Ngăn ma túy tấn công giới trẻ
Để mở rộng thị trường nhắm vào giới trẻ, các đối tượng buôn ma túy thường trộn chất ma túy vào các sản phẩm như bột pha nước trái cây, tinh dầu, bánh kẹo… để dần dần gây nghiện cho người sử dụng.
Song song đó, các đối tượng mua bán và người sử dụng ma túy luôn có xu hướng lôi kéo những thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân…tham gia vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.
Thượng tá Đỗ Ngọc Ẩn, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, để mở rộng thị trường nhắm vào giới trẻ, các đối tượng buôn ma túy thường trộn chất ma túy vào các sản phẩm như bột pha nước trái cây, tinh dầu, bánh kẹo… để dần dần gây nghiện cho người sử dụng. Song song đó, các đối tượng mua bán và người sử dụng ma túy luôn có xu hướng lôi kéo những thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân…tham gia vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.
Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục diễn biến phức tạp. Thực trạng này đặt ra cho mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng về trách nhiệm của mình trong công cuộc phòng, chống ma túy để bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc…
Tang vật trong vụ triệt phá chuyên án ma túy lớn ở Bình Dương.
Cũng theo Thượng tá Đỗ Ngọc Ẩn, những năm gần đây, người nghiện ma túy có xu hướng chuyển từ sử dụng các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, heroin sang sử dụng các loại ma túy tổng hợp như: Estasy, MDMA, Amphetamine, Methamphetamine, LSD, cần sa tổng hợp… Đây là các chất ma túy đặc tính gây nghiện cao, độc tính mạnh gây ức chế thần kinh trung ương làm cho người sử dụng bị ảo giác, mất khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Từ đó người sử dụng bị loạn thần (“ngáo đá”) gây những hành vi vô cùng nguy hiểm cho xã hội: Gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, trộm cướp, giết người… và gây án với cả người thân của mình.
Theo thống kê, từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra hàng chục trường hợp đối tượng “ngáo đá” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như khỏa thân đi lại nơi công cộng, la hét, đe dọa người khác, dùng dao, gậy đuổi đánh người đi đường, leo lên trụ điện cao thế, nhà cao tầng; tấn công người thân trong gia đình; gây thương tích và giết người dã man. Như vụ đối tượng Bùi Thiện Em (SN 1990, quê Cà Mau; tạm trú ở phường Bình Thắng, TP Dĩ An) bị “ngáo đá” ôm bình gas la hét đốt nhà trọ làm dân cư cả khu trọ bỏ chạy toán loạn.
Video đang HOT
Vụ đối tượng Lê Văn Quyết (SN 1988; ngụ xã An Bình, Phú Giáo) dùng dao đâm gục mẹ ruột sau đó dùng kéo tự sát. Vụ Võ Văn Quyên (SN 2000, ngụ Bình Dương) trong lúc “ngáo đá” đã lấy trộm xe máy ở thị trấn Phước Vĩnh di chuyển hơn 10km đến tại xã Phước Hòa (Phú Giáo, Bình Dương) đi vào nhà cụ ông Lê Văn Đường (84 tuổi, bị bệnh tai biến nằm một chỗ) dùng gậy đánh chết và cắn đứt một số bộ phận trên cơ thể của cụ Đường. Sau khi gây án, đối tượng Quyên bị quần chúng khống chế nhưng đối tượng bị sùi bọt mép và sốc thuốc chết ngay sau đó…
Công an tỉnh Bình Dương hiện đang quản lý gần 3.300 người nghiện ma túy trong đó có 2.122 người đang sinh sống ngoài cộng đồng, số còn lại đang trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ và cơ sở cai nghiện. Người nghiện ở Bình Dương đang trẻ hóa về độ tuổi và đa số là người tạm trú đến từ các tỉnh, thành khắp nơi trên cả nước nên rất khó kiểm soát. Người nghiện tập trung chủ yếu ở địa bàn có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ công nhân là TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An, TX Tân Uyên và TX Bến Cát. Thời gian qua, nhiều đối tượng nghiện ma túy đã tụ tập hình thành các băng nhóm hoạt động mua bán, sử dụng ma túy và thực hiện các hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản nhằm có tiền sinh sống và mua ma túy sử dụng.
Năm 2022, toàn tỉnh Bình Dương đã phát hiện 510 vụ phạm tội về ma túy, cơ quan Công an đã bắt giữ, xử lý 987 đối tượng; thu giữ trên 43kg ma túy tổng hợp, 97g heroin, 23.200 viên thuốc lắc và nhiều loại vũ khí, tang vật khác. Một số vụ điển hình như Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an Bình Dương phối hợp Công an Hà Nội triệt xóa đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ châu Âu về tỉnh Bình Dương, thu giữ 23.200 viên thuốc lắc (8,135,4913 gam) và 0,464 gam ma túy đá; triệt xóa chuyên án, bắt giữ 7 đối tượng về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ là 1,34kg ma túy đá và 27,1179g thuốc lắc…
Để ngăn ngừa, kéo giảm tội phạm, người nghiện ma túy, bên cạnh tăng cường công tác quản lý địa bàn, đấu tranh triệt xóa các băng nhóm, cơ quan Công an rất cần sự chung tay của mỗi người dân, mỗi gia đình. Mọi người cần nhận thức rõ tác hại của ma túy để từ đó chủ động phòng ngừa cho bản thân, người thân và gia đình. Đồng thời, mạnh dạn cung cấp thông tin cho cơ quan Công an khi phát hiện người sử dụng ma túy, kẻ buôn bán ma túy và các đối tượng lôi kéo, chứa chấp, tổ chức sử dụng ma túy.
“Để biết con em mình có nghiện ma túy hay không, các bậc phụ huynh cần lưu ý giờ giấc sinh hoạt của con, đó là thường hay vắng nhà vì những lý do không chính đáng; hay trốn học, xin cha mẹ nhiều tiền mà không rõ lý do; hay chơi chung với nhiều bạn bè lạ; tổ chức đua xe, nhuộm tóc vàng, đỏ… Đặc biệt người sử dụng ma túy thường dễ nóng nảy một cách vô cớ, hay quên, bị mất ngủ nhiều ngày sau đó ngủ vùi trong thời gian dài. Đến khi bị lọan thần, họ tự nói chuyện một mình và có nhiều hành động bất thường, mất kiểm soát hành vi bản thân” – Thượng tá Đỗ Ngọc Ẩn đưa ra khuyến cáo.
Cảnh báo ma túy trộn trong đồ uống, thực phẩm
Công an nhiều quận, huyện, TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều vụ tội phạm trộn ma túy vào thực phẩm, đồ uống để bán cho người dùng, đặc biệt là học sinh.
Công an quận 10, Công an quận 12, quận Tân Phú và một số địa phương khác tiếp tục phát đi cảnh báo nguy hiểm về các loại ma túy trộn trong đồ uống và thực phẩm.
Theo Công an quận 10, quận 12, trong tháng 10/2020, tại TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên Công an quận 5 đã phát hiện vụ mua bán trái phép loại ma túy mới tên Bromazepam ngụy trang trong gói nylon có dòng chữ "Crispy Fruit Mango", còn gọi là nước xoài, bên trong chứa bột màu vàng. Loại bột này pha vào nước để uống sẽ tạo ảo giác, nâng cao khả năng sinh lý, mục đích nhắm vào giới trẻ...
Thông tin cảnh báo của Công an quận 10.
Thực phẩm (các loại bánh, kẹo) có chứa chất ma túy được sản xuất, đóng gói có phép của cơ quan chức năng ở một số nước trên thế giới, các loại này được phép sản xuất với hàm lượng quy định có ghi trên bao bì sản phẩm và có cảnh báo người dùng.
Trong thời gian qua, các đối tượng lợi dụng lén lút mang vào Việt Nam phát tán sử dụng dẫn đến ngộ độc như ở Hạ Long, Quảng Ninh. Đối tượng mua kẹo từ siêu thị ở Mỹ mang về cho người nhà sử dụng nhưng không nói cho người nhà biết có chứa chất ma túy. Loại này người dùng có thể nhầm lẫn dùng quá liều gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với ma túy được pha trộn đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm che giấu cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt, thực chất đó là ma túy pha trộn với thực phẩm và đồ uống như vụ bán bánh cần sa trên mạng internet xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, triệt xóa tháng 12/2019; vụ nhóm học sinh tại Hoành Bồ, Quảng Ninh sử dụng kẹo có chứa chất ma túy, bị ngộ độc phải cấp cứu tháng 10/2021; vụ sử dụng socola nhãn hiệu Chill Max có chứa chất ma túy ADB BUTINACA tại Đông Anh, Hà Nội tháng 6/2022.
Thông tin tuyên truyền của Công an quận 12.
Bên cạnh đó, nhiều loại ma túy "núp bóng" khác như "nước vui", "nước biển" chứa chất ma túy GHB, là chất được tạo thành bởi tiền chất Gamma-butyro lactone (GBL); nước xoài "Crispy Fruit" có chứa chất ma túy Bromazepam, Nimetazepam đều là chất ma túy.
Hoặc nhiều dạng ma túy "núp bóng" khác như bánh cần, bánh lười "Lazy cakes" chứa chất cần sa; tinh dầu thuốc lá điện tử; nước nho Ribena chứa ketamine, trà chanh, nước giải khát tropicana Twister chứa chất ma túy ketamine, MDMA; ma túy "đông trùng"...
Ngoài ra, còn một số loại ma túy "núp bóng" thảo mộc dạng "Cỏ Mỹ", được các đối tượng tẩm dung dịch có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA vào thảo mộc rồi đóng gói thành các loại thuốc lá gói dưới hình thức thuốc lá điện tử, thảo mộc...
Nhiều loại ma túy mới núp bóng thực phẩm chức năng và đồ uống.
Đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm qua mặt cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt thực phẩm chức năng chứa chất ma túy. Khi bị bắt giữ, người vận chuyển tàng trữ, mua bán các loại này thường che giấu ý thức chủ quan không biết là ma túy để nhằm chối tội.
Cơ quan Công an khuyến cáo, đây là hình thức, thủ đoạn rất mới và những sản phẩm này nếu được tiêu thụ ở các trường học hay các khu vui chơi thì sẽ rất nguy hiểm, gây tác hại khôn lường cho xã hội. Điều tra, xử lý nghiêm tội phạm ma túy là trách nhiệm của các đơn vị, lực lượng chức năng. Song trong cuộc chiến gian nan này, nhận thức, ý thức của mỗi người dân cũng rất quan trọng.
Công an khuyến cáo, người dân không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống không rõ nguồn gốc. Cha mẹ kiểm soát việc ăn uống, sử dụng các loại thực phẩm, kẹo của con em mình; luôn cảnh báo cho con về tác hại của ma túy. Người dân cần báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất về nghi vấn việc mua bán các loại thực phẩm, nước uống có chứa chất ma túy
Dân mạng tẩy chay, mong xử lý nghiêm vụ Hữu Tín tàng trữ, sử dụng ma túy Nhiều dân mạng lên tiếng tẩy chay, cho rằng cần phải xử lý nghiêm những nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật như trường hợp của diễn viên Hữu Tín. Thời điểm nam diễn viên bị bắt, nhiều khán giả lên tiếng tẩy chay anh. Ảnh FBNV Như Thanh Niên thông tin, ngày 17.6, Công an Quận 8 phối hợp Viện...