Ngân sách quốc phòng cao ngất ngưỡng, Mỹ vẫn lo không đủ tàu chiến
Dù chiếm 1/3 ngân sách quốc phòng của thế giới nhưng Mỹ vẫn đang lo không đủ tàu chiến để có thể duy trì sự hiện diện trên các khắp các vùng biển thế giới vào năm 2018.
Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Joe Mulloy mới đây cho biết nếu Mỹ không giành một ngân sách lớn hơn cho Hải quân thì nước này sẽ chỉ có các hạm đội tàu sân bay nhỏ và không đáp ứng đủ khả năng vào năm 2018. Điều này sẽ làm giới hạn sự hiện diện của Mỹ trên thế giới.
“Chúng tôi đã không trình bày cụ thể những vấn đề này, những chúng tôi sẽ gửi đến Quốc hội một tài liệu mật để thông báo về những tác động của sự thiếu hụt này”, Đô đốc Joe Mulloy nói.
Đồng tình với quan điểm của ông Joe Mulloy, Phó Tư lệnh Hải Quân Mỹ Bill Morann phát biểu trước Thượng viện Mỹ trong tháng 2 cũng cho rằng những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu Mỹ duy trì với ngân sách quốc phòng hiện tại và tiếp tục thực hiện nghị quyết CR (giới hạn ngân sách chi tiêu của Chính phủ Mỹ ở mức khoảng 1 nghìn tỷ USD).
Video đang HOT
Sự hạn chế của ngân sách quốc phòng có thể tạo ra nhiều nguy cơ đối với nước Mỹ, hai hạm đội của Mỹ có thể ngừng hoạt động, trong khi hai hạm đội khác có thể giảm năng lực tác chiến của nó. Bên cạnh đó 14 tàu chiến sắp bổ sung có thể sẽ bị trì hoãn, ông Morann cho biết thêm.
Chính vì thế, Hải quân Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Quốc hội nước này chi thêm khoảng 14 tỷ USD để mua sắm thêm tàu chiến và đề xuất mua 12 tàu chiến LCA .
Tuy nhiên, kế hoạch này đã không nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nhưng có thể nhận được sự chấp thuận của Tổng thống Donald Trump khi mới đây, ông đề xuất tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỷ USD và cam kết tăng cường số lượng tàu chiến cho Hải quân Mỹ lên 350 so với con số dưới 300 hiện nay. Dự kiến Quốc hội Mỹ sẽ thông qua ngân sách quốc phòng vào tháng 4 tới đây.
Theo Danviet
Hải quân Mỹ phát triển thiết bị lặn tự động diệt thủy lôi
Thiết bị lặn không người lái Knifefish có thể được triển khai trước tàu chiến để quét và diệt thủy lôi, bảo đảm an toàn cho biên đội tác chiến.
Phương thức hoạt động và liên lạc của Knifefish. Ảnh: General Dynamics.
Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công thiết bị lặn không người lái (UUV) Knifefish có khả năng xác định, phân loại và phá hủy hàng loạt thủy lôi dưới đáy đại dương, National Interest ngày 20/3 đưa tin.
Thiết bị quét mìn không người lái Knifefish có hình dáng như một ngư lôi với chiều dài 5,8m, đường kính 533mm và nặng 770 kg. Đây là một phần trong hệ thống vũ khí của tàu chiến ven biển (LCS), được thiết kế để dò tìm thủy lôi trong vùng nước nông có độ nhiễu cao.
Knifefish được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) khẩu độ tổng hợp có băng tần rộng, tần số thấp để phát hiện thủy lôi tàng hình. Thiết bị sonar của Knifefish sẽ phát tín hiệu âm thanh, sau đó phân tích dữ liệu phản hồi để xác định hình dạng, kích thước và khoảng cách tới mục tiêu. Thông tin sẽ được tải vào một module dữ liệu tháo rời, giúp chuyên viên trên tàu mẹ phân tích và xác định các mối đe dọa.
Việc sử dụng Knifefish giúp tàu chiến giữ khoảng cách an toàn, tránh xa nguy cơ kích nổ thủy lôi. Chiếc UUV sẽ tìm kiếm thủy lôi thả nổi hoặc được chôn dưới đáy biển trong môi trường nhiễu tín hiệu, đồng thời thu thập dữ liệu môi trường, phục vụ cho mục đích tình báo.
Trong bài kiểm tra mới nhất, tàu quét mìn Knifefish đã phát hiện 6 trong 8 thủy lôi, vượt kỳ vọng của hải quân Mỹ. Các kỹ sư Mỹ đang nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện phần mềm của Kniefish, tăng khả năng phát hiện mục tiêu hơn nữa. Knifefish có khả năng được biên chế ngay trong năm nay.
Hạ Vy
Theo VNE
Trận hải chiến nhấn chìm tham vọng bá chủ Địa Trung Hải của Italy Biên đội tàu chiến hùng hậu của Italy mở chiến dịch tập kích đội tàu hộ tống Anh trên Địa Trung Hải nhưng hứng chịu thất bại nặng nề. Thiết giáp hạm Vittorio Veneto của hải quân Italy khai hỏa. Ảnh: Wikipedia. Mùa xuân năm 1941, nhà độc tài Italy Benito Mussolini cho rằng đã đến lúc thực hiện tham vọng biến Địa...