Ngán ngẩm vì bạn trai bủn xỉn chẳng bao giờ nói ‘Em cầm tạm một ít để trang trải’
Yêu phải người đàn ông keo kiệt, bủn xỉn, chỉ biết ki cóp từng đồng của mình mà không nghĩ đến túi tiền của người khác khiến Nga do dự mà không dám nghĩ đến hôn nhân.
Yêu người bủn xỉn
Mới đầu, khi nghe Nga giới thiệu người yêu là một doanh nghiệp có tiếng trong giới làm ăn, người thân, bạn bè ai nấy đều trầm trồ khen ngợi.
Họ cho rằng Nga may mắn, chẳng khác nào “chuột sa chĩnh gạo”. Họ hối thúc Nga cưới liền tay kẻo tuột mất cơ hội.
Thế nhưng, dần dần chân tướng người yêu là một đàn ông keo kiệt, bủn xỉn, chi ly từng đồng bạc lẻ khiến ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩn, khuyên Nga suy nghĩ lại cho chín chắn, nếu không hối hận chẳng kịp.
Nga không chê Quang (người yêu Nga) ở điểm gì. Quang là người đàn ông chín chắn, nghiêm túc. Thế nhưng, Nga cũng không thể phủ nhận Quang là người quá khắt khe trong việc chi tiêu.
Biết nhau một năm trời, chính thức hẹn hò 3 tháng nhưng từ lúc đi ăn, cà phê cùng nhóm bạn đông, rồi đi chơi riêng, Nga chẳng bao giờ thấy Quang tranh trả tiền với ai. Ai nhận trả tiền Quang cũng ok hết sức thản nhiên. Hầu hết những lần hai người du lịch, ăn uống, mua sắm, Nga đều dốc hầu bao chi trả.
“Có lần chúng tôi đi mua sắm về bằng ô tô của tôi bị công an bắt kiểm tra giấy tờ. Anh vẫn để mặc tôi một mình giải quyết. Vì mua sắm nhiều thứ nên không còn đủ tiền mặt, tôi ngỏ ý vay thì khi đó anh mới đưa thêm cho tôi 200 ngàn. Hôm sau về tôi trả lại thì anh vẫn lấy.
Video đang HOT
Từ khi là bạn bè, tán tỉnh rồi yêu, nhiều lúc tôi bận, nhờ anh mua một suất cơm, chai nước, khi ốm nhờ mua thuốc… anh vẫn lấy tiền sòng phẳng dù 50, 100 ngàn đồng. Tôi thấy ai mời ăn uống, bất kể nam hay nữ anh đều nhận lời một cách vui vẻ. Nhưng số lần anh mời lại họ chỉ bằng 1/10″, Nga chia sẻ.
Nga cho biết chuyện tiền bạc không phải là áp lực lớn giữa hai người vì bản thân cô có thể tự lo tốt cho bản thân mình. Thế nhưng Nga sợ những người quá keo kiệt, bủn xỉn, nhất là những người chăm chút từng đồng của mình mà thờ ơ với túi tiền của người khác.
Không dám nghĩ đến hôn nhân
Quang không có khái niệm hưởng thụ, không rượu chè, cờ bạc, ăn chơi nhưng có lẽ chẳng bao giờ thấy mình đủ sống, lúc nào cũng hùng hục nghĩ cách kiếm thêm tiền.
Trong khi đó, Nga được mọi người nhận xét thoáng trong việc chi tiêu. Nga nghiện shopping, chăm du lịch, tụ họp, thích hưởng thụ. Nga sợ sau này, khi hai người về chung một nhà sẽ bị “lệch pha” vì không có cùng quan điểm kiếm tiền, chi tiêu, hưởng thụ.
Vừa rồi vì sơ ý, Nga để mất một số tiền lớn. Tiền thì đã mất, công việc đang cần, Nga mất ăn mất ngủ vì lo tìm cách tháo gỡ. Quang đến nhà thường xuyên hơn, nhưng thay vì động viên, an ủi thì lại thảm nhiên nói “đó là việc của em, anh không giúp được gì”.
“Đó là số tiền lớn nhưng chưa đến mức tôi phải nhờ cậy ai. Nếu người yêu ngỏ ý giúp đỡ, chắc gì tôi đã nhận. Tôi chỉ mong những lúc tuyệt vọng, đau xót, anh sẽ có một lời động viên, an ủi những câu như “Anh có thể giúp được gì em không”, hay, “em cầm tạm một ít để trang trải”…
Tôi nói vậy có thể nhiều người sẽ cho rằng tôi đòi hỏi vô lí, trong đầu toàn nghĩ đến tiền, cuối cùng cũng vì tiền. Nhưng thật sự những lúc như thế này, tôi rất cần những lời động viên như thế từ anh”, Nga phân trần.
Cũng giống như những lần hai người đi ăn uống, Nga thèm lắm được một lần nghe người yêu nói “để anh trả tiền lần này”. Chỉ để Nga thấy rằng mình có một bờ vai vững chắc để dựa vào những lúc khó khăn nhất.
“Tôi không chê người yêu điển gì ngoài việc chi tiêu tiền bạc quá chi li. Nếu sau này, khi cưới nhau rồi, chẳng may tôi không còn kiếm được tiền, phải phụ thuộc, biết đâu, cuộc sống của tôi sẽ rất căng thẳng. Cũng vì vậy nên dù yêu thật lòng nhưng tôi vẫn lo sợ, không dám nghĩ đến việc kết hôn”, Nga chia sẻ.
Theo Emdep
Tôi tiết kiệm nhờ học cách dùng 'hàng hiệu' của mẹ chồng
Hai vợ chồng thu nhập chưa đầy 20 triệu mỗi tháng nhưng trong nhà tôi các vật dụng đều là hàng xịn, từ cái bát tới máy giặt, tủ lạnh.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Kim Huệ, bà mẹ hai con đang sống cùng chồng trong một căn hộ tại quận 10, TP HCM, về cách chị mua sắm đồ dùng gia đình và tiết kiệm chi phí:
Tôi kết hôn được 8 năm, cuộc sống gọi là tạm đủ, đã có ngôi nhà nhỏ, bình yên bên chồng con. Vợ chồng tôi đều làm công ăn lương, thu nhập trung bình gần 20 triệu đồng, với khoản thưởng mỗi năm cũng chỉ vài chục triệu. Mọi người thấy tôi thảnh thơi, lo cho hai con ăn học, mua được nhà, thì cũng hay hỏi kinh nghiệm chi tiêu. Tôi hay nửa đùa nửa thật nói rằng bí quyết của tôi là chỉ dùng "hàng hiệu".
Thực chất, tôi học được điều này từ mẹ chồng. Hồi mới lập gia đình, ảnh hưởng từ mẹ đẻ, tôi rất tiết kiệm, chi ly, mua gì thường chọn đồ rẻ. Nhớ có lần đi nghỉ mát ở biển, thấy người ta bán cá, tôm khô rẻ quá, tôi vội vàng mua, về nhà mới biết loại đó là đồ ôi, họ ướp rồi làm khô, rất hôi, mặn, không ăn nổi, phải đem bỏ hết.
Ảnh minh họa: Money Crashers.
Mấy năm đầu sau cưới ở chung với nhà chồng, tôi thấy mẹ anh tiêu "hoang" quá. Bà mua đồ gì cũng phải xịn, từ thức ăn tới vật dụng. Chẳng hạn, khi mua trái cây, bà thường chọn loại ngon nhất, từ chôm chôm, sầu riêng, thanh long... còn mẹ đẻ tôi chỉ chọn loại ế hay kém hơn để được giá rẻ. Bộ bát ăn hàng ngày của bà cũng tiền triệu, trong khi nhà bố mẹ tôi, chỉ vài chục nghìn đã sắm được bộ bát. Bếp ga bà dùng bếp âm của Nhật, đắt gấp 5 lần chiếc bếp mẹ tôi đã mua. Vòi nước, bồn rửa... cũng đều là hàng cao cấp.
Thế nhưng, ở vài năm, tôi nhận ra, chính cách tiêu dùng mua sắm của mẹ chồng tôi mới thực sự là tiết kiệm. Bộ bát ăn bà mua qua vài năm vẫn sáng bóng, sạch sẽ, chẳng bù cho những chiếc bát nhà tôi men xỉn màu, một năm là vỡ gần hết, phải sắm mới. Vì bếp xịn và biết cách dùng nên nhà chồng tôi rất ít tốn gas, ngược lại với ở nhà bố mẹ đẻ. Trái cây mẹ mua về thực sự đắt xắt ra miếng vì không phải bỏ đi phần nào... Những chiếc vòi và bồn sau bao năm dùng vẫn sáng, đẹp, không bị rò nước hay hoen ố.
Sau này khi có điều kiện ra ở riêng, tôi áp dụng những gì đã học được từ mẹ chồng. Tất cả các vật dụng trong nhà tôi đều chọn đồ tốt nhất trong khả năng. Máy giặt, tủ lạnh, TV hay cả bóng đèn... vợ chồng tôi đều chọn lựa cẩn thận, mua hàng có thương hiệu uy tín, dùng tiết kiệm điện và 6 năm nay vẫn chạy êm ru, không hỏng hóc. Những đồ này chúng tôi tuyệt đối không ham hàng khuyến mãi. Khoản tiền bỏ ra ban đầu có thể hơi cao một chút nhưng bù lại, các món đồ đều bền, không gây bực bội khi sử dụng và không tốn tiền sửa chữa.
Với các vật dụng sử dụng hàng ngày tôi cũng mua đồ tốt nhất có thể. Nhiều đồng nghiệp cơ quan lè lưỡi khi thấy tôi mua bộ bát thủy tinh 10 chiếc giá hơn một triệu nhưng nó thực sự đáng đồng tiền vì luôn sáng đẹp, an toàn, và dù vài lần rơi vẫn chẳng sứt, vỡ cái nào. Ngược lại, tôi thấy vài hôm các chị lại rủ nhau mua bộ bát này, bộ hộp đựng nọ được khuyến mãi nửa giá trên các trang mua bán trên mạng. Dao, thớt, nồi... của tôi cũng toàn đồ dùng mãi vẫn đẹp dù ban đầu mua có thể hơi xót. Đó thực sự là khoản đầu tư xứng đáng với những thứ ngày nào bạn cũng cần tới.
Quần áo, giày dép của cả gia đình tôi cũng chọn kỹ lưỡng. Tôi không có nhiều tiền để chọn các thương hiệu đắt tiền nước ngoài nhưng cũng chẳng bao giờ mua đồ vài chục ở chợ hay các hàng không rõ xuất xứ. Hàng Việt Nam có rất nhiều đồ tốt và đẹp... Đôi giày chưa tới một triệu chồng tôi đi vài năm vẫn tốt. Dép con tôi dùng chị đi chật em lại dùng tiếp còn chưa hỏng. Váy áo của tôi đều là hàng chất liệu tốt, đường kim mũi chỉ chắc chắn, tuy ít nhưng không bị lỗi mốt và mặc lâu mà chẳng hề nhăn nhúm hay bạc màu.
Điều quan trọng nhất trong tiêu dùng, theo tôi là phải biết cái gì mình cần, cần bao nhiêu và nên mua đồ đắt tiền (trong khả năng). Tôi thấy lạ khi nhiều cô bạn lần nào gặp cũng kêu than rằng hết tiền trong khi lương bằng hoặc cao hơn tôi. Hỏi ra thì mới biết, có bao nhiêu, các chị ném vào các cửa hàng, hết quần áo tới son phấn, rồi hàng gia dụng... nhưng vẫn cảm thấy thiếu. Vấn đề là họ mua theo cảm tính, không xác định rõ nhu cầu của mình và nhiều khi mua phải đồ ôi vì ham rẻ, ham thanh lý, giảm giá.
Tôi mua đồ theo nhu cầu của bản thân chứ không vì nó nằm trong cửa hàng khuyến mãi 50 - 70%. Tất nhiên, có nhiều món thấy mình hay gia đình cần, thuộc thương hiệu cao cấp và biết nó có các đợt giảm giá, tôi cũng đợi để canh sắm được vào những dịp đó.
Hiện tại, thỉnh thoảng về nhà mẹ đẻ, tôi vẫn hay phải nói bà, thậm chí có khi lén mẹ, đem bỏ đi những thứ không dùng nữa. Tính tiếc của và ham rẻ khiến mẹ tôi có vô số thứ đồ hỏng vẫn tích trữ ở nhà. Ngược lại, trong nhà mẹ chồng hay nhà tôi không có thứ gì như vậy cả. Bởi mua đồ đắt thì không thể ham mà mua nhiều và tôi sẽ kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn vì xót ruột số tiền mình bỏ ra.
Theo Emdep
Phát hiện bố vợ tương lai là thợ xây, con trai bảo mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 tráp ăn hỏi... Bố Trang đúng là năm xưa đi làm thợ xây nhưng chỉ là làm để có kinh nghiệm, thực ra ông ấy là chủ thầu xây dựng và đã mở công ty riêng ảnh minh họa Từ ngày yêu Thành bạn bè Trang ai cũng phản đối; mang tiếng là con nhà bán vàng bạc giàu có nhưng gia đình anh ta lại...