Ngăn rụng tóc ở nam và nữ: Phải chuyên biệt mới hiệu quả
Nhiều chị em lầm tưởng nguyên nhân gây rụng tóc ở nam và nữ là như nhau, từ đó sử dụng những giải pháp, sản phẩm ngăn rụng tóc không chuyên biệt, đem lại hiệu quả không như mong muốn.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây rụng tóc ở Nam và Nữ là khác nhau. Để ngăn rụng tóc hiệu quả, cần sử dụng giải pháp chuyên biệt dành cho nam riêng, nữ riêng.
Nguyên nhân chính gây rụng tóc ở Nam, Nữ
Nguyên nhân chính gây rụng tóc ở Nam và Nữ là khác nhau
Ở nam giới, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra “thủ phạm” chính gây nên 95% các trường hợp rụng tóc ở nam giới là do sự gia tăng Dihydrotestosterone (DHT). Theo nghiên cưu, dưới tác động của enzym 5alpha-reductase, hoóc môn nam sẽ biến đổi thành DHT, ngăn cản nang tóc hấp thu dưỡng chất, khiến nang tóc dần co rút lại. Tóc sẽ yếu đi và rụng. Do đó, muốn ngăn rụng tóc ở nam giới, cần giảm lượng DHT dư thừa bằng cách ức chế enzyme 5alpha-reductase, nhằm ngăn chặn quá trình gia tăng DHT.
Ở nữ giới, sau hang loat thư nghiêm lâm sàng, cac nha khoa hoc tai Đai hoc Oxford (Anh) đa công bô nguyên nhân chinh gây rung toc ơ nư giơi la do sư suy giam hấp thu dưỡng chất cua kênh Potassium trong nang toc. Kênh Potassium có nhiệm vụ điều khiển sự vận chuyển chất dinh dưỡng đến màng tế bào nang tóc. Nếu kênh này bị suy yếu khả năng hoạt động sẽ khiến nang tóc sẽ thiếu dưỡng chất và bị co lại, sợi tóc yếu dần và dễ rụng.
Giải pháp ngăn rụng tóc chuyên biệt cho Nam, Nữ:
Video đang HOT
Nguyên nhân và giải pháp ngăn rụng tóc chuyên biệt cho Nam, Nữ
Vì nguyên nhân chính gây rụng tóc ở Nam và Nữ là khác nhau nên hướng giải quyết cũng phải chuyên biệt cho từng nguyên nhân.
Ở nam giới: các nhà khoa học thấy rằng khi kết hợp những chiết xuất thảo dược như Saw palmetto (cây cọ lùn) và lá cây Nettles (cây tầm ma) đã làm tăng sự ức chế enzyme 5alpha-reductase, nhờ đó làm giảm DHT trong máu một cách tự nhiên và an toàn, giúp kéo dài giai đoạn phát triển của tóc, kích thích tóc mới mọc nhanh, sợi tóc dày và khỏe hơn.
Ở nữ giới: Cần phục hồi hoạt động của kênh Potassium, khai thông đường dẫn giúp chất dinh dưỡng đến nang tóc tốt hơn bằng cách cung cấp các hoạt chất cần thiết, đặc biệt là Potassium chloride và L-Carnitine tartrate. Hai hoạt chất này đều giúp duy trì hoạt động của kênh Potassium trong nang tóc.
Bên cạnh việc giải quyết nguyên nhân chính gây rụng tóc cho riêng nam và nữ, cần đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tóc và da đầu khỏe mạnh. Sự kết hợp đồng thời này sẽ giúp ngăn rụng tóc tối đa và kích thích tóc mọc dày trở lại.
Các giải pháp này đã được ứng dụng để sản xuất ra một số sản phẩm ngăn rụng tóc chuyên biệt cho riêng nam và nữ có nguồn gốc thảo mộc, thiên nhiên và chứa Vitamin, Acid Amin cần thiết.
Theo TNO
Đến thăm người bệnh phải rửa tay
Hạn chế tình trạng lây chéo, nhiễm khuẩn trong bệnh viện, Bộ Y tế ra thông tư 18, hiệu lực từ đầu tháng 12, yêu cầu nhân viên y tế, người bệnh, người nhà đến thăm đều phải rửa tay.
Bộ đã tổ chức hội nghị hướng dẫn thực hiện thông tư này cho các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Trong đó yêu cầu các bệnh viện phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về chống nhiễm khuẩn. Đồng thời, cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Các bệnh viện, khoa, phòng cần được xây dựng hoặc cải tạo đạt chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Tại TP HCM, chương trình tập huấn để triển khai thông tư này được thực hiện trong tuần qua. Việc thiết kế thêm các bồn rửa, dán thêm các khuyến cáo rửa tay và hướng dẫn cách rửa đã được Sở Y tế TP HCM thực hiện.
Thói quen nhỏ dễ bị mọi người bỏ qua. Ảnh: Thiên Chương.
Thông tư 18 ra đời trong bối cảnh tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện vẫn chiếm tỷ lệ cao, mà nguyên nhân lớn là do tay bẩn của người ngoài mang vào, hoặc lây chéo giữa người bệnh và nhân viên y tế.
Một nghiên cứu được thực hiện vào 2006-2007 tại 62 bệnh viện ở miền Bắc thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại tuyến tỉnh, thành phố là cao nhất 8,3%, sau đó là tuyến quận, huyện là 6,4%. Tại tuyến trung ương, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng ở mức 5,4%. Tại miền Nam theo số liệu thống kê năm 2004, thì con số này là 5,7%.
"Các nguyên cứu về cơ chế nhiễm khuẩn đã chứng minh rằng, bàn tay là phương tiện gây bệnh nguy hiểm nhất. Người chưa mắc thì nhiễm bệnh khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân và ngược lại, người bệnh có thể bệnh nặng hơn do vi trùng mà người thăm mang vào", thạc sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, cho biết.
Tay bẩn được các bác sĩ xác định là "phương tiện truyền bệnh nguy hiểm". Tuy nhiên do không có thói quen rửa, nhiều người bệnh, người thăm - nuôi bệnh đã phớt lờ các bồn rửa, mà theo bác sĩ Mẫn, chủ yếu là do họ chưa hiểu rõ khả năng lây bệnh từ "phương tiện" này.
Khảo sát của VnExpress.net tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TP HCM - nơi tập trung nhiều nhất bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, các bồn rửa sạch sẽ sang trọng được thiết kế trước khu vực thay đồ của các khoa Nhiễm, khoa Hồi sức cấp cứu chống độc gần như luôn khô ráo bởi không ai có thói quen rửa tay, kể cả lúc vào thăm lẫn lúc đi ra.
"Ý thức rửa tay của người bệnh tuy chưa cao nhưng họ luôn được các điều dưỡng hướng dẫn. Riêng những người đến thăm hoặc nuôi bệnh, việc chủ động rửa tay gần như không có. Cứ 10 người thăm bệnh ra, nếu tay không dính bẩn thì chưa đến một người chịu rửa tay", một cán bộ điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu chống độc, nói.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định, An Bình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, tình hình cũng diễn ra tương tự. Người thăm bệnh không quan quan tâm đến việc rửa tay, mặc kệ các hướng dẫn rửa tay để chống nhiễm khuẩn được dán ở các bảng tin và trên các bồn rửa.
Khi được hỏi "tại sao không rửa tay", một phụ huynh có con bị mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng tay mình vẫn sạch nên không cần rửa. Một người khác nuôi người thân bị tiêu chảy tại Bệnh viện An Bình thì cho rằng, "không nghe bác sĩ nhắc nên không biết".
Bồn rửa tay sang trọng đặt trên hành lang khu nhiễm của Bệnh viện Nhiệt Đới ít được người dùng. Ngược lại, xà phòng được trang bị nơi đây thường "không cánh mà bay". Ảnh: Thiên Chương.
Nhận định về ý thức trong chuyện rửa tay, Tiến sĩ Lê Thị Anh Thư, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Chủ tịch hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP HCM, cho rằng, đây là việc làm thuộc về ý thức. Hành vi này, theo bà Thư phải được giáo dục từ nhỏ ở gia đình và phải được đưa vào học trong nhà trường.
Còn theo Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, rửa tay không chỉ là chuyện của người thăm nuôi bệnh mà nhân viên y tế cần phải thực hiện nghiêm túc để làm gương.
Tuy nhiên căn cứ vào thực tế "có bồn rửa cũng không ai thèm quan tâm" tại các bệnh viện, các bác sĩ cho rằng, ý thức tự giác của người bệnh và thân nhân vẫn là quan trọng nhất.
Theo VNE
Giải pháp ngăn rụng tóc ở nữ giới Bệnh rụng tóc khá phổ biến và là một trong những bệnh khó trị. Rụng tóc khó trị không phải do không có giải pháp khắc phục, nhưng do không áp dụng đúng và đủ theo yêu cầu của quy trình điều trị. Thực tế, sử dụng các loại thảo dược quý của Việt Nam là phương pháp ngăn ngừa rụng tóc vô...