Ngân sách mua vắc xin, trung ương và địa phương cùng chi trả
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết 21 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, trong đó nêu rõ đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí.
Theo đó, Bộ Y tế được giao chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan trong việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên với số lượng khoảng 150 triệu liều.
Cơ chế mua vắc xin thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu. Trong đó, đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí được quy định cụ thể, bao gồm:
Lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch là những người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch; quân đội; công an.
Video đang HOT
Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước… Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi. Người sinh sống tại các vùng có dịch. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
Ngoài ra là những người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Nghị quyết sẽ ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang có dịch, các đối tượng ở vùng đang có dịch, đặc biệt ưu tiên cho những người tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
Để thực hiện, ngân sách nhà nước sẽ phân cấp trên cơ sở ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý.
Ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương. Cụ thể, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định.
Với các địa phương khác, nếu có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên thì chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.
Đối với các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% thì ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại sẽ được hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, còn có nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.
Công khai, minh bạch việc quản lý tài chính, tài sản
Sáng nay 14-1, CATP Hà Nội tổ chức hội nghị công khai tài chính và giao dự toán ngân sách năm 2021. Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội dự và chủ trì hội nghị...
Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng cho biết, việc công khai tài chính và giao dự toán ngân sách năm 2021 nhằm công khai, minh bạch việc quản lý tài chính, tài sản trong CATP; đồng thời quản lý tốt ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách hiện hành, thực hiện trao quyền tự chủ cho Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3, điều hành ngân sách, phục vụ công tác của đơn vị vừa đảm bảo sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước vừa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Để triển khai có hiệu quả công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách, quản lý tài chính, tài sản của CATP, đồng chí Phó Giám đốc CATP đề nghị các đơn vị cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Quán triệt, thực hiện đầy đủ Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán, Luật Đấu thầu..., các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức về quản lý tài chính, tài sản, hiệu quả, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
"Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác tham mưu trong quản lý, điều hành ngân sách trong CATP; tăng cường công tác thanh quyết toán ngân sách kịp thời, đúng chính sách, thể lệ tài chính; tăng cường công tác rà soát, hoàn thiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức và quy chế quản lý tài chính, tài sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng tiền và tài sản của Nhà nước; đồng thời tập trung đánh giá và đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của lực lượng tài chính CATP", Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng nhấn mạnh.
Truy trách nhiệm nhà thầu chậm bảo hành dự án Quốc lộ 1 Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường, nâng cao trách nhiệm bảo hành công trình, triển khai các thủ tục xác nhận hết thời gian bảo hành đối với các dự án mở rộng Quốc lộ 1. Một đoạn Quốc lộ 1. Ảnh: TTXVN Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các...