Ngẩn ngơ ngắm góc đường tàu ở Đà Lạt nên thơ như truyện tranh Nhật
Đường tàu Trần Quý Cáp lung linh như một bối cảnh trong truyện ngôn tình.
Ngoài những vườn hoa bạt ngàn như cổ tích, những khu du lịch với tiểu cảnh check-in đầy ảo diệu thì Đà Lạt vẫn còn các điểm đến mang vẻ đẹp nguyên sơ, hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác tạo của bàn tay con người.
Nếu phải kể đến các địa điểm mang dáng vẻ ban sơ, hoang dại ở Đà Lạt thì có rất nhiều. Nào là đường hầm Hỏa Xa, nào là những tu viện bỏ hoang, những ngọn đồi cao cao ngập tràn trong sương sớm, trong đó không thể không kể đến đường tàu Trần Quý Cáp.
Được biết, đoạn đường ray xe lửa này nằm trên đường Trần Quý Cáp (TP. Đà Lạt). Đường tàu Trần Quý Cáp tuy không phải cảnh quan quá lộng lẫy nhưng lại là nơi mang nét đẹp nhẹ nhàng, trong trẻo. Chính cái không khí mát dịu của Đà Lạt, cùng cảnh thiên nhiên êm dịu, hoang sơ của thành phố sương mù đã làm cho khung cảnh đường tàu thêm thi vị.
Con đường này được ví như “đường hầm tình yêu” của Đà Lạt, bởi khung cảnh nên thơ, đậm chất trữ tình. Hai bên đường cỏ cây xanh tốt, đến mùa hoa mai anh đào còn nở rực những sắc hồng – tưởng tượng thôi cũng thấy xôn xao vì mỹ cảnh này.
Nơi đây gợi nhớ đến con đường tàu Phùng Hưng đình đám xuất hiện tại Hà Nội, hay xa hơn là phiên bản gốc – “đường hầm tình yêu” nổi tiếng thế giới ở Ukraine. Dĩ nhiên, khó lòng để so sánh rằng đường tàu nào đẹp hơn. Mỗi nơi mang một dấu ấn riêng, một chất riêng để mỗi du khách có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp. Ở đường tàu Trần Quý Cáp, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được một không gian bình yên, xanh mát, ngập tràn hoa cỏ chung quanh.
Video đang HOT
Đều mang vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn với con đường sắt ngập tràn cỏ hoa. Thế nhưng một điểm chung giữa những con đường tàu này chính là sự nguy hiểm khi đoạn đường khá hẹp ở hai bên, chỗ chụp ảnh bị hạn chế. Hơn nữa, nếu lỡ có tàu chạy qua cũng ảnh hưởng không ít đến chính người check-in và đoàn tàu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý xem trước giờ tàu chạy hoặc chỉ nên đứng trên cao và chụp ảnh phong cảnh thôi nhé!
Tận mục nhà ga xe lửa đẹp, độc, lạ nhất Việt Nam
Không chỉ thuộc loại cổ nhất Việt Nam, ga Đà Lạt còn có đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới.
Ngoài ra, đây là lần đầu tiên người ta đưa yếu tố mỹ thuật vào việc xây dựng một công trình khiến nhà ga vừa đẹp, độc, lạ.
Tọa lạc ở con dốc đường Yersin, nhà ga Đà Lạt được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào 1938. Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang - Đà Lạt với độ dài 84 km.
Ga Đà Lạt do kiến trúc sư Revéron thiết kế, chịu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại với kinh phí bấy giờ là 200.000 France (tiền Pháp).
Điểm đặc biệt của ga Đà Lạt là sở hữu đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.
Điều đặc biệt nữa là đầu kéo cho hai đôi tàu này là đầu máy hơi nước chuyên dụng do Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM (Schweizerische Lokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo.
Không chỉ vậy, nhà ga Đà Lạt còn được thiết kế một cách duyên dáng kết hợp lối kiến trúc phương tây với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Hình dáng của nhà ga Đà Lạt được thiết kế giống dáng núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5 m, chiều ngang 11,4 m và chiều cao 11 m.
Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang. Ở mái chóp giữa có trang trí thêm một chiếc đồng hồ ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra thành phố Đà Lạt.
Không gian bên trong ga Đà Lạt tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.
Sau khi khánh thành, mỗi ngày trung bình có 2 đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt-Nha Trang và Đà Lạt-Sài Gòn. Nhờ có tuyến đường sắt này mà vật liệu xây dựng được chở lên Đà Lạt thuận tạo ra sự bùng nổ về xây dựng tại Đà Lạt giai đoạn 1935-1945.
Cũng từ đây, các sản phẩm nông sản của xứ lạnh cũng tỏa khi khắp cả nước và ngược lại là các nông sản nhiệt đới cùng một lượng lớn khách du lịch.
Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém.
Khi tuyến đường sắt ngừng hoạt động, ngành đường sắt Thụy Sĩ ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Năm 1990, các đầu máy hơi nước đã được "hồi hương" về Thụy Sĩ.
Năm 1991, nhà ga Đà Lạt bắt đầu khôi phục lại và đưa vào hoạt động nhằm khai thác du lịch phục vụ du khách mỗi khi đến Đà Lạt.
Toàn bộ tuyến đường sắt mới này chỉ dài 7km phục vụ du khách thư giãn ngắm phong cảnh Đà Lạt hai bên đường ray. Để phục vụ du khách ngắm cảnh, tàu chỉ chạy với vận tốc 15km/h.
Vườn hoa Fresh Garden: Điểm du lịch vạn người mê tại Đà Lạt Du khách đi du lịch Đà Lạt chỉ cần bỏ ra 100.000đ/vé người lớn và 60.000đ/vé cho trẻ em (1m - 1m3) và miễn vé vào cổng cho trẻ dưới 1m2. Đây là mức giá khá rẻ cho một khu du lịch hot như Fresh Garden. Vườn hoa Fresh Garden đang trở thành điểm đến mới toanh lại vô cùng "hót hòn họt"...