Ngăn nguy cơ dịch Covid-19 trên động vật
Mới đây, thông tin một chú chó cảnh tại Hồng Kông bị lây nhiễm virus Sars-CoV-2 từ chủ nhân khiến nhiều người lo ngại dịch bệnh này có thể bùng phát rộng hơn trên động vật. Trước diễn biến trên, Bộ NN&PTNT đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan này.
Tiểu thương chợ gia cầm Hà Vỹ vẫn chủ quan trước nguy cơ dịch Covid-19 lây từ động vật sang người. Ảnh: Lâm Nguyễn
Chưa phát hiện lây nhiễm
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tại Việt Nam hiện có 8 phòng thí nghiệm có năng lực xét nghiệm các loại mầm bệnh ở động vật, kể cả các mầm bệnh có khả năng lây nhiễm sang người như: Cúm gia cầm, dại… Tất cả các phòng thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp độ 2 trở lên, được trang bị đầy đủ thiết bị; đồng thời, có cán bộ sử dụng thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm PCR, Real-time PCR, mã trình tự gen…
Từ năm 2013 đến nay, Cục Thú y đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WCS), Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Học viện Nông nghiệp Việt Nam lấy tổng số 2.082 mẫu phân, nước bọt, phủ tạng trên động vật hoang dã (dơi, chuột, cầy hương, gà rừng, lợn rừng, nhím, dúi…). Kết quả xét nghiệm lưu hành virus và một số mầm bệnh khác cho thấy, chưa phát hiện chủng virus Sars-CoV-2.
Video đang HOT
Hiện nay, Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.Ư đã xây dựng xong dự thảo quy trình xét nghiệm phát hiện virus Sars-CoV-2 trên động vật. Cục Thú y cũng đã lấy ý kiến của các phòng thí nghiệm để hoàn thiện, tiến tới ban hành và áp dụng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng đã chia sẻ các mẫu đối chứng để thử nghiệm, đánh giá quy trình xét nghiệm xác định nguy cơ lây nhiễm virus Sars-CoV-2 trên động vật.
Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết thêm, vừa qua, đơn vị đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), WCS, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) tổ chức tập huấn xét nghiệm virus Sars-CoV-2 cho cán bộ, nhân viên 8 phòng xét nghiệm trên cả nước. Đồng thời, tích cực phối hợp với FAO, USCDC hỗ trợ, tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, phát hiện virus Sars-CoV-2 trên động vật.
Đến nay, các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã có quy trình và chuẩn bị đủ nguyên liệu để xét nghiệm khoảng 4.000 mẫu đối với chủng chung Corona (Beta Corona virus). Đồng thời, khẩn trương xây dựng và trình ban hành Kế hoạch ứng phó với nguy cơ xuất hiện Sars-CoV-2 trên động vật.
Chủ động phòng chống bệnh truyền lây
Theo Tổ chức Thú y thế giới và WHO, có đến trên 75% các bệnh mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật. Việc virus Sars-CoV-2 xuất hiện trên động vật đến nay đã không còn là nguy cơ. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kế hoạch ứng phó với nguy cơ xuất hiện dịch Covid-19 trên động vật.
Giải pháp được Bộ NN&PTNT đưa ra là xây dựng một “Trung tâm phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người”. Trung tâm sẽ tổ chức chẩn đoán, xét nghiệm, phát hiện virus Sars-CoV-2 trên động vật nuôi và động vật hoang dã. Trung tâm sẽ góp phần tăng cường năng lực giám sát, cảnh báo và ứng phó kịp thời với nguy cơ xuất hiện dịch Covid-19 trên động vật.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đưa ra cảnh báo, hiện nay, bệnh cúm gia cầm và lở mồm long móng trên gia súc vẫn diễn biến phức tạp. Nếu tiếp tục bùng phát dịch Covid-19 trên động vật, gây ra tình trạng “dịch chồng dịch” sẽ vô cùng nguy hiểm; đặc biệt là an toàn sức khỏe của cộng đồng.
Tinh thần chung là phải đặt ra tình huống nếu dịch Covid-19 xuất hiện trên động vật thì các bộ, ngành phải làm gì, chỉ đạo ứng phó tại các địa phương ra sao nhằm chủ động và đạt hiệu quả cao trong công tác phòng chống… – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Long
Xâm nhập vùng dịch cúm A H5N6 tại Thanh Hóa
Cùng với việc phải đối mặt với dịch Covid-19, Thanh Hóa đang phải đối mặt với 2 mối lo dịch bệnh trên động vật là dịch tả lợn châu Phi và dịch cúm A H5N6.
Cánh đồng thôn Lai Thịnh được xem là tâm điểm của dịch cúm A H5N6 có rất nhiều trang trại chăn nuôi, quy mô mỗi trang trại hàng nghìn con gia cầm đã được cách ly bởi 2 chốt ra vào.
Trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Đề nằm ngay sát kênh N8, chúng tôi đến đúng lúc vợ chồng anh đang đưa đàn vịt hàng nghìn con từ kênh về trang trại. Kênh N8 dẫn nước từ huyện Triệu Sơn về và xuôi xuống nhiều xã phía dưới. Đây được xem là nguồn lây dịch vì theo người dân địa phương, trước đó đã phát hiện nhiều xác gia cầm chết trôi nổi theo nguồn nước về.
Huyện Nông Cống đang tích cực tiêm phòng gia cầm.
Trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Đề nằm ngay sát chốt kiểm dịch. Anh Đề cho biết, mặc dù một số trang trại gần đây đã xuất hiện dịch cúm nhưng khoảng 4.000 con gia cầm của gia đình vẫn an toàn, do gia đình đã tiêm phòng từ trước. Thế nhưng gia đình đang lo lắng với hơn 2.000 con vịt đã đến kỳ xuất chuồng, giờ phải ém chuồng, dẫn đến thiệt hại mỗi ngày khoảng 4 triệu đồng tiền thức ăn.
Trong vai thương lái đi mua vịt chúng tôi đặt vấn đề mua vịt gia đình anh để đưa ra khỏi vùng dịch nhưng bất thành. Anh Đề cho biết, hôm nào công bố hết dịch mình mới bán ra.
Mỗi ngày có hàng ngàn con gia cầm phải tiêu hủy.
Ông Cao Bá Trịnh Chủ tịch UBND xã Tân Khang đi kiểm tra tiêu hủy ở vùng dịch cho biết, việc kiểm soát dịch đang được địa phương tăng cường, nghiêm cấm vận chuyển gia cầm, sản phẩm từ gia cầm ra khỏi vùng dịch; tiêm phòng tất cả đoàn gia cầm trên địa bàn. Nhưng ông Trịnh lo lắng khó kiểm soát dịch và nguy cơ lây lan ra các vùng khác rất cao
"Lác đác hiện nay trên Tân Thọ cũng có rồi, lây lan vịt này chủ yếu là do nguồn nước, nguồn nước thì anh em chúng tôi hưởng từ trên triệu sơn xuống. Cách đây 7 ngày chúng tôi phát hiện có vịt gà bỏ bì trôi sông, thì nghĩ cũng bình thường thôi nên vớt lên nhưng sau khi phát hiện thì mới biết do nguồn nước từ trên kia xuống" - ông Trịnh nói.
Tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy gần 6.000 gia cầm. Việc khống chế dịch đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp. Ngoài Nông Cống và Quảng Xương là 2 huyện đã xuất hiện dịch, ngày 13/2 tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện thêm 3 ổ dịch nghi cúm gia cầm tại các huyện: Như Xuân, Vĩnh Lộc và thành phố Thanh Hóa.
Cùng với việc phải đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; người dân Thanh Hóa đang phải cùng lúc đối mặt với 2 mối lo dịch bệnh trên động vật là dịch tả lợn châu phi và dịch cúm A H5N6./.
Theo Sỹ Đức/VOV1
Vì sao virus corona chỉ "thích" tấn công phổi? Theo GS Nguyễn Văn Kính - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, virus corona bản chất là từ nguồn gốc động vật và tấn công vào tế bào hô hấp. Coronavirus có 4 chi khác nhau. Trong đó, chi beta-coronavirus có bao hàm những chủng rất nguy hiểm mà năm 2003 chúng ta gặp là SARS. Sau SARS, chúng ta...