Ngăn ngừa, làm chậm lão hóa da như thế nào?
Lão hóa da hiện là một vấn đề “ nóng”, đặc biệt với nữ giới. Lão hóa da có liên hệ với chuyển hóa chất collagen của hệ thống mô liên kết nằm ở lớp trung bì.
Để ngăn ngừa và làm chậm lão hóa da, cần tránh những tác nhân gây lão hóa và điều chỉnh chế độ ăn có lợi: ăn các loại hạt, rau quả và có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa các loại collagen.
Da với cấu tạo 3 lớp
Từ ngoài vào da có 3 lớp chính:
* Thượng bì là lớp da ngoài cùng, có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm. Thượng bì gồm 4 phần là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Nhiệm vụ chính của lớp thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn… Ngoài ra, lớp thượng bì còn có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn tia cực tím.
* Trung bì là lớp quan trọng nhất với 2 lớp cơ bản là lớp nhú mỏng manh, tùy từng vùng da mà chúng có thể tồn tại hoặc không, và lớp lưới. Trung bì có cấu tạo từ những bó sợi keo collagen và sợi chun elastin, giúp da liên kết chặt chẽ, săn chắc và đàn hồi. Trong lớp lưới có nhiều mạch máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông.
* Hạ bì chứa nhiều mỡ nên còn gọi là lớp mỡ dưới da. Hạ bì đóng vai trò lớp đệm che chở da khỏi những chấn động đột ngột và có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Vai trò quan trọng của collagen
Collagen, chất tạo keo, là một loại protein dạng sợi, cứng, không hòa tan trong nước. Collagen chiếm đến 1/3 lượng protein trong cơ thể con người. Collagen chủ yếu ở mô liên kết trong xương, cơ bắp và các mô cơ quan. Có đến 15 loại collagen khác nhau, nhưng 80-90% của là loại I, II và III.
Cùng với elastin, collagen có tác dụng làm nên một giàn khung nâng đỡ các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Collagen ở nền ngoại bào, là mạng lưới các đại phân tử quyết định các tính chất vật lý của mô cơ thể. Một số collagen cũng có chức năng như các tấm phủ bảo vệ cho các cơ quan nhạy cảm trong cơ thể như thận.
Đặc biệt ở da, chất keratin (tầng sừng), collagen (sợi keo) và elastin (sợi chun) liên kết nhau tạo cho da sức mạnh, độ đàn hồi và ổn định cấu trúc da.
Lão hóa da chính là suy giảm collagen
Lão hóa da là quá trình suy giảm cấu trúc và chức năng của làn da. Đặc biệt là tổn thương đứt gãy, giảm sút số lượng, chất lượng sợi collagen và elastin cũng như hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết khiến cấu trúc nền của da bị tổn thương, khiến chức năng da không đảm bảo.
Những biểu hiện của lão hoá da
* Các nếp nhăn gấp ở trán, xung quanh mắt, vùng má, mũi, miệng, khóe môi ….Theo thời gian các nếp nhăn gấp càng nhiều. càng hằn sâu…
* Da khô, thiếu căng bóng. Da nhăn thường phản xạ ánh sáng kém dẫn đến hấp thụ tia cực tím nhiều hơn, dẫn đến tình trạng khô da. Hơn nữa, khi bị lão hóa, chức năng bảo vệ, làm ẩm của da cũng bị suy giảm, kết quả là da khô và thô ráp hơn.
Video đang HOT
* Da chùng nhão, chảy xệ. Khi bị lão hóa, các cấu trúc trong mô liên kết nền dưới da, đặc biệt các sợi collagen, elastin, laminin, fibronectin… thương tổn, khiến da chùng xệ xuống, không căng mịn, mất tính đàn hồi.
Năm nguyên nhân gây lão hóa da
- Ăn quá nhiều chất đường làm tăng tỷ lệ glycate hóa (đường hóa) khiến đường trong máu gắn kết với protein tạo thành phân tử glycat hóa bền vững (advanced glycation end products, AGEs). Phức hợp AGEs làm hỏng các protein lân cận khiến cho collagen khô, giòn và suy yếu.
- Hút thuốc khiến cơ thể “ô nhiễm” với các hóa chất độc trong khói thuốc lá, làm tổn thương cả collagen và elastin trong mô liên kết dưới da. Nicotin cũng làm hẹp các mạch máu ở da, gây rối loạn tưới máu nuôi dưỡng.
- Ánh nắng với tia cực tím sẽ phá vỡ cấu trúc, làm hư hỏng các sợi collagen cũng như gây tích tụ các elastin bất thường.
- Một số loại thuốc, mỹ phẩm như corticoid, kem trắng da.
- Rối loạn tự miễn dịch (bệnh hệ thống tạo keo) tạo ra tự kháng thể chống lại collagen bản thân.
Ngăn ngừa và làm chậm lão hoá da
Là tìm cách ngăn chặn, hạn chế tối thiểu các tác nhân gây lão hóa da kể trên bằng vào thay đổi lối sống và chế độ chăm sóc da. Cụ thể:
* Tránh tác hại của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời bằng làm việc, sinh hoạt trong dim mát, mặc kín che da khi ra ngoài trời và bôi kem chống nắng lên da.
* Ngừng bỏ hút thuốc lá để loại bỏ các phân tử nhân vòng, nicotin …
* Dinh dưỡng, thực phẩm thích hợp:
Giảm ăn đường ngọt, mỡ động vật, tăng cường các loại hạt, rau quả là những thực phẩm có nhiều chất chống gốc tự do và stress oxy-hóa.
* Có quy trình chăm sóc da tốt với ba động thái: (1) vệ sinh sạch sẽ da loại bỏ chất bẩn như mỹ phẩm thuốc bôi da, (2) ngăn chặn yếu tố gây hại nhất là tia tử ngoại UV, và (3) chăm sóc, dưỡng da với thực phẩm chức năng như collagen, chiết xuất nước cam thảo, kiwi …
Đôi điều bàn luận
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, 90% nguyên nhân gây lão hóa da là do tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời và chỉ có 10% là do dinh dưỡng, truyền, tuổi tác.
Về cơ bản, lão hóa da tương đồng với sự suy giảm về lượng lẫn chất của hệ thống sợi liên kết collagen, elastin…theo thời gian, tuổi tác (lão hóa da nội sinh). Sự lão hóa da nội sinh này được đẩy nhanh bởi các tác nhân bên ngoài, như tia tử ngoại, gốc tự do, stress oxy-hóa …(lão hóa da ngoại sinh). Và ngăn ngừa, làm chậm lão hóa da chính là tác động vào quá trình lão hóa da ngoại sinh này.
Rõ ràng “chất lượng” collagen quyết định rất lớn lên độ đẹp, mịn màng của da cũng như độ lão hóa da. Bảo vệ, bổ sung collagen là một trong những cách tốt để bảo vệ yếu tố đẹp thứ hai của “nhất dáng, nhì da, thứ ba mái tóc”.
Cần lưu ý, trong tự nhiên, sự sinh tổng hợp collagen bị suy giảm song song với quá trình lão hóa tự nhiên. Phụ nữ sản xuất ít collagen hơn nam giới, và collagen này bị mất với tốc độ khoảng 1% mỗi năm, nghĩa là người phụ nữ “tự nhiên” sẽ mất gần một nửa lượng collagen của da ở tuổi mãn kinh, con người đành phải chấp nhận.
Đâu là hóa chất độc nhất trên đời, chỉ vài trăm nanogram cũng có thể gây chết người?
Độc tố Botulinum được coi là hóa chất độc hại nhất, dựa trên thực tế là một lượng rất nhỏ của nó - tính bằng nanogram - có thể giết chết một con người.
Các phân tử và nguyên tử hóa học, chúng nhỏ bé nhưng có thể giết chết bạn. Một liều 180 nanogram Botulinum đã có thể khiến một người trưởng thành ngừng thở. Chất độc thần kinh ricin chỉ cần 1 phân tử duy nhất để làm bất hoạt hàng ngàn ribosome trong 1 phút và sau đó giết chết các tế bào.
Chì, một chất độc nổi tiếng thì giết người một cách âm thầm và lặng lẽ. Nó thấm vào đất và nguồn nước, gây ra nhiều cái chết nhất trong lịch sử nhân loại. Các hóa chất PFC trong chảo chống dính, chlorpyrifos trong thuốc trừ sâu là những hóa chất độc hại mà chúng ta thường chủ quan về độ an toàn của chúng.
Nhưng rốt cuộc, đâu là hóa chất độc hại nhất trên đời? Gizmodo đã phỏng vấn một số chuyên gia về sức khỏe môi trường để giúp bạn có được câu trả lời.
Peter LaPuma
Phó giáo sư Sức khỏe Môi trường và Nghề nghiệp tại Đại học George Washington
Mặc dù có một số ý kiến trái chiều, nhưng bạn có thể tìm thấy sự đồng thuận cao cho câu hỏi này. Hầu hết các lớp độc học mà tôi tham gia đều nói rằng chất độc mạnh nhất trên đời là Botulinum.
Có nhiều cách khác nhau để đo lường độc tính, nhưng một phương pháp phổ biến là dùng liều lượng, bạn cần bao nhiêu chất độc đó để giết chết 50% số người nhiễm phải chúng. Chúng tôi gọi nó là LD50 (Lethal Does for 50%).
Và Botulinum được sản sinh ra bởi những vi khuẩn kỵ khí có LD50 rất thấp (chỉ từ 1-3 nanogram/kg cân nặng). Chất độc này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm hư hỏng được đóng gói kín như đồ hộp.
Trớ trêu thay, nó cũng là thứ mà một số người phải trả tiền để tiêm vào mặt mình, nhằm mục đích làm giảm nếp nhăn và khiến chúng ta trông trẻ hơn. Khi đó, nó thường được gọi là botox. Botox là một dạng độc tố botulinum rất loãng giúp thư giãn các cơ trơn xung quanh mắt và trán, nhằm giảm nếp nhăn gây ra bởi chúng.
Philippe Grandjean
Phó giáo sư Sức khỏe môi trường tại Đại học Harvard
Theo quan điểm truyền thống, độc tính được coi là hậu quả của các tính chất của một chất, cùng với liều và thời gian phơi nhiễm với chúng. Khi con người bắt đầu xác định được các chất độc nghiêm trọng như chì, thủy ngân, điôxin và amiăng, rõ ràng, chúng ta biết mình cần phải làm gì để bảo vệ bản thân và mọi người khỏi chúng.
Điều này đã khiến các chất độc đó trở nên ít độc hại hơi, không phải vì độc tính của chúng biến mất, mà là vì chúng ta đã biết làm gì để phòng tránh chúng.
Nhưng có một yếu tố khác cần được nhấn mạnh: Liệu chúng ta có đủ hiểu biết để phòng tránh các chất độc khác chưa được phát hiện hay không?
Một số hóa chất công nghiệp độc hại hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ, một phần vì các báo cáo về độc tính của chúng đã bị các nhà sản xuất che giấu. Theo đó, mọi người rất ít quan tâm đến những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra từ các hóa chất "bí mật" này.
Mặc dù đã muộn, nhưng chúng ta bây giờ cũng bắt đầu hiểu rằng các hóa chất PFC, như PFOA được sử dụng để làm dụng cụ nhà bếp chống dính, rất bền và khó bị phân hủy trong môi trường và chúng cũng độc hại hơn nhiều so với trước đây.
Tương tự như vậy, một số loại thuốc trừ sâu, như chlorpyrifos, được cho là an toàn trong nhiều thập kỷ, hóa ra lại có độc tính cao. Vì vậy, theo tôi, những hóa chất độc hại đáng lo ngại nhất là những hóa chất bí mật như PFOA và chlorpyrifos, những hóa chất mà chúng ta đang vô tình tiếp xúc với chúng mà không biết chúng độc.
Diana Ceballos
Phó giáo sư Sức khỏe môi trường tại Đại học Boston
Đối với tôi chì là hóa chất độc hại nhất.
Với kiến thức độc học, tôi biết rằng các hóa chất độc nhất là những hóa chất sẽ làm cho bạn bị bệnh hoặc giết chết bạn một cách nhanh chóng chỉ bằng liều lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi suy nghĩ rộng ra trên khía cạnh sức khỏe cộng đồng và xuyên suốt lịch sử, tôi nghĩ cho đến nay chì vẫn là hóa chất độc hại nhất đối với con người.
Chì có thể không giết bạn ngay lập tức với liều lượng nhỏ như một số chất độc mạnh hơn, tuy nhiên chì là một kẻ giết người thầm lặng, bởi cơ thể chúng ta không có một ngưỡng an toàn nào đối với chì.
Từ thời cổ đại, chì đã được xác định là một chất độc và tiếp tục được khẳng định là một chất độc trong thời đại công nghiệp. Tuy nhiên, chì đã đi vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bởi vì nó đã được sử dụng trong xăng, sơn và ống nước trong nhiều thập kỷ, do đó khiến đất và nguồn nước của chúng ta bị ô nhiễm.
Nó cũng vẫn được tìm thấy trong nhiều vật dụng hàng ngày như đồ điện tử, trang sức, đồ chơi và mỹ phẩm.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường gặp phải các vấn đề về phát triển, hành vi và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chì có liên quan đến tỷ lệ phạm tội cao hơn và kết quả sức khỏe tâm thần bất lợi, cũng như sự suy giảm chức năng nhận thức và trí thông minh.
Khi lớn tuổi, chì vẫn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh và tim mạch của chúng ta, và thậm chí gây ung thư.
Rita Loch Caruso
Giáo sư Khoa học Sức khỏe Môi trường tại Đại học Michigan
Độc tố Botulinum được coi là hóa chất độc hại nhất, dựa trên thực tế là một lượng rất nhỏ của nó - tính bằng nanogram - có thể giết chết một con người. Nó là một hóa chất tự nhiên, được tạo ra bởi một loại vi khuẩn (Clostridium botulinum).
Botulinum thường được tìm thấy nhiều nhất trong các hộp rau không được đóng gói đúng cách. Bạn cũng có thể biết nó với tên dược phẩm, Botox - được sử dụng để điều trị một số tình trạng sức khỏe, như đau nửa đầu mạn tính và làm mờ nếp nhăn trên mặt.
Hóa chất này ức chế một trong những chất dẫn truyền đi từ dây thần kinh đến cơ để làm cho cơ co lại. Các cơ bắp trở nên thư giãn và không co lại nữa. Giả dụ, nếu bạn có một lượng chất độc thần kinh này trong phổi, cơ thể bạn sẽ ngừng thở.
Ricin là một chất độc mạnh thứ hai. Nó cũng là một loại độc tố tự nhiên khác, có nguồn gốc từ cây thầu dầu. Ricin nhắm vào một cấu trúc trong tế bào gọi là ribosome. Nó gắn vào bên ngoài cấu trúc tế bào này, và sau đó được đưa vào và đầu độc nó từ bên trong.
Một phân tử ricin duy nhất có thể làm bất hoạt hàng ngàn ribosome trong một phút, nó tắt quá trình tổng hợp protein rất nhanh, và sau đó các tế bào chết. Ricin nổi tiếng trong vụ ám sát tiểu thuyết gia Georgi Markov năm 1978 ở London, khi ông ấy đã bị tiêm một liều chất độc vào bắp đùi. Markov khi đó đang chờ xe buýt, chỉ kịp cảm thấy đau nhói và sau đó chết vì ngộ độc.
Bố mất, anh trai bị ung thư di căn xương, người thân có nguy cơ ung thư? Bố tôi mất vì ung thư phổi 3 năm nay. Anh trai tôi mới đi khám cũng được chẩn đoán ung thư phổi di căn xương. Xin hỏi bác sĩ, ung thư phổi có di truyền không? Chị em tôi cần lưu ý gì để phòng ung thư? Ths.BS Nguyễn Công Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa...