Ngăn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển
Nhiều năm nay, người dân xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá luôn phải dùng nước mưa để sinh hoạt mỗi ngày, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu làm nguồn nước giếng khoan bị xâm thực nhiễm mặn, nhiễm phèn nên các hộ dân không thể sử dụng.
Ông Trần Văn Kiệm, thôn 2, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn khoan giếng xuống độ sâu 60-70 mét nhưng nước vẫn mặn, có phèn nên phải dùng nước mưa để sinh hoạt.
Huyện Nga Sơn đã xây dựng kế hoạch ngăn chặn tình trạng nước nhiễm mặn và kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy nước trên địa bàn.
Xã Nga Điền, huyện ven biển Nga Sơn có khoảng 800-900 hộ dân đang dùng nước mưa để phục vụ cuộc sống mỗi ngày. Theo người dân địa phương, vài năm qua chưa bao giờ họ được sử dụng nước sạch bởi tình trạng nước biển mặn xâm thực vào đất liền đã làm nguồn nước giếng khoan không còn đảm bảo để sử dụng, nước giếng ở đây không nhiễm mặn thì cũng nhiễm phèn.
Ông Trần Văn Kiệm, thôn 2, xã Nga Điền cho biết, gia đình ông và 2-3 gia đình khác đã chung tiền nhau khoan một cái giếng, khi khoan xuống độ sâu 60-70 mét nhưng nước vẫn mặn, có phèn nên phải xây cái bể nhỏ chứa nước mưa để dùng dần.
Bà Cao Thị Điệp, cũng ở thôn 2, xã Nga Điền cho biết: “Tôi phải xây dựng 2 bể chứa lớn. Một bể là nước mưa, dành riêng cho nấu ăn và một bể vừa chứa nước giếng vừa chứa nước mưa dẫn từ mái nhà xuống dành riêng giặt giũ, tắm rửa, trường hợp trời nắng, không còn nước mưa, tôi phải đi mua nước sạch để nấu ăn, còn tắm giặt bằng nước giếng khoan. Tôi hi vọng trong thời gian tới, nhà máy nước sạch Bắc Nga Sơn sẽ xây dựng xong để cấp nước cho người dân”.
Video đang HOT
Chính quyền địa phương cũng chỉ còn cách đắp một con đập ngăn nước nhiễm mặn tại sông Càn, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
Theo ông Phạm Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Nga Điền cho biết: “Tình trạng nước nhiễm mặn đã xảy ra từ lâu, cứ đến mùa nước mặn dâng cao, UBND xã đã phối hợp với UBND huyện đắp đập tại sông Càn để ngăn chặn nước biển xâm thực, giảm độ xâm thực mặn vào đồng ruộng và giếng khoan. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có dự án làm đập sông Càn, dự kiến vào năm 2023 sẽ hoàn thành, đây là dự án mới sẽ góp phần bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đảm bảo môi trường và phục vụ sản xuất”.
Bên cạnh đắp đập ngăn mặn, vào năm 2019 huyện Nga Sơn được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đầu tư, xây dựng nhà máy nước Bắc Nga Sơn có tổng công suất thiết kế 8.000 m3/ngày đêm, phục vụ cho 8 xã xung quanh; trong đó có Nga Điền. Dự kiến nhà máy này sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 4/2022. Tuy nhiên, công trình này đến nay vẫn chưa hoàn thành, hiện đơn vị thi công đã xin điều chỉnh, gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến tháng 4/2023.
Theo UBND huyện Nga Sơn, địa phương có xã Nga Thái, xã Nga Điền, xã Nga Phú đã xuất hiện tình trạng nước biển mặn xâm thực, việc nước biển xâm thực mặn vào đất liền đã xảy ra từ gần 10 năm trước, hiện UBND huyện đã xây dựng kế hoạch để ngăn chặn tình trạng nước nhiễm mặn trên địa bàn.
Nhà máy nước Bắc Nga Sơn, có tổng công suất thiết kế 8.000m3/ngày đêm, phục vụ cho 8 xã xung quanh, trong đó có Nga Điền vẫn chưa hoàn thành.
Ông Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết, tháng 9 hàng năm, UBND huyện Nga Sơn đã xin UBND tỉnh Thanh Hóa đắp đập sông Càn để ngăn mặn, khi vào mùa khô thì tháo đập ra để đảm bảo tiêu thoát nước. Đồng thời, lấy nước từ sông Đáy và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình về để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, huyện Nga Sơn đã có một nhà máy nước đi vào hoạt động và hai dự án nhà máy nước đang xây dựng. Đối với dự án nhà máy nước đang xây dựng, huyện Nga Sơn sẽ đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để công trình sớm đi vào hoạt động và cấp nước cho người dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Quảng Nam cần kiểm soát tốt dịch để phục hồi kinh tế
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quảng Nam cần kiểm soát tốt dịch COVID-19 để tạo tiền đề cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Đức Hải - Phó Chủ tịch Quốc hội nêu ra sáng nay (18/7) tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây là kỳ họp quan trọng để đánh giá những thành tựu đạt được 6 tháng đầu năm, nhìn nhận những khó khăn, thách thức để có giải pháp hoàn thành toàn diện mọi mặt các mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và HĐND tỉnh đặt ra cho năm 2022.
Qua theo dõi báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Đức Hải đánh giá Quảng Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực về kinh tế - xã hội như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố, thuộc nhóm khá cả nước; thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đi vào thực chất; GRDP tăng 12,8%, đứng thứ 4 của cả nước, thứ 2 trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, cao nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung; tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì phát triển, phục hồi mạnh mẽ; khu vực dịch vụ phục hồi, khách du lịch tăng cao; thu ngân sách đạt 79% dự toán và tăng 43% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tỉnh đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 53% so với cùng kỳ...
Bên cạnh những thành tựu, địa phương cũng tồn tại những khó khăn, bất cập như khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại - dịch vụ dư địa còn lớn nhưng tăng trưởng chưa đạt mục tiêu; nguồn thu trong trung hạn, nhất là nguồn thu từ đất còn nhiều rủi ro, giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quy hoạch nhất là lập quy hoạch tỉnh còn chậm; việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia còn khó khăn; khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai còn phức tạp, kéo dài ở một số địa phương...Đời sống của đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn, hậu quả thiên tai còn phải khắc phục trong nhiều năm.
Theo ông Nguyễn Đức Hải, Quảng Nam cần triển khai hiệu quả chương trình mở cửa, thu hút mạnh mẽ khách du lịch.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trước tiên, Quảng Nam cần kiểm soát tốt dịch COVID-19 để tạo tiền đề cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các công trình trọng điểm; khẳng định và phát huy vai trò trụ cột của khu vực công nghiệp - xây dựng trong tăng trưởng kinh tế; triển khai hiệu quả chương trình mở cửa, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Nam...
Ba là, các cấp, các ngành cần chủ động, sáng tạo, quyết liệt hơn trong thực hiện cải cách hành chính theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bốn là, HĐND cần phát huy vai trò của Đảng đoàn HĐND trong việc chủ động xây dựng kế hoạch và đề xuất với cấp ủy cho ý kiến về định hướng chương trình hoạt động của HĐND của cả nhiệm kỳ 2021 - 2026. Năm là, Thường trực HĐND tỉnh cần bám sát chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sớm xây dựng kế hoạch và sớm tổ chức triển khai công tác quy hoạch đại biểu HĐND, nhất là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách nhiệm kỳ 2026-2031 theo đúng quy định và hướng dẫn của Đảng.
Chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai trong mùa mưa bão Ngày 21/6, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã ký Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc chủ động ứng phó các tình huống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Mưa lũ gây ngập đường vô khu dân cư thôn Long Yên (xã Bình Long, huyện Bình Sơn, Quảng...