Ngân sách quốc phòng Mỹ 2016 có thể vượt trần kỷ lục 60 tỉ USD
Trong khi Nhà trắng và Lầu Năm góc đang thảo luận thông qua các dự thảo ngân sách quốc phòng trước khi trình Quốc hội vào đầu năm sau, một cựu quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ, ngân sách quốc phòng đề xuất có thể vượt mức trần Quốc hội đề ra khoảng 60 tỉ USD.
Ảnh minh họa
Các quan chức chính quyền và quốc phòng thảo luận trong các tháng vừa qua cho rằng, Luật kiểm soát ngân sách 2011 (BCA) quy định hạn chế mức chi tiêu của Lầu Năm góc sẽ không hoàn toàn mang tính bắt buộc đối với mức đề xuất ngân sách cho năm 2016.
Một nguồn tin từ cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và các tham mưu trưởng hội đồng liên quân Mỹ cho biết, các tham mưu trưởng đang hối thúc mức tăng 60 tỉ USD so với mức trần 535 tỉ USD dành cho quốc phòng, cùng với đó là mức tăng 10 tỷ USD cho các chương trình của Bộ năng lượng.
Mặc dù việc các kế hoạch của Lầu Năm góc và chính quyền Mỹ đòi tăng mức trần chi tiêu không có gì đáng ngạc nhiên, tuy nhiên con số đề xuất lần này không hề nhỏ.
Thứ trưởng Quốc phòng mỹ Bob Work gần đây đưa ra ước tính Lầu Năm góc sẽ thiếu khoảng 70 tỉ USD trong ngân sách năm tới nếu Quốc hội không cho phép tăng chi tiêu quốc phòng.
Khoản bội chi dự kiến dùng cho hiện đại hoá các chương trình hạt nhân, và có thể là để khởi động các chương trình mới đắt đỏ như máy bay ném bom tầm xa.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel hồi tháng 11 cho biết, Mỹ cần nhiều tỉ USD đầu tư mới nhằm cấp vốn cho các chương trình hiện đại hoá hạt nhân then chốt trong các năm tới.
Lầu Năm góc muốn tăng chi ít nhất 10% hàng năm trong 05 năm tới cho các chương trình hiện đại hoá và nâng cấp lực lượng hạt nhân.
Ngân sách năm 2016 đươc cho là sẽ là năm chứng kiến mức tăng ngân sách thời chiến tăng kỷ lục trong một thập niên qua với nhiều khoản chi mua sắm vũ khí và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Video đang HOT
Trong tình hình Quốc hội đang do đảng Cộng hoà kiểm soát, chính quyền của Tổng thống Obama khó có thể kiếm được một sự ủng hộ chính sách nào từ Quốc hội về việc tăng ngân sách quốc phòng, dù nó là nhằm củng cố sức mạnh quốc phòng.
Hôm 6.11, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ đưa ra dự tính với nhu cầu hiện đại hoá và củng cố quốc phòng mà Lầu Năm góc đề xuất trong các năm tới, thì mức ngân sách trần của giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2019 có thể sẽ phải tăng 47 tỉ USD mỗi năm so với mức đặt ra của BCA.
Theo Vietnamdefence
Những vũ khí đáng sợ nhất của Hải quân Mỹ
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa dẫn đường lớp Ohio là hai trong 5 vũ khí đáng gờm nhất mà Hải quân Mỹ đang sở hữu.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke
Tàu khu trục USS Fitzgerald, lớp Arleigh Burke bắn tên lửa.
Mang tên một vị đô đốc huyền thoại trong Thế chiến II, Arleigh Burke là lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ. Với tổng cộng 62 chiến hạm đang hoạt động, tàu lớp này được coi là xương sống của những hạm đội Hải quân Mỹ. Ngoài ra, tàu lớp Arleigh Burke còn được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và tên lửa phòng thủ giúp tăng khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, Nationalinterest đưa tin.
Hiện tại, tất cả các tàu lớp này được trang bị tên lửa phòng không Evolved Sea Sprrow tầm ngắn và tầm trung. Một số tàu được lắp đặt thêm bệ phóng tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3, giúp tăng khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.
Nhằm mục tiêu chống ngầm, tàu được trang bị hệ thống dò sonar SQQ-69 cùng tàu kéo dò ngầm chìm dưới mặt nước. Sáu ống phóng cho phép nó thả ngư lôi MK-46. Khoang rộng phía sau có thể chứa trực thăng chống ngầm tầm xa MH-60R. Tàu còn được trang bị hệ thống súng uy lực, giúp vô hiệu hóa các mục tiêu gần.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
Máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler.
Dựa trên thiết kế của máy bay tiêm kích chuyên trách trên tàu sân bay F/A-18F Super Hornet, EA-18 Growler là máy bay chiến tranh điện tử với khả năng cơ động của một chiến đấu cơ. Nó giúp mẫu phi cơ này thực hiện những nhiệm vụ có nguy cơ cao như hỗ trợ máy bay ném bom luồn sâu trong lòng địch.
EA-18 Growler giống nguyên mẫu tới 90%. Người ta bỏ pháo M61 để trang bị cho EA-18 hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-227. Ngoài ra, giá treo vũ khí sẽ mang các thiết bị gây nhiễu chuyên dụng khác nhằm vô hiệu hóa vũ khí đối phương. EA-18 Growler cất và hạ cánh trên tàu sân bay giống với F/A-18.
Loại máy bay này có 3 vai trò chính là hỗ trợ máy bay không người lái tác chiến, gây nhiễu hệ thống phòng thủ của đối phương và tích hợp với hệ thống phòng thủ mặt đất để tăng khả năng đánh chặn. Ngoài ra, EA-18 Growler có khả năng tự vệ nhờ tốc độ nhanh, sự cơ động lớn cùng khả năng bắn tên lửa đối không. Tính tới tháng 5/2014, Hải quân Mỹ đã nhận 100 máy bay loại này.
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia
Tàu ngầm lớp Virginia trị giá khoảng 2 tỷ USD/chiếc.
Một trong những vũ khí thành công nhất của Mỹ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh là tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Tàu dài 115 m, đường kính 10 m với tải trọng choán nước đạt 7.800 tấn. Các lò phản ứng hạt nhân trên tàu cho phép nó di chuyển với vận tốc tối đa đạt 56-65 km/h cùng phạm vi hoạt động không giới hạn.
11 tàu lớp Virginia đều được trang bị 12 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk, 4 ống phóng cỡ nòng 533 mm, cho phép thả ngư lôi, thủy lôi hoặc tàu ngầm không người lái. Ngoài ra, khoang chứa trên tàu còn cho phép mang theo tàu ngầm mini của lực lượng Biệt kích Hải quân (Navy SEAL).
Hệ thống dò sonar trên tàu cho phép nó phát hiện mục tiêu ngầm hay di chuyển trên mặt nước. Ngoài ra, nó có thể phát hiện kẻ địch nhờ các cảm biến năng lượng. Trong quá trình tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền, thủ thủ đoàn các tàu ngầm lớp Virginia sử dụng dữ liệu từ các lực lượng khác của quân đội Mỹ. Các tàu lớp Virginia có giá khoảng 2 tỷ USD/chiếc.
Tàu ngầm chiến lược lớp Ohio
Tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của Mỹ.
Tính tới thời điểm hiện tại, Hải quân Mỹ có 4 tàu ngầm lớp Ohio là Ohio, Michigan, Florida và Georgia. Chúng là 4 tàu chiến trang bị nhiều vũ khí nhất hành tinh. Ngoài khả năng mang 154 tên lửa dẫn đường, các tàu lớp Ohio còn có đủ chỗ chứa cho 4 tàu ngầm mini của Biệt kích Hải quân.
Mỗi tàu lớp này có thể mang 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân D-5 Trident. Ngoài ra, chúng được cải tiến để phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Mỗi ống phóng được biên chế nhiều tên lửa nên chúng có khả năng bắn tối đa 154 quả Tomahawk. Thực tế, các tàu lớp Ohio giống kho vũ khí hơn một chiến hạm.
Tàu đổ bộ vận tải USS Ponce
Tàu đổ bộ vận tải USS Ponce.
Chính thức góp mặt trong biên chế Hải quân Mỹ năm 1971, tàu đổ bộ vận tải USS Ponce bất ngờ hồi sinh khi được lắp đặt vũ khí laser. Nó là chiến hạm đầu tiên được trang bị loại vũ khí này, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên vũ khí mới với những công nghệ đang ngày càng được hoàn thiện.
Phía Hải quân Mỹ cho biết, hệ thống tạo tia laser năng lượng lớn đã chính thức trở thành một phần vũ khí của lực lượng này. Chúng sẽ được sử dụng trong chiến đấu nhằm bắn hạ máy bay không người lái, trực thăng di chuyển chậm hay các tàu tuần tra tốc độ cao. Hải quân Mỹ từng công bố hình ảnh vũ khí laser vô hiệu hóa một quả đạn chống tăng, bắn hạ máy bay không người lái và tàu.
Vũ khí Laser cũng hiệu quả kinh tế hơn rất nhiều so với các loại tên lửa của Mỹ. Nó ngốn hết 69 xu, tương đương 14.000 VNĐ cho một lần khai hỏa. Trong khi đó, tên lửa Griffin mà Mỹ sử dụng để bắn tàu nhỏ có giá 99.000 USD, tương đương 2 tỷ VNĐ trong khi tên lửa RAM bắn hạ UAV có giá tới 250.000 USD. Vũ khí của USS Ponce hiện nay có công suất 30 kw nhưng Hải quân Mỹ sẽ thử nghiệm những loại vũ khí laser công suất 100 tới 150 kw trong 2 năm tới.
Theo Tri Thức
Sức mạnh chiến hạm Mỹ khiến Trung Quốc nổi giận Quốc hội Mỹ đã thông qua việc bán 4 tàu hộ tống cũ lớp Oliver Hazard Perry cho Đài Loan - một quyết định khiến Trung Quốc nổi đóa. Defense News ngày 19/12 cho biết, Oliver Hazard Perry là lớp tàu hộ tống đang được Hải quân Mỹ cho về hưu, nhường chỗ cho các tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện đại...