Ngàn tỷ nợ công cấp xã: Ôm cục nợ ngồi chờ…giải cứu?
Nhiều địa phương muốn ngay và luôn có các công trình hiện hữu, dẫn đến áp lực chi tiêu cho ngân sách, ngay cả sức dân cũng không chịu đựng nổi.
Chắc chắn tăng nợ công
Báo cáo giám sát về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới công bố mới đây cho thấy, nợ đọng xây dựng nông thôn mới của 35/41 tỉnh thành đã lên tới 8.600 tỷ đồng, thậm chí có ý kiến cho rằng nếu thống kê hết các tỉnh trên toàn quốc, khoản nợ này phải hơn 10.000 tỷ đồng.
Đánh giá về số tiền nợ đọng này, PGS. TS Hoàng Thúy Nguyệt, Trưởng Bộ môn Quản lý Tài chính công, Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính cho rằng, đối với vấn đề nợ đầu tư cho xây dựng nông thôn mới phải phân định được trong 8.600 tỷ này nguồn từ ngân sách nhà nước cam kết cho công trình đó là bao nhiêu; nguồn từ dân đóng góp là bao nhiêu và nguồn từ doanh nghiệp bao nhiêu.
Video đang HOT
Xây dựng đường nông thôn tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
“Chúng ta chỉ việc tính phần ngân sách nhà nước cam kết đóng góp mà thôi, lúc ấy nó mới chuyển thành nợ công. Ví dụ, một hộ dân hứa để xây dựng con đường này thì sẽ đóng góp 100.000 đồng, cả xã đó được chừng vài ba tỷ đồng. Thế nhưng do một số lý do mà hộ dân đó lại không đóng góp, số nợ ấy không tạo thành nợ công. Nhưng nếu ngân sách nhà nước cam kết chi cho công trình đó khoảng 20% giá trị công trình mà khi công trình đó làm xong rồi Nhà nước lại không trả 20% đó cho nhà thầu, lúc ấy nó sẽ tạo thành nợ công”, PGS.TS Hoàng Thúy Nguyệt chỉ rõ.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ quan điểm, nếu đây là nợ của chính quyền địa phương thì bắt buộc phải cộng vào nợ công của quốc gia.
“Nợ công không thể nào loại trừ nợ của địa phương. Ngay cả những khoản nợ được chính phủ, chính quyền địa phương bảo lãnh cũng phải tính vào nợ quốc gia”, ông nhấn mạnh.
Cả hai vị chuyên gia đều cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới số tiền nợ đọng “khủng” ở xã, mà trong đó một phần là do nhiều địa phương vung tay quá trán, quá tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng mà chưa chú trọng phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nợ từ đâu ra
TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn tới con số nợ đọng lớn ở xã trước hết là do việc không kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, nợ đọng đó đi từ những đầu tư trường học, bệnh viện, đường sá… Ngoài ra, quy trình đấu thầu còn nhiều vấn đề dẫn tới những vướng víu, lợi ích nhóm, tham nhũng trong đó.
“Trên nguyên tắc vay thì phải trả, nhưng có những dự án không sinh lời, thiếu hiệu quả, không có nguồn thu nhập, chẳng hạn xây dựng một bệnh viện rồi bệnh viện đó bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn tới không có nguồn thu nhập để trả nợ, nợ đó thành nợ đọng. Đây là điều rất nguy hiểm! Nợ đọng cứ tăng thì dân chúng hiện tại và những thế hệ sau phải gánh nợ đó. Mặt khác, nhiều tài sản hữu hình lại không sinh ra sản phẩm cho xã hội, gây lãng phí rất lớn”, ông Hiếu chỉ rõ.
Vị chuyên gia cũng chỉ ra một nguyên tắc của đầu tư công, đó là phải có danh mục ưu tiên đầu tư, cái nào làm trước, cái nào làm sau, tùy theo ưu tiên đó mà có nguồn vốn dự trù và phân bổ sử dụng vốn cho phù hợp. Ngược lại, nếu cứ bạ đâu làm đó, thấy cái nào cần thì phải làm ngay cuối cùng không có hiệu quả, đẩy nợ công của Việt Nam cứ chồng chất lên.
Về vấn đề này, theo PGS.TS Hoàng Thúy Nguyệt, “Có 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng chỉ là một trong 19 tiêu chí ấy. Thông thường, chính quyền các địa phương muốn ngay và luôn có các công trình hiện hữu, ví dụ đường sá, công trình thủy lợi, nhà trẻ… đều chưa có nên họ quá quan tâm vào những cái hữu hình ấy. Từ đó, chính quyền địa phương đưa ra một chương trình trong đó vận động bà con, doanh nghiệp đóng góp và ngân sách nhà nước đóng góp một phần. Nhưng cũng bởi muốn ngay và luôn, không chia rõ thành các lộ trình từng năm nên rất dễ gây áp lực chi tiêu cho ngân sách dẫn đến nợ công, ngay cả sức dân cũng không thể chịu đựng nổi áp lực này.
Xây dựng nông thôn mới, nếu đúng chủ trương của Nhà nước, thì rất toàn diện, đầy đủ tất cả các chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu phát triển sản xuất. Nhưng sự nóng vội có được các tài sản hữu hình hơn là đầu tư vào nguồn lực con người như nâng cao năng lực sản xuất của họ đã khiến nợ đọng ở địa phương tăng lên. Nói cách khác, nhiều địa phương có phần nào hiểu méo mó về chủ trương xây dựng nông thôn mới”.
Theo_Báo Đất Việt
Cà Mau được tiếp vốn xây dựng nông thôn mới
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Cà Mau phấn đấu có 50% trong tổng số 82 xã được công nhận xã nông thôn mới (NTM). Đến nay, bình quân mỗi xã ở Cà Mau đạt được 13,6/19 tiêu chí NTM, tăng bình quân 10,1 tiêu chí so với thời điểm mới bắt đầu thực hiện chương trình XDNTM vào năm 2010. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh này đã có 17 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 20,7% tổng số xã của tỉnh. Riêng trong năm 2016, Cà Mau phấn đấu công nhận thêm sáu xã đạt chuẩn NTM.
Để hoàn thành mục tiêu về XDNTM trong năm 2016, UBND tỉnh Cà Mau đã phân bổ kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM năm 2016 với tổng kinh phí 26 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn 44 tỷ đồng mà T.Ư vừa phân bổ thêm cho Cà Mau, UBND tỉnh đang xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh để tiếp tục phân bổ về cho các địa phương triển khai thực hiện. Trong đó, vốn sẽ được ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông thôn... cho: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã nghèo thuộc huyện nghèo...
HỮU TÙNG
Theo_Báo Nhân Dân
Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ Mặc dù nợ công sắp chạm trần quy định song các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trả 100% nợ công hiện nay. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới dự báo, với mức nợ công hiện nay là 62,5% thì năm 2016 nợ công của Việt Nam có thể tăng lên mức 63,8%; năm 2017...