Ngán ngẩm khi sếp “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”
Càng ngày tôi và mọi người trong công ty càng ngán ngẩm về thói keo kiệt của sếp. Dần dần, tinh thần làm việc của nhân viên ngày một sa sút
Tốt nghiệp xong, tôi về quê làm kế toán cho một công ty tư nhân. Các anh chị nhân viên ở công ty thì thoải mái, vui vẻ và tạo điều kiện hết sức để tôi làm việc. Tôi luôn cảm thấy vui, chẳng hề hối hận vì được làm việc trong môi trường này. Hơn nữa là con nhà khá giả, tính tình lại rộng rãi, phóng khoáng nên khi làm việc ở công ty này, tôi cũng không đòi hỏi mức lương quá cao hay xét nét gì những việc làm thêm ở công ty. Nhưng đồng nghiệp và công việc thoải mái bao nhiêu thì sếp của tôi lại chặt chẽ, tính toán bấy nhiêu. Thú thực rằng, khi còn sinh viên tôi cũng đã đi làm thêm nhiều nơi nhưng tôi chưa từng gặp một vị sếp nào lại chặt chẽ quá mức như sếp hiện tại của mình.
Tôi vào làm ở công ty được 3 tháng, nhưng để ý thấy sếp không bao giờ có “khái niệm”: đi đám cưới nhân viên, còn đám nhân viên chúng tôi cũng chẳng có khái niệm được tặng hoa trong ngày sinh nhật, mua quà thăm hỏi khi ốm đau, thai sản, tai nạn… Tóm lại, sự quan tâm của sếp chỉ dừng lại ở lời nói suông. Mới đầu, tôi còn nói bao biện: chắc vì sếp quá bận rộn. Các chị trong phòng cười ồ và nói tôi cứ ngồi đó mà mơ đến viễn cảnh sếp Văn “Chày” quan tâm đến đời sống anh chị em.
Tôi vẫn mơ và hi vọng ở sự quan tâm đến đời sống anh chị em của sếp. Nhưng đến tháng thứ 6 làm việc tại công ty thì tôi đã hiểu vì sao sếp có tên là Văn Chày và đôi khi cũng buột miệng gọi sếp là chày lúc nào không biết.
Chuyện là, bộ bàn ghế phòng tôi cái thì bị gãy chân, cái thì “vừa ngồi vừa đưa võng”, các anh chị trong phòng kiến nghị thì sếp bảo: “Cứ cố dùng cho hỏng hẳn rồi hãy mua”. Ban đầu tôi chỉ nghĩ bộ bàn ghế mua cũng khá đắt tiền, không thể nói là có ngay được nên chờ một thời gian nữa cũng chả sao. Đến hôm cái ghế ngồi của tôi bị gãy hoàn toàn 1 chân, tôi có đề nghị đổi ghế mới thì sếp nói: “Em xem có cái nào còn ngồi được thì cứ lấy, hoặc không có thì em kê mấy viên gạch lên ngồi tạm. Qua năm quyết toán kinh phí, anh sẽ bảo kế toán sắm mới 1 loạt”. Nghe sếp vạch kế hoạch mà tôi choáng, từ giờ đến qua năm còn 3 tháng nữa, đồng nghĩa với 3 tháng tôi ngồi ghế 3 chân và 1 hàng gạch. Tôi kịch liệt phản đối, sếp bực tức mà nói: “Cô đừng tưởng có tí chuyên môn mà đòi hỏi quá đáng nhé. Cô đừng có thấy của công mà dùng phung phí. Ghế cô ngồi, hỏng cô phải có trách nhiệm. Đừng đụng tí là đòi hỏi công ty cấp”. Tôi ra ngoài mà không nguôi hậm hực.
Có đợt, Sếp tuyên bố: “Công ty có thêm đơn đặt hàng cần làm gấp. Mọi người làm thêm giờ sẽ được tính vào lương”. Vậy là như được tiếp thêm sức lực, nhân viên làm không mệt mỏi nên khách đã được nhận hàng đúng thời gian quy định. Cuối tháng, ai cũng háo hức chờ ngày lĩnh lương. Hóa ra…lương vẫn thế! Công nhân và nhân viên thắc mắc, thì sếp phán câu xanh rờn: “Tôi mà thèm ăn quỵt của anh chị vài đồng lương chết đói ah. Cứ đợi thanh toán xong lô hàng đã”. Nhưng rồi 2- 3 tháng trôi qua mà tiền thưởng vẫn “bóng chim, tăm cá”. Có lẽ Sếp đã “quên” thật.
Sau lần tôi chạm trán sếp vì cái ghế gãy chân thì sếp khó khăn xét nét tôi hơn, tôi bị đánh vào tội “thoáng” quá và không biết bảo vệ của công. Mọi hóa đơn, chứng từ của tôi trình lên sếp đều bị anh săm soi, tính toán kỹ lưỡng. Ngay như chuyện tháng này tiền điện, nước, mua văn phòng phẩm, điện thoại… nhiều hơn tháng trước một chút là y như rằng nhân viên văn phòng bị sếp gọi lên thắc mắc ngay, còn Phòng kế toán của tôi bị sếp nhắc nhở “chú ý thắt chặt chi tiêu”. Chúng tôi cũng chỉ biết nhăn nhở nhận lệnh sếp.
Video đang HOT
Càng ngày tôi và mọi người trong công ty càng ngán ngẩm về thói “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” của sếp. Tinh thần làm việc của nhân viên ngày một sa sút, bởi: “có được khuyến khích, thêm thắt gì đâu mà phải cố gắng cho mệt thân”. Mọi người đã rỉ tai nhau câu ấy và đồng loạt “biểu tình” trước sếp. Nhưng sự tình cũng chẳng có gì xoay chuyển.
Các chị có gia đình rồi thì phải cam chịu, còn tôi, chưa có gia đình thoải mái bay nhảy, có lẽ tháng tới tôi xin nghỉ làm thôi. Bởi gặp ông Sếp như thế thì nhân viên chỉ có nghèo vẫn hoàn nghèo. Tôi tìm một việc làm mới, chí ít cũng không phải chịu cảnh sếp mà suốt ngày &’vắt cổ chày ra nước”, tinh thần tôi sẽ thoải mái, làm việc hiệu quả hơn chăng?.
Theo Emdep
Phân thân
Tôi có quan hệ với một người đàn ông khác, ban đầu chỉ là chuyện làm ăn, sau rồi tìm thấy ở nhau sự hòa hợp, chúng tôi đã yêu nhau thật.
Chị Hạnh Dung kính mến,
Tôi là một phụ nữ lầm lỡ, xin được giấu tên. Tôi đã có chồng và một bé gái. Chồng tôi tuy không phải là người hấp dẫn, thú vị nhưng cũng không đến nỗi quá tệ, vẫn chăm lo tốt cho vợ con.
Cách đây hai năm, tôi có quan hệ với một người đàn ông khác, ban đầu chỉ là chuyện làm ăn, sau rồi tìm thấy ở nhau sự hòa hợp, gắn bó, chúng tôi đã yêu nhau thật.
Tôi không có lý do gì để ly hôn, nên vẫn sống trong vỏ bọc hôn nhân giả tạo, trong khi bạn tôi đã ly hôn vợ và dành trọn thời gian cho cuộc tình bí mật. Tôi biết ơn anh ấy, nhưng chưa tính toán được gì, thì anh bị tai biến, đột quỵ và liệt nửa người bên phải.
Tôi mất mấy tháng trời phân thân vừa làm vợ, làm mẹ ở nhà, vừa làm người chăm sóc cho anh ấy. Trong thời gian đó, các con của anh ấy biết chuyện, biết mối quan hệ của chúng tôi và tỏ thái độ hằn học, thù ghét vì chúng nghĩ tôi làm cho anh ra nông nỗi đó.
Tôi lo lắng lỡ một trong số họ nói chuyện này đến gia đình tôi, thì hôn nhân của tôi tan vỡ. Nay anh đã hơi hồi phục, dù tay chân phải vẫn còn yếu nhưng tạm thời đã đi lại được, tôi muốn chấm dứt mối quan hệ này, nhưng lại thấy mình quá tàn ác, thiếu đạo nghĩa. Tôi không biết làm sao bây giờ...
B. (TP.HCM)
Chị B. thân mến,
"Đạo nghĩa" là gì, nếu mình băn khoăn ngay từ đầu, thì đã không rơi vào tình cảnh này, phải không chị? Mình đã sai, đã phải nhận một phần hậu quả. Chuyện bây giờ tìm cách làm sao cho tròn đạo nghĩa đã là chuyện bất khả thi rồi. Chỉ là nếu biết cách thu xếp, mình sẽ giảm bớt những tổn thương cho mọi người. Mất ít hơn mất nhiều, mất nhiều hơn mất hết, là vậy.
Trước tiên, đối với gia đình, chị vẫn còn may mắn lắm. Nếu đã xác định chấm dứt với người tình, chị hãy tập trung chăm lo cho chồng con. Cho dù chưa phải bằng tất cả tình yêu, thì cũng phải bằng tất cả sự hối lỗi mà mình cảm thấy.
Chưa biết chuyện có được gói kín hay không, chưa biết liệu rồi có ai đó sẽ tìm cách phá tan gia đình chị để trả thù hay không, nhưng những chăm lo thì phải bắt đầu ngay từ bây giờ chị ạ.
Song song với việc làm, là chuẩn bị tinh thần cho mình, dù có chuyện gì xảy ra, cũng phải bình tĩnh đón nhận. Mình đã làm, mình phải chịu, không đổ lỗi cho ai, không oán hận gì ai. Cái tâm thế chuẩn bị này phải được coi như một phần của cuộc sống của mình, kể cả có chuyện tan vỡ, cũng phải đàng hoàng đón nhận.
Việc tiếp theo, đối với người mình đã từng dan díu, nay người ta ốm đau, trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nói lời chia tay là tàn nhẫn. Nhưng mình cũng chưa có tư cách gì để chăm nom người ta như vợ chăm chồng.
Trong thời gian anh ấy còn dưỡng bệnh, chị cũng phải chấp nhận chuyện con cái người ta thù ghét mình, phải nhẫn nhịn, tránh bớt khi không cần thiết gặp mặt, đừng cãi vã cũng đừng phân bua gì.
Mối quan hệ của anh chị chỉ có hai người biết và quyết định. Đến chừng anh ấy bình phục, lúc đó tính chuyện gì hãy tính. Thường qua một cơn bệnh nặng, tâm tính, suy nghĩ của người ta cũng thay đổi nhiều.
Chuyện đang khó với nhiều người, nên không thể dứt khoát bề này hay bề kia ngay lập tức trong một hai ngày. Hạnh Dung nghĩ chị nên liệu việc mà thu xếp.
Cần nhớ rằng gia đình chị không có lỗi gì, đừng để họ phải chịu khổ đau. Muốn vậy, chỉ có cách tự mình gánh lấy đau khổ, tự mình phải phân thân ra để cho mọi việc được yên ổn ở chỗ của nó. Mong chị qua hết giai đoạn này trong khả năng chịu đựng và sắp xếp của mình.
Theo Hanhdung/Baophunu
Gái dính bầu, lộ chuyện chồng tôi trữ thuốc tránh thai khẩn cấp Thế nhưng mọi sự thật được phơi bày bởi chiều hôm qua tôi đang cho đàn lợn ăn thì có một cô gái trẻ son phấn bự mặt tìm đến nhà tôi với chiếc bụng bầu dễ chừng đã 4 hay 5 tháng. Cô bình thản nói đó là kết quả của chồng tôi. Ảnh minh họa: Internet Cơn lốc giàu xổi, đổi...