Ngân sách quốc phòng của Nga có thể sẽ giảm 10%
Đây là thông tin do ông Sergei Chemezov, CEO của Rostectập đoàn quốc phòng hàng đầu của Ngađưa ra ngày 23/2.
Theo Reuters, trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov công bố, chi tiêu ngân sách của Nga sẽ giảm 10% đối với toàn bộ các bộ, ngành của nước này ngoại trừ Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, ông Chemezov, một người thân cận với Tổng thống Nga Putin và cũng nằm trong danh sách chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, lên tiếng cho rằng, việc cắt giảm chi tiêu ngân sách cũng có thể ảnh hưởng đến quân đội Nga.
Bộ trưởng Công thương Nga Denis Manturov thử một khẩu AK tại Hội chợ Quốc phòng Quốc tế ở Abu Dhabi (Ảnh Reuters)
“Chi tiêu quốc phòng của Nga sẽ giảm đi khoảng 10%, tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này”, ông Chemezov phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề một hội nghị quốc phòng tại Abu Dhabi, thủ phủ của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Video đang HOT
Dù trước đó từng khẳng định rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ không gây ảnh hưởng gì đến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, ông Chemezov giờ cũng phải thừa nhận ngành công nghiệp này đang phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.
“Các lệnh trừng phạt này đã trở thành động lực để chúng tôi tự sản xuất các loại vũ khí của mình. Trước khi chịu lệnh trừng phạt, chúng tôi thường mua vũ khí từ Ukraine, nơi có rất nhiều nhà máy chế tạo vũ khí. Tuy nhiên, đến năm 2017, chúng tôi dự định sẽ tự sản xuất mọi loại vũ khí mà chúng tôi từng phải nhập khẩu”, ông Chemezov.
Ông Chemezov khẳng định, việc xuất khẩu vũ khí của Nga đang được hưởng lợi từ việc đồng USD của Mỹ đang tăng so với đồng Ruble của Nga.
Theo CEO của Rostec, hiện Nga đã nhận được đơn đặt hàng các loại vũ khí trị giá tới 40 tỷ USD cho 3- 4 năm tới. Trong đó, các nước đặt hàng nhiều nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và Mỹ Latin./.
Theo NTD
Nga có quyền đòi nợ Ukraine ngay lập tức
Ngày 10-1, Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov cho biết: Kiev đã vi phạm các điều kiện đối với khoản vay 3 tỷ USD. Vì vậy, Nga có quyền đòi nợ ngay lập tức.
Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov
Trao đổi với các nhà báo, ông Siluanov nói: "Khoản nợ 3 tỷ USD mà Kiev vay của Moscow đã vượt quá 60% tổng GDP đất nước. Điều này đã vi phạm các điều kiện của khoản vay".
Vị bộ trưởng cho hay rằng, Nga có tất cả các căn cứ để yêu cầu hoàn trả lại khoản vay này tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa được đưa ra.
Trước đó, trong ngày 10-1, một nguồn tin từ chính phủ Nga cho biết, trong tương lai gần có khả năng Moscow sẽ yêu cầu chính quyền Kiev hoàn trả lại khoản nợ này trước hạn.
Nếu Nga đòi nợ thì Ukraine sẽ lâm vào nguy khốn và gần như chắc chắn không thể trả được số tiền trên.
Bởi, một mặt Ukraine đang phải vật lộn để tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh các hoạt động quân sự chống lại phe ly khai tại miền đông đất nước vẫn chưa chấm dứt hẳn.
Mặt khác, tình trạng đối đầu căng thẳng với Nga đã đẩy giá trị đồng hryvnia của Ukraina xuống thấp nghiêm trọng, đồng thời làm tê liệt nền kinh tế mà gần như đã phá sản sau nhiều năm tham nhũng và tình trạng quản lý yếu kém. Trong khi đó, sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, Kiev đã hao hụt 20% giá trị nền kinh tế.
Mặc dù được sự hỗ trợ từ các nước khác và các tổ chức tài chính quốc tế nhưng Ukraine vẫn phải "cầu cứu Nga". Trong tháng 12-2013, Nga đã quyết định cho Ukraine vay 15 tỷ USD và mua trái phiếu châu Âu đầu tiên của Ukraine trị giá 3 tỷ USD. Trong năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã hỗ trợ Kiev 15 tỷ USD nhưng tình hình kinh tế tại nước này vẫn không có khởi sắc.
Ngày 15-12-2014, Thủ tướng Ukraine, Arseny Yatseniuk tiếp tục kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho nước này và nói rằng, chính phủ Ukraine đang làm tất cả những gì có thể để khôi phục lại nền kinh tế đổ vỡ của mình và sự giúp đỡ là rất cần thiết.
Nhưng Brussels đã từ chối tổ chức hội nghị cho các nhà tài trợ giúp đỡ Ukraine cho đến khi Kiev đưa ra một kế hoạch chi tiết về phát triển kinh tế đất nước.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko đã tuyên bố, Ukraine có thể tổ chức một cuộc trưng cầu trong vài năm tới về việc gia nhập NATO mặc dù điều này đã được Mátxcơva cảnh báo rằng sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Phát biểu tại trụ sở của NATO, Thủ tướng Yatseniuk nói rằng, cá nhân ông rất vui mừng nếu Ukraine có thể gia nhập NATO càng sớm càng tốt, nhưng ông không dám chắc tất cả các đồng minh NATO sẽ hài lòng về điều này.
Theo_An ninh thủ đô
Kinh tế Nga 2015 có thể giảm 4% Kinh tế Nga 2015 có thể giảm 4% với mức thâm hụt ngân sách hơn 3% GDP, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov dự đoán. Bộ trưởng Tài chính Nga Siluanov ngày 26/12 đã đưa ra những dự đoán về tình hìnhkinh tế Nga 2015 "trong trường hợp" giá dầu ở mức 60 USD/thùng. Ông Siluanov nói với các phóng viên rẳng, bộ...