Ngàn người chen chân xem rước “vua sống” ở Hà Nội
Hàng năm, cứ nhằm ngày 11/1 tháng Giêng, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại tổ chức lễ rước “vua sống”, thu hút hàng chục ngàn người dân tham gia.
Tích xưa truyền rằng vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hằng năm cứ vào mùa xuân, nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền.
Tuy nhiên do việc đi lại tốn kém, hao phí công sức, tiền bạc của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hằng năm cứ vào ngày 11/1 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ rước “vua sống” trong không khí tưng bừng rộn rã.
Nét đặc sắc của lễ hội rước vua giả Đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) đó là nơi duy nhất trên cả nước đến nay có tập tục rước vua quan sống (các vị lão trong làng sẽ là vua quan và được con cháu rước trên kiệu từ đền Sái về đình làng)
Dẫn đầu đoàn rước là kiệu chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc, phía sau là Vua ngự trên ngai. Kiệu Chúa được 12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng đưa đến Đền Sái làm lễ.
Video đang HOT
Năm nay, người đóng vai “chúa” là ông Lê Quang Bản (Đông Anh, Hà Nội). Người đóng vai “Chúa” luôn hóa trang đỏ đậm, với sắc mặt nghiêm nghị, lạnh lùng và cầm theo thanh kiếm trên tay.
Người vào vai “vua” là ông Nguyễn Phú Quý (Đông Anh, Hà Nội). Ngược lại với vai “chúa”, người đóng vai vua cũng hiền từ hơn, kiệu vua chỉ rước chứ không dô và quay như kiệu chúa.
Trong lễ rước, cả hai vị “vua” và “chúa” đều được buộc chặt dây bảo hiểm vào kiệu để mỗi khi đám trai làng dô và quay kiệu không bị ngã.
Kiệu chúa được công kênh, dô và quay liên tục trong tiếng chiêng trống, tiếng hò reo của các trai tráng và người dân xem hội.
Trong đoàn rước còn có sự góp mặt của đoàn múa lân sư rồng, 2 chú lân sư có nhiệm vụ mua vui cho “vua” và “chúa” trong suốt quãng đường từ đền Sái về đình làng.
Nhà vua tung tiền lộc ban thưởng cho nhân dân trong ngày lễ hội của làng.
Khi “vua” ném tiền lẻ xuống đường, rất đông người dân lao vào nhặt tiền với mong muốn có được lộc từ vua ban và gặp được nhiều may mắn trong năm mới.
Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này.
Theo Danviet
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Hà Nam có lịch sử như thế nào?
Không chỉ mang ý nghĩa khuyến nông, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm còn là nơi lưu giữ nét đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trực tiếp lái máy cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) ngày 3.2 (mùng 7 tháng Giêng Âm lịch).
Ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết: "Theo sách sử ghi lại, mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988, nhà vua cày ruộng ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Từ đó, lễ tịch điền được nhiều đời vua sau duy trì. Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay".
Theo ông Đông, lễ hội Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn gồm liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mùng 5 - 7 với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh...
Cụ Định Trọng Tế (người nhiều năm đóng vua Lê Đại Hành) hành lễ nhập linh khí vua Lê Đại Hành cày tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) ngày 3.2(mùng 7 tháng Giêng âm lịch).
Cũng theo ông Đông, nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Theo đó, ông đã nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư nên đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành quyết định về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang. Lễ tịch điền được tiến hành theo thứ tự: vua Lê Đại Hành (do vị bô lão của làng Đọi nhập thế, khoác long bào) cày 3 sá, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá, lãnh đạo xã Đọi Sơn và các bô lão cày 9 sá).
"Điểm mới của lễ hội Tịch điền năm nay là bên cạnh việc thực hiện nghi thức cày tịch điền bằng trâu truyền thống còn có sự xuất hiện của máy cày. Sau khi một cụ cao niên trong làng (cụ Định Trọng Tế (người nhiều năm liền đóng vai vua) hành lễ nhập linh khí vua Lê Đại Hành cày tịch điền, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mặc áo xanh, đội mũ bảo hộ tự lái máy cày cày ruộng vừa nhằm cầu mua thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an, vừa nhằm khuyến khích công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn" - ông Đông chia sẻ.
Hội thi trang trí trâu cũng là một hoạt động khá sôi nổi trong lễ hội này. Thay vì trang trí bằng vải đỏ thời xưa, nay những chú trâu tham gia lễ hội Tịch điền được trang trí bằng những nét vẽ tứ linh, tứ quý...
Theo Dantri
Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu khi đi lễ hội đầu năm Muốn hạn chế các hành vi tiêu cực, phản cảm, để lễ hội Xuân đúng là lễ hội văn hóa, người đi lễ hội thực hiện đúng nếp sống văn minh thì các cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện trước để quần chúng học tập. Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đã cận kề, cả nước cũng sắp đón một...