Ngân sách quốc phòng chậm lại, Trung Quốc sẽ hạn chế hoạt động ở Biển Đông?
Chi phí quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc sẽ tăng 7,5% so với năm ngoái. Tốc độ tăng này chậm lại so với năm 2018, sẽ không khiến Trung Quốc hạn chế hoạt động ở Biển Đông vì các giới chức quân sự nước này đang huy động ngân quỹ từ các nguồn lực khác.
Trong phần khai mạc kỳ họp thường niên ngày 5/3, Quốc hội Trung Quốc công bố báo cáo ngân sách cho biết chi tiêu cho quốc phòng năm 2019 sẽ tăng 7,5% so với năm 2018. Tổng ngân sách quốc phòng lên đến khoảng 177,49 tỷ USD, có thể dành cho việc tăng lương quân nhân và phát triển các vũ khí, khí tài quân sự mới.
Hải quân Trung Quốc
Năm 2018, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 8,1%. Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc luôn nằm ở mức hai con số.
Tốc độ tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2019 đươc giải thích theo hai cách khác nhau. Nhiều phương tiên truyên thông cua phương Tây và Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc đang “ phô trương sức mạnh cơ bắp”. Con truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng ngân sách quôc phong đã chậm lại so với năm 2018. Con số tăng ngân sách quôc phong Trung Quốc mỗi năm tương quan khá chặt chẽ vơi tốc độ tăng trưởng GDP so với năm trước, và vơi sự thay đổi giá cả. Có lẽ, đôi vơi ngân sach quôc phong co nhưng chỉ số giảm phát đăc biêt co tính đến sự thay đổi giá ca cua các thiết bị quân sự và nhiên liệu… Các chỉ số này khác với chi sô giảm phát GDP và chỉ số giá sản xuất được công bố, nhưng tương quan với chúng.
Chinh bơi vây tốc độ tăng trưởng GDP hai chữ số trong bôi canh tăng giá các sản phẩm công nghiệp và nhiên liệu dẫn đến viêc tốc độ ngân sách quân sự cung co hai chữ số. Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay va mưc lạm phát thấp lam cho tốc độ tăng ngân sách quôc phong giảm 6-7%. Có lẽ, tác động của các sự kiện chính trị đến tốc độ gia tăng chi tiêu quân sự là không đáng kể.
Sự tăng trưởng chậm của ngân sách quốc phòng trong năm tới của Trung Quốc đang được các quan chức ở Bắc Kinh bù đắp bằng ngân quỹ từ các nguồn phi quốc phòng trong năm nay, từ các cơ quan dân sự và thậm chí của các công ty tư nhân, để củng cố kiểm soát quân sự trong vùng Biển Đông có tranh chấp, theo AFP.
Video đang HOT
AFP dẫn lời học giả Oh Ei Sun, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nói: “Sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là một nỗ lực toàn diện, gồm cả của quân đội và khu vực tư nhân”.
Ông Oh Ei Sun tóm tắt lại: “Do đó chúng ta có thể thấy sự sụt giảm nhẹ trong các hoạt động thuần là quân sự do thiếu ngân sách nhưng các nỗ lực đòi chủ quyền một phạm vi rộng lớn trên Biển Đông thì tôi nghĩ là sẽ vẫn diễn ra”.
Một chuyên gia khác là ông Stephen Nagy, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Công giáo Quốc tế ở Tokyo, cho biết rất nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của quân đội Trung Quốc lấy tiền từ các ngân quỹ phi quốc phòng ở địa phương và quốc gia.
Theo Petro times
Hải quân Mỹ - Trung đụng độ, điều gì xảy ra?
Các cuộc đụng độ căng thẳng tuy chưa dẫn đến xung đột gần đây giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Mỹ khiến người ta phải đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu hai bên can dự vào một cuộc hải chiến?
Có một sự thật rõ ràng là hải quân Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến đấu thực sự và cũng không thể đối chọi với hải quân Mỹ ở quy mô toàn cầu. Phía Mỹ vượt trội về số lượng cũng như chất lượng về mọi mặt, không chỉ về công nghệ.
Hải quân Mỹ được huấn luyện tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thực tế hơn, do vậy chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột tương lai.
Nhưng đó không phải là tất cả. Bởi nhiều một số chuyên gia, Trung Quốc đang "chạm mà chắc" cải thiện cách huấn luyện cũng như cách thức tiến hành tập trận trên biển.
Điều này đang khiến Mỹ lo ngại bởi nay đã phải đối mặt với khả năng thất bại hoặc ít nhất là bị dồn vào thế bí trong một xung đột khu vực có giới hạn với Trung Quốc.
Luận thuyết này là tâm điểm của một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Proceedings của Học viện Hải quân Mỹ mà tác giả là đại úy hải quân Mỹ Dale Rielage. Là giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương, ông Rielage hẳn có nhiều thông tin về quân đội Trung Quốc.
Không quân hải quân Trung Quốc
Thập kỷ vừa qua chứng kiến "một sự cải thiện đáng kể về quy mô và sự phức tạp trong hoạt động huấn luyện của hải quân Trung Quốc, đồng thời với việc mở rộng các nhiệm vụ, hoạt động và năng lực", ông Rielage viết.
"Tâm điểm của những việc này là các nhiệm vụ chiến đấu trên biển trình độ cao- phần cơ bản nhất của một hạm đội trong việc chống lại hải quân đối phương... Sự thành thục của hải quân Trung Quốc đang tăng lên thông qua việc đầu tư phát triển các phương pháp huấn luyện tiên tiến hơn, thực tế hơn".
Tuy nhiên, dù Trung Quốc có thiết bị, tàu chiến, vũ khí mới, họ sẽ triển khai như thế nào, tác chiến ra sao trong trường hợp một cuộc chiến nổ ra là điều ít rõ ràng hơn.
Một tàu chiến đơn lẻ, chưa nói tới cả một hạm đội, là một cỗ máy phức tạp được điều khiển bởi hàng trăm hay thậm chí là hàng ngàn thủy thủ. Càng đông càng rắc rối và dễ xảy ra sai sót. Chiến tranh là hoạt động dễ gây ra lộn xộn và khó dự đoán vì thế quân đội phải tập luyện chiến thuật nhiều lần để biết phải làm gì trong thực tế chiến đấu.
Hải quân, hơn nhiều binh chủng khác, ít nhất cần tới nhiều thập kỷ để xây dựng và hoàn thiện để trở thành một đội quân đáng tin cậy. Và khi nói đến chiến thuật, Trung Quốc rõ ràng tụt lại sau so với Mỹ.
Ví dụ, các chỉ huy Trung Quốc thường xuyên tạo ra các kỹ thuật "nhanh chóng" khi học các công nghệ mới, theo lời ông Rielage. Các sỹ quan Trung Quốc được trang bị các hệ thống chỉ huy và kiểm soát hiện đại, nhờ được đầu tư quốc phòng lớn. Nhưng họ thường xuyên thấy không đủ sức kiểm soát những hệ thống này và quay lại các phương pháp cũ hơn, ít hiệu quả hơn.
Dàn khu trục hạm Mỹ
"Các nhà bình luận quân sự Trung Quốc thường xuyên chỉ trích "chủ nghĩa hình thức" trong huấn luyện, huấn luyện với mục đích biểu diễn, rằng thực tế này đã làm mất giá trị của các hoạt động tập trận", trung tá lục quân Mỹ về hưu Dennis Blasko viết trong một bài báo năm 2015 đăng trên tạp chí War on the Rocks . "Mặc dù quân đội Trung Quốc có tiến bộ, các lãnh đạo của họ nhận thức rõ vẫn tồn tại những khiếm khuyết trong công tác huấn luyện của họ".
Nhưng điều quan trọng là quân đội Trung Quốc vẫn đang cải thiện năng lực của họ. Những gì họ làm không mang tính cách mạng, nhưng cần thiết nếu họ muốn đối đầu với Mỹ trên biển.
ANH MINH
Theo TPO
Mỹ đối phó hải cảnh, tàu cá Trung Quốc Mỹ được dự báo sẽ tăng cường các biện pháp ứng phó tình trạng tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc gây bất ổn tại các vùng biển nhạy cảm. Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Hoàng Sa của VN ẢNH: MAI THANH HẢI Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm qua dẫn lời các nhà...