Ngán ngẩm lao động TQ tại Việt Nam
Nhiều lao động Trung Quốc làm việc “chui” ở Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 và gây mâu thuẫn với người dân địa phương.
Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 được xây dựng tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân – Phú Yên do Công ty CP VRG Phú Yên (Tập đoàn Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 500 tỉ đồng. Sau khi trúng thầu trọn gói từ thiết bị đến thi công, liên doanh nhà thầu Chiết Giang 1 (Trung Quốc) đã đưa hàng trăm lao động nước này sang làm việc. Nhà máy dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2012 nhưng hiện tại vẫn chưa xây dựng xong đường hầm.
“Họ chạy xe ẩu lắm!”
Người dân sống dọc 2 bên đường từ thị trấn La Hai đến xã Phú Mỡ cho biết vào những lúc chiều mát, họ rất ngại ra đường vì sợ xe của người Trung Quốc tông phải. “Đường quê, nhiều trẻ em chơi đùa nhưng họ chẳng quan tâm, phóng xe như chỗ không người”- anh Ksor Hiệp (ngụ xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) bức xúc.
Theo anh Hiệp, trước đây cũng đã từng xảy ra trường hợp lao động Trung Quốc lái ô tô tông chết bò của người dân địa phương rồi chạy mất. Ông La Lan Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ, cho biết xã này đã phải khuyến cáo người dân sống gần đường cần cảnh giác khi có xe của lao động Trung Quốc. “Họ chạy xe ẩu lắm, không cảnh giác là dễ gặp tai họa” – ông Dũng nói.
Ông Lê Văn Bạch, Tổng Giám đốc Công ty CP VRG Phú Yên, thừa nhận đã từng xảy ra xích mích, xô xát giữa lao động Trung Quốc với lao động địa phương tại công trường. Theo ông Ksor Bếp, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ, chính quyền xã đã phải mời đại diện chủ đầu tư, nhà thầu và những thanh niên có liên quan ở thôn Phú Tiến đến để dàn xếp một vụ ẩu đả mà nguyên nhân là lao động Trung Quốc chạy xe ẩu.
Video đang HOT
Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Alumin Nhân Cơ – Đắk Nông trong giờ ăn trưa
Nhiều lao động “chui”
Phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên) cho biết lúc cao điểm, Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 có đến hơn 200 lao động Trung Quốc làm việc. Trong đó, sở này chỉ cấp giấy phép lao động cho hơn 150 người, còn lại là lao động “chui”. “Chúng tôi chỉ cấp phép cho những người có đủ bằng cấp và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên” – ông Nguyễn Tài Soa, Trưởng Phòng Việc làm – An toàn lao động, khẳng định.
Theo ông Nguyễn Xuân Ngân, cán bộ Phòng Việc làm – An toàn lao động, trên thực tế, các ngành chức năng rất khó xác định có bao nhiêu lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2. “Chúng tôi chỉ kiểm tra dựa trên danh sách lao động mà nhà thầu đã đăng ký, còn ngoài danh sách thì rất khó” – ông Ngân thừa nhận.
Theo quy định, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải là những chuyên gia, lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Thế nhưng, tại công trình thủy điện La Hiêng 2, lao động Trung Quốc làm đủ các công việc, kể cả nấu ăn, thợ hồ… “Khi kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện trường hợp này nhưng chủ thầu cho biết công nhân Trung Quốc làm được nhiều việc, từ tay nghề cao đến phổ thông nên rất khó xử lý” – ông Ngân nói.
Rượt chém người tại công trường
Sáng 3/9/2012, trong lúc làm việc trên giàn giáo công trình bồn chứa bauxite của Nhà máy Alumin Nhân Cơ – Đắk Nông, 8 công nhân Việt Nam đã cười đùa. Lập tức, Liu Jin Fu (SN 1979, người Trung Quốc), công nhân Công ty Nhôm Sơn Đông (đơn vị thi công bồn chứa bauxite), cầm một khúc gỗ trèo lên giàn giáo đuổi đánh nhóm công nhân Việt Nam. Khi nhóm công nhân Việt Nam bỏ chạy xuống đất thì bị Wang Yong Gang (SN 1983, người Trung Quốc), đang lái xe nâng gần đó, cầm mã tấu truy sát làm nhiều người bị thương.
Thượng tá Đỗ Trọng Hoãn, Trưởng Công an huyện Đắk R’lấp – Đắk Nông, cho biết do bất đồng ngôn ngữ, Liu Jin Fu nghĩ rằng mình bị nhóm công nhân Việt Nam trêu chọc nên xảy ra mâu thuẫn. Sau khi xảy ra vụ việc, do nạn nhân không khiếu nại và từ chối giám định thương tích nên cơ quan chức năng không có cơ sở khởi tố vụ án.
Theo 24h
Xây nhà máy 1.000 tỉ trái quy hoạch của Chính phủ
Một dự án có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 1.000 tỉ đồng được tỉnh Bắc Kạn cho đầu tư xây dựng, dù nằm ngoài quy hoạch được Chính phủ phê duyệt.
Đó là dự án xây dựng Nhà máy điện phân chì - kẽm tại xã Ngọc Phái, H.Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, do Công ty TNHH Ngọc Linh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, dự án này được UBND tỉnh Bắc Kạn chấp thuận đầu tư và được xây dựng từ năm 2009 với công suất chế biến 31.000 tấn/năm, vốn đầu tư ban đầu hơn 1.000 tỉ đồng. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng quặng chì kẽm giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 thì tỉnh Bắc Kạn chỉ được xây dựng nhà máy chế biến chì kẽm có công suất 10.000 tấn/ năm. Thế nhưng không chỉ có dự án của Công ty Ngọc Linh, UBND tỉnh Bắc Kạn còn cấp phép cho một dự án xây dựng nhà máy khác có công suất 10.000 tấn/năm và cấp phép cho nhiều doanh nghiệp khác cùng thăm dò khai thác chì kẽm.
Phối cảnh dự án triệu đô ngoài quy hoạch - Ảnh: T.S
Biết sai vẫn làm
Ông Trần Nguyên, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bắc Kạn, thừa nhận dự án Công ty TNHH Ngọc Linh là trái với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông Nguyễn cho biết: "Chủ trương thu hút đầu tư là của tỉnh nhưng việc xây dựng nhà máy là có sự đồng ý của các bộ ngành, cụ thể là Bộ Công thương và Bộ TN-MT thì chúng tôi mới làm". Từ năm 2010, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung một số sản phẩm công nghiệp của địa phương vào quy hoạch chung. Tiếp đó, Bộ Công thương và Bộ TN-MT cũng đã có văn bản đề nghị với nội dung trên nhưng đến nay, theo ông Trần Nguyên thì "vẫn chưa nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ".
Mặc dù trái quy hoạch và chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nhưng từ cuối năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Bắc Kạn vẫn để cho chủ đầu tư ồ ạt đưa máy móc thiết bị vào thi công. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành khoảng 70-80% cơ sở hạ tầng và đang tiến hành lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất.
Dự án đã hoàn thành khoảng 80% về xây dựng
Trả lời PV Thanh Niên về việc nếu Thủ tướng Chính phủ không đồng ý thì việc xây dựng nhà máy và đưa vào sản xuất vận hành có phải là trái phép hay không, ông Trần Nguyên cho biết: "Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ hồ sơ thủ tục xây dựng thì các cơ quan chức năng cấp phép, còn đúng hay sai thì xin miễn bình luận" (?).
Ở một khía cạnh khác, dự án của Công ty Ngọc Linh có công suất thiết kế trên 30.000 tấn chì kẽm/năm đòi hỏi phải có vùng nguyên liệu lớn. Thế nhưng, đến nay việc đánh giá trữ lượng của vùng nguyên liệu vẫn chưa được tiến hành mà chỉ căn cứ vào các số liệu lạc hậu trước đây. Theo ông Trần Nguyên, nếu làm một cách bài bản thì phải xem xét trữ lượng và tính toán kỹ hiệu quả kinh tế. "Vấn đề đảm bảo nguyên liệu cho nhà này đã được đề cập, các tài liệu cũ chỉ là dự báo, tối đa cũng chỉ đúng khoảng 50% thì các anh ấy (chủ đầu tư - PV) nói đấy là trách nhiệm của họ, thiếu thì mua nguyên liệu ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên", ông Nguyên nói.
Công nghệ Trung Quốc, công nhân Trung Quốc
Theo Công an tỉnh Bắc Kạn, dự án của Công ty Ngọc Linh sử dụng công nghệ của Trung Quốc nên trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã sử dụng nhiều lao động là người Trung Quốc. Thời kỳ cao điểm, chủ đầu tư đã xin phép cho hàng trăm lao động Trung Quốc triển khai dự án, hiện dự án sắp hoàn thành nên chỉ còn khoảng 35 người. Thời gian qua, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện một số trường hợp công nhân Trung Quốc lưu trú quá thời hạn cho phép, lấy gỗ nghiến...
Theo TNO
Cháy lớn tại khu công nhân Trung Quốc Trưa 14-8, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại khu ở của công nhân người Trung Quốc đang thi công nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng II (xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, Hải Phòng). Vụ cháy xảy ra vào khoảng 10g trưa. Lửa bùng lên từ một căn phòng nhỏ rồi lan ra các dãy nhà khác. Sau hơn hai tiếng, lực...