Ngần ngại vaccine khiến Covid-19 lấn lướt Đông Nam Á
Dù trong danh sách ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 miễn phí ở Philippines vì mắc bệnh hen suyễn, Gerry Casida không có ý định tiêm sớm.
Gerry Casida cho biết anh quyết định không vội vàng tiêm vaccine, sau khi xem video được chia sẻ trên mạng xã hội, trong đó một người phụ nữ nói rằng vaccine được sử dụng làm công cụ diệt chủng.
“Tôi đã đọc nhiều bài đăng trên Facebook về những người chết vì tiêm vaccine ở các nước khác và cách thông tin này bị che giấu”, Casida, công nhân xây dựng 43 tuổi ở Manila, nói. “Mẹ tôi cũng đã tham khảo một số thầy thuốc dân gian và họ nói vaccine có thể ảnh hưởng tới tim của tôi”.
Hàng triệu người như Casida ở một số điểm nóng Covid-19 nghiêm trọng nhất của Đông Nam Á không vội vàng hoặc từ chối tiêm chủng, do bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội ở cả địa phương và phong trào bài vaccine mạnh mẽ từ Mỹ. Những thông tin sai lệch ngày càng làm tăng tâm lý ngần ngại vaccine, dẫn tới suy yếu nỗ lực tiêm chủng cho những cộng đồng có nguy cơ cao.
Dù là một trong những nơi có tỷ lệ ca nhiễm mới cao nhất thế giới, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy tình trạng ngần ngại vaccine khá phổ biến ở Đông Nam Á. Tại Philippines, 68% người dân không chắc chắn hoặc không sẵn sàng tiêm chủng, theo công ty thăm dò ý kiến Social Weather Stations. 1/3 người Thái Lan hoài nghi hoặc từ chối tiêm vaccine, theo Suan Dusit Poll, trong khi một cuộc khảo sát riêng ở Indonesia cho thấy gần 1/5 dân số do dự.
Một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 ở thành phố Banda Aceh, Indonesia hôm 20/4. Ảnh: AFP.
Phong trào bài vaccine là một nguyên nhân lớn khiến nhiều người ngần ngại tiêm chủng, làm đình trệ thêm chiến dịch tiêm chủng ở các quốc gia Đông Nam Á. Chưa tới 10% người dân số Thái Lan và Philippines tiêm một liều vaccine.
“Đại dịch thông tin giờ đã thay đổi và giờ trọng tâm của thông tin sai lệch là vaccine. Nó khơi dậy nỗi sợ hãi của mọi người”, Melissa Fleming, phó tổng thư ký phụ trách truyền thông toàn cầu của Liên Hợp Quốc, nói.
Video đang HOT
Trong nhiều nhóm thảo luận trên Facebook về các giả thuyết bài vaccine, một số người cho rằng những ai tiêm vaccine Covid-19 sẽ bị “quái vật đánh dấu”, theo Bloomberg News.
Tại Malaysia, nhiều thông tin sai lệch về rủi ro tính mạng, ảnh hưởng tới nội tạng hay thay đổi gene được lan truyền mạnh trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp, Nhiều người còn phóng đại các lập luận của nhiều chính trị gia Mỹ và Michael Yeadon, cựu nhà khoa học của Pfizer và là một trong những đại diện của làn sóng bài vaccine.
Một trong số thuyết âm âm mưu phổ phiến khác được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội ở Đông Nam Á là chíp siêu nhỏ sẽ được tiêm vào người cùng vaccine để thu thập dữ liệu sinh trắc.
Xu hướng từ chối vaccine đang trở thành thách thức đối với nhiều chính phủ mong muốn tiêm chủng 80% dân số để đẩy lùi đại dịch. Hầu hết quốc gia ở Đông Nam Á đều đang đương đầu với tình trạng dịch bùng phát mạnh do biến chủng mới, nhưng chiến dịch tiêm chủng chậm chạp vì thiếu nguồn cung và tâm lý ngần ngại vaccine.
Theo bảng cấp hạng năng lực phục hồi từ Covid-19 của Bloomberg, trong đó theo dõi cách xử lý dịch của 53 nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nước ở khu vực Đông Nam Á thuộc nhóm 10 nước cuối cùng.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Khoa học Malaysia Khairy Jamaluddin đã phải trấn an công chúng về tính an toàn của vaccine, khi nói rằng chúng không có chíp điện tử siêu nhỏ. Ông cũng bác bỏ các tuyên bố vaccine là công cụ để thiết lập trật tự thế giới mới.
Thậm chí ở Singapore, nơi phần lớn đã kiểm soát được dịch, nhiều trí thức trẻ tuổi vẫn bị tác động bởi tin giả, theo Leong Hoe Nam, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena.
“Một số câu chuyện được phóng đại nhiều hơn, nhưng lý do đưa ra tương đối giống nhau”, ông nói.
Cuối tháng 5, một thư ngỏ của hàng chục bác sĩ Singapore hoài nghi vaccine mRNA có thể làm thay đổi ADN của người tiêm đã được lan truyền rộng rãi trên WhatsApp. Chính phủ Singapore phải nhanh chóng ra thông cáo báo chí cho biết hầu hết nhóm bác sĩ này đã rút lại tuyên bố trước đó.
Bất chấp những nỗ lực của nhiều chính phủ và công ty để hạn chế thông tin vô căn cứ, tuyên bố sai lệch bằng tiếng Anh vẫn tiếp tục lan truyền trong các cộng đồng không nói tiếng Anh. Các nền tảng mã hóa, nơi ít chịu kiểm duyệt thông tin, đã đóng vai trò lớn trong chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch, theo Ishaana Aiyanna, nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ Logically, chuyên giám sát các chiến dịch thông tin sai lệch.
Ngoài ra, việc các nước phương Tây sở hữu nhiều nguồn cung vaccine mRNA hiệu quả cao, trong khi những nước nghèo chật vật với nguồn cung hạn chế và các loại vaccine kém hiệu quả hơn, càng khiến vấn đề thêm trầm trọng. Thay vì chấp nhận loại vaccine duy nhất mà quốc gia cung cấp, nhiều người muốn đợi tới khi họ có thêm những lựa chọn hiệu quả hơn.
Tại Thái Lan, một số từ chối vaccine Sinovac của Trung Quốc và AstraZeneca của Anh. Tại Philippines, gần 50% người tham gia một khảo sát hồi đầu năm nay nói họ tin tưởng vaccine do Mỹ sản xuất, nhưng chương trình tiêm chủng của quốc gia chủ yếu sử dụng Sinovac. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thậm chí dọa bỏ tù những người từ chối tiêm chủng.
Một số nước đang triển khai nhiều sáng kiến khác nhau để khuyến khích tiêm chủng. Một huyện ở miền bắc Thái Lan từ giữa tháng 6 áp dụng chương trình tặng bò cho người tiêm vaccine. Người dân ở vùng nông thôn Indonesia được tặng gà nếu tiêm chủng, trong khi một thành phố Philippines tuyên bố trao thưởng một ngôi nhà.
Bác sĩ Leong cho rằng cách tốt nhất để chống lại ngần ngại tiêm chủng là nâng cao nhận thức về vaccine cho cả người dân và nhân viên y tế.
“Hai vũ khí lớn nhất mà Covid-19 để chống lại con người là chần chừ vaccine và thiếu phản ứng phối hợp của toàn cầu”, ông nói. “Hai vũ khí này khiến con người thất bại trong khi virus chiến thắng ngoạn mục”.
Bài học sống chung với Covid-19 cho châu Á – Thái Bình Dương Biến chủng Delta đốt nóng tranh cãi khẩu trang 33 Biến chủng Delta phơi bày lỗ hổng chống dịch của Australia 25 Biến chủng Delta có thể đang lấn lướt vaccine Rào cản ngăn Malaysia đạt mục tiêu tiêm chủng
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...