trọng, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Tôi nghĩ cơ quan chức năng nên có biện pháp xử lý cho thỏa đáng” – anh Minh nói.
Trao đổi với PV, đại diện Khu quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết: “Sau khi phân luồng, đoạn đường này trở nên thông thoáng hơn. Mặc dù chúng tôi có nhờ lực lượng công an quận phối hợp để hướng dẫn người dân di chuyển đúng hướng, tuy nhiên trong thời gian đầu do nhiều người chưa quen nên vẫn còn lưu thông theo hướng cũ (ngược chiều). Bên cạnh đó cũng có một số người vẫn cố tình vi phạm. Tuần tới chúng tôi sẽ họp các ban, ngành liên quan để đánh giá lại. Điểm nào tốt chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện, điểm nào còn chưa làm được sẽ khắc phục. Giai đoạn đầu nếu có người vi phạm chúng tôi sẽ nhắc nhở, sau đó nếu người lưu thông vẫn vi phạm, chúng tôi sẽ phối hợp cùng CSGT để xử phạt”.
Video đang HOT
Sáng 29-9, Sở GTVT TP.HCM đã phân luồng hướng lưu thông mới tại hai cung đường Trường Sa và Hoàng Sa, quận Tân Bình nhằm làm giảm áp lực giao thông ở các giao lộ Trường Sa, Hoàng Sa với Phạm Văn Hai.
Theo đó, các cây cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc trên đường Hoàng Sa, Trường Sa sẽ có hướng lưu thông ngược hoàn toàn. Cụ thể, các phương tiện từ đường Phạm Văn Hai muốn đổ ra Hoàng Sa sẽ buộc rẽ phải, đi thẳng đường Trường Sa chứ không đi cắt ngang lên cầu số 3 như trước. Ngược lại, đường Trường Sa, hướng từ Phú Nhuận đổ về Tân Bình, các phương tiện không được rẽ lên cầu số 2, 4 như cũ, thay vào đó là rẽ vào các cầu số 1, 3, 5.
NGUYỄN CHÂU
Theo PLO
Thực tế trên xảy ra tại các cầu trên đường Hoàng Sa và Trường Sa, quận Tân Bình.
Cận cảnh cầu 1.460 tỷ đồng nối Phú Thọ và Hà Nội sắp thông xe
Sau hơn hai năm xây dựng, cầu Việt Trì - Ba Vì (cầu Văn Lang) bắc qua sông Hồng dự kiến thông xe vào ngày 7/10.
Dự án cầu Văn Lang khởi công từ năm 2016 với tổng mức đầu tư hơn 1.460 tỷ đồng, do Công ty cổ phần tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
Cầu có tổng chiều dài và đoạn tuyến chính đường hai đầu cầu khoảng 9,46 km, bắc qua sông Hồng, nối huyện Ba Vì và TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).
Trong đó, chiều dài đường dẫn phía Phú Thọ khoảng 0,26 km, chiều dài cầu vượt sông khoảng 1,55 km, chiều dài đường dẫn phía Hà Nội khoảng 7,54 km.
Cầu được thiết kế với bề rộng 12m, bao gồm 2 làn xe cơ giới rộng 7 m, 2 làn xe hỗn hợp rộng 4 m và gờ lan can hai bên rộng 1 m.
Công trình cầu Việt Trì-Ba Vì (cầu Văn Lang) nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C theo hình thức hợp đồng BOT đến nay đã hoàn thành.
Để hoàn vốn cho dự án, nhà đầu tư được thu phí 35.000 đồng mỗi xe với thời gian thu phí khoảng 20 năm.
Một số hạng mục công trình như trạm thu phí cơ bản hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng.
TÙNG LÂM
Theo VTC
Cha mẹ bất cẩn, con bị ngựa đá suýt mất mạng Không ai trông coi để cậu bé hiếu động trêu chọc và đấm ngựa đứng bên đường. Sau lần đầu đá hụt, ở lần thứ 2, con ngựa đạp cậu bé văng vào bánh xe máy. Lúc này mới thấy nữ nhân viên trong cửa hàng chạy ra đỡ bé đang nằm khóc đứng dậy. Thật may là cậu bé không nguy hiểm...