Ngân sách quốc phòng – Cơn đau đầu của nước Mỹ
Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đang ráo riết đàm phán cho ngân sách 2013, trong đó nhức nhối nhất vẫn là bài toán cắt giảm chi tiêu. Hiện tại, ngân sách quốc phòng Mỹ chưa bị cắt giảm song xu thế này sẽ nhanh chóng bị đảo ngược trong nhiều năm tới.
Ngân sách Quốc phòng, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại Mỹ hiện nay.
Với tỷ lệ 98 phiếu thuận, Thượng viện Mỹ ngày hôm qua (4/12) đã nhất trí thông qua ngân sách năm 2013 cho Lầu Năm Góc. Theo đó, trong tài khóa 2013 (được tính từ 1/10/2012 đến 30/9/2013), Bộ Quốc phòng Mỹ được nhận tổng ngân sách 631 tỷ USD, so với mức 614 tỷ của tài khóa trước. Theo kế hoạch, dự luật ngân sách quốc phòng này còn phải chờ được Hạ viện thông qua trước khi trình lên Tổng thống Barack Obama ký phê chuẩn.
Mặc dù mức ngân sách quốc phòng mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua có tăng chút đỉnh (17 tỷ USD) so với tài khóa trước, cũng như so với mức đề xuất của Tổng thống Obama trong bối cảnh “chú Sam” đang đau đầu với kế hoạch cắt giảm nợ công, song xét theo cả tiến trình dài trong thời gian tới, con số này sẽ được thể hiện bằng một đường thẳng đi xuống trên biểu đồ ngân sách.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, trong 10 năm tới, ngân sách khổng lồ của họ sẽ bị giảm mạnh khi Lầu Năm Góc phải thắt chặt hầu bao khoảng 500 tỷ USD, tương đương mức sụt giảm bình quân 10%/năm. Nhiều nhà phân tích dự đoán mức cắt giảm ngân sách quân sự Mỹ có thể sẽ còn lớn hơn con số này, tùy theo kết quả thương thảo cụ thể giữa hai ngành hành pháp và lập pháp Mỹ.
“Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã chấp nhận giảm khoảng 500 tỷ USD trong thời hạn 10 năm và sẽ không cắt giảm thêm nữa. Nhưng có dấu hiệu rõ ràng cho thấy các khoản chi tiêu quân sự sẽ tiếp tục bị thu hẹp”, chuyên gia phân tích Loren Thompson thuộc Viện nghiên cứu Lexington nhận định. Viện nghiên cứu Lexington hoạt động dưới sự tài trợ của giới công nghiệp hàng không quân sự Mỹ.
Ông Gordon Adams, Giáo sư trường Đại học Mỹ ở Washington, cũng cho biết tất cả các trung tâm tham vấn ở Mỹ đều dự đoán ngân sách quốc phòng Mỹ đang bắt đầu khựng lại và có xu hướng giảm mạnh, sau một thời gian dài được bổ sung liên tiếp và hiện đã lên mức gần gấp đôi kể từ khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
“Quân đội Mỹ đang chuẩn bị trải qua thời kỳ ăn kiêng tương tự như những năm sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 và chiến tranh Việt Nam 1975″, Giáo sư Gordon Adams nói.
Video đang HOT
Cũng theo vị cố vấn Nhà Trắng về vấn đề ngân sách quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, chi tiêu quân sự có thể sẽ bị giảm tương đương với thời kỳ 1985 – 1998 với mức cắt giảm có thể lên tới 30 – 40%. Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh thắt lưng buộc bụng đó, binh chủng nào trong số các lực lượng hải – lục – không quân và thủy quân lục chiến sẽ bị “rút hầu bào” nhiều nhất.
“Vấn đề đau đầu hiện nay đối với các nhà hoạch định chính sách và giới quân sự Mỹ không chỉ là việc cắt giảm bao nhiêu ngân sách quốc phòng, mà còn cắt giảm ở những hạng mục nào”, một chuyên gia thuộc Trung tâm Thẩm định Chiến lược và Ngân sách (CSBA) chia sẻ.
CSBA đã huy động nhiều nhóm chuyên gia nghiên cứu phân tích khả năng Lầu Năm Góc sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu nào trong khuôn khổ kế hoạch giảm 500 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới. Theo luật bất thành văn, dù ngân sách bị thu hẹp bao nhiêu thì các nhà hoạch định chiến lược quân sự cũng “không được phép đụng đến” các lực lượng chiến đấu tối cần thiết tạo nên sức mạnh của Mỹ trong tương lai, như lực lượng đặc nhiệm, các đơn vị không gian mạng hay các đơn vị tấn công đường trường.
Các nhóm nghiên cứu của CSBA cho rằng trong tương lai, số lượng đặt mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 và quân số lữ đoàn chiến đấu – nền tảng của lục quân – sẽ là những đơn vị chịu ảnh hưởng đầu tiên. Ngoài ra, số lượng chiến hạm hay các chương trình huấn luyện quân sự cũng sẽ chịu tác động từ việc cắt giảm ngân sách.
“Theo truyền thống, việc cắt giảm ngân sách tác động nhiều nhất đến việc mua sắm thiết bị, tiếp đến là quy mô quân đội”, chuyên gia Gordon Adams giải thích, đồng thời đưa ra dẫn chứng về việc quân số lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã bị cắt giảm khoảng 100.000 người.
Ông Adams dự đoán quân số của Mỹ sẽ tiếp tục bị co lại từ 1,4 triệu người xuống còn 1,1 triệu, khi những người mãn hạn hợp đồng. Ngoài ra, số lượng 700.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng cũng sẽ bị thu hẹp.
Hiện người ta chưa biết liệu Hạ viện Mỹ và tiếp đó là Tổng thống Obama có phê chuẩn mức ngân sách quốc phòng 631 tỷ USD cho năm nay hay không, nhưng có một điều chắc chắn là con số này sẽ khó lòng được duy trì sang cácnăm tiếp theo, nhất là trong bối cảnh Mỹ sẽ chấm dứt hoàn toàn sứ mệnh chiến đấu ở chiến trường Afghanistan từ cuối năm 2014.
Việc ngân sách quốc phòng Mỹ bị thu hẹp đang khiến nhiều quốc gia châu Á lo ngại, cho rằng điều này sẽ tác động đáng kể đến chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã ra sức trấn an các nước trong khu vực, đặc biệt là 3 đồng minh thân cận Nhật Bản, Australia và Philippines, rằng chiến lược xoay trục sẽ không bị ảnh hưởng và rằng, nếu có phải co hẹp về quân số cũng như thiết bị thì châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực cuối cùng được xét tới. Mỹ khẳng định có nhiều lợi ích tại khu vực này và không muốn các đồng minh của mình phải chịu lép vế trước sự trỗi dậy gây tranh cãi của một vài thế lực mới nổi ở châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Dantri
Mỹ lại chia rẽ vì vách đá tài khóa
Kế hoạch tăng thuế và giảm chi tiêu công trị giá 1.600 tỷ USD của Tổng thống Obama không được Hạ viện Mỹ chấp thuận. Hôm nay, Hạ viện còn đưa ra chương trình 2.200 tỷ USD, giảm thuế và chi phí y tế.
Vách đá tài khóa (Fiscal Cliff) là chương trình tự động tăng thuế và cắt giảm chi tiêu năm 2013 trị giá hơn 600 tỷ USD của Mỹ. Chương trình trên sẽ có hiệu lực vào tháng 1 tới nếu Quốc hội nước này không có động thái giải quyết.
Vách đá này được tạo ra bởi Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama. Năm 2010, Mỹ gia hạn chương trình giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush thêm hai năm, có nghĩa là việc giãn thuế thu nhập, thuế thặng dư vốn, cổ tức và bất động sản sẽ chấm dứt vào cuối năm nay. Năm 2011, để nâng trần nợ công liên bang, Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách 1.200 tỷ USD trong 9 năm tới, bắt đầu từ tháng 1/2013. Năm 2012, nước này gia hạn việc giảm thuế lương 2% đến hết tháng 12. Tất cả những việc này được thiết kế để gây sức ép buộc Quốc hội phải hành động về thuế, chi tiêu và thâm hụt.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và Tổng thống Mỹ Barrack Obama. Ảnh: Financial Press
Để giải quyết vách đá tài khóa, Tổng thống Obama đề nghị tăng thuế để thu về 1.600 tỷ USD trong thập kỷ tới. Ông cũng cho rằng Mỹ nên cắt giảm 600 tỷ USD chi tiêu công, trong đó có 350 tỷ chăm sóc y tế. Việc này sẽ được chia làm hai giai đoạn. Ban đầu, chương trình tăng thuế sẽ áp dụng với người giàu, hiện chiếm 2% trong xã hội. Vì vậy, thuế thặng dư vốn sẽ được đẩy lên mức cao nhất là 23,8%, thuế thu nhập là 39,6% và thuế cổ tức là 43,4%. Những hạn chế về giảm và miễn thuế cũng sẽ được phục hồi.
Trong giai đoạn hai bắt đầu từ 1/8, Chính phủ Mỹ muốn Quốc hội thông qua kế hoạch nâng thuế trị giá khoảng 600 tỷ USD. Họ sẽ thực hiện hai chương trình: nâng thuế 1.000 tỷ USD và giảm thuế 360 tỷ USD để tạo ra mức tăng thuế ròng hơn 600 tỷ USD.
Kế hoạch này đã được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner trình bày tại Quốc hội ngày 29/11, trong cuộc bàn thảo với cả hai đảng về vách đá tài khóa. Tuy nhiên, những đề xuất trên đã không được Đảng Cộng hòa chấp nhận.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner còn công khai chỉ trích chính quyền của Tổng thống Obama và cho rằng "Nhà Trắng cần tỏ ra nghiêm túc hơn về vấn đề này". Boehner cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ được nghe một kế hoạch chi tiết về cắt giảm chi tiêu", nhưng những gì Nhà Trắng trình bày lại giống hệt bản kế hoạch ngân sách của Tổng thống tháng 2 năm ngoái.
Ngày hôm nay (4/12), trong một bức thư trình lên Tổng thống Obama, Hạ viện Mỹ cũng công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt của riêng họ trị giá 2.200 tỷ USD. Cơ quan này đề xuất cắt chi phí Chăm sóc y tế và an sinh xã hội, đồng thời đặt trần mức giảm thuế đối với người giàu.
Ông Boehner và một số lãnh đạo Đảng Cộng hòa dự tính cắt giảm 800 tỷ USD thuế trong thập kỷ tới và giảm tốc độ tăng trưởng của chi phí An sinh xã hội. Việc này sẽ giảm chi cho chương trình phúc lợi đặc biệt thêm ít nhất 900 tỷ USD, bao gồm cả nâng tuổi hưởng chăm sóc y tế, và giảm 300 tỷ USD những khoản chi tiêu không bắt buộc.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng - Dan Pfeiffer, kế hoạch này "không đáp ứng được yêu cầu cân bằng" và "chẳng có gì mới mẻ". Ông nhấn mạnh: "Trên thực tế, việc này chỉ là hạ thuế cho người giàu và đẩy gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu".
Joe Minarik, một quan chức ngân sách dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton nhận xét những đề nghị này "rõ ràng là một nước cờ". Ông giải thích: "Nếu Đảng Cộng hòa chấp nhận đề án tăng thuế, Đảng Dân chủ cũng sẽ phải xê xích một chút với chương trình phúc lợi đặc biệt".
Theo Thượng nghị sĩ Max Baucus, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, cả hai bên vẫn có khả năng đi đến thống nhất nếu mức tăng thuế trên 1.000 tỷ USD và chi tiêu công giảm đáng kể. Ông cho rằng Mỹ không còn nhiều thời gian, trong khi cả hai bên lại rất kiên định với các vấn đề tối quan trọng như thuế, và việc tăng thuế hay giảm chi tiêu có xảy ra ngay lập tức hay không.
Tuần trước, trong một báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2013, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định GDP của Mỹ có thể chỉ tăng 2,2% năm nay và 2% năm sau. Nhà kinh tế trưởng của OECD - Pier Carlo Padoan cũng cho biết: "Nếu vách đá tài khóa không được giải quyết, Mỹ sẽ đẩy cả thế giới vào suy thoái".
Bên cạnh vách đá tài khóa, nợ công cũng là vấn đề nóng trong các cuộc bàn thảo cuối năm tại Mỹ. Cường quốc số một thế giới này sẽ chạm mức trần nợ 16.400 tỷ USD năm nay. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, Bộ Tài chính có thể sử dụng các biện pháp chưa từng có để dời hạn chót tăng trần nợ sang tối thiểu giữa tháng 2 tới. Đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu tương đương mức tăng giới hạn nợ. Còn Nhà Trắng lại muốn gỡ bỏ quy định việc tăng trần nợ phải được Quốc hội thông qua.
Theo VNE
Các quốc gia EU sẽ "thanh lý" vũ khí qua mạng Nhằm đối phó với bài toán nợ công và ngân sách quốc phòng ngày càng eo hẹp, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch bán vũ khí, xe tăng, máy bay quân sựtrên trang web eQuip. Trang web eQuip có thiết kế giống như trang mạng bán hàng hóa e-bay, trưng bày các khí tài quân sự,...