Ngàn lẻ một kiểu chen chân, “vắt vẻo” xem đua thuyền
Là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của ngư dân vùng sông nước Trường Giang (Quảng Nam), lễ hội đua thuyền trên sông Trường Giang được tổ chức thường niên, từ sau 3 ngày Tết đến hết ngày 11 tháng Giêng.
Đây là lễ hội lớn, thu hút đông đảo người xem từ khắp mọi miền.
Theo truyền thống, lễ hội vùng sông nước Trường Giang được khép lại bằng ngày hội đua thuyền gắn với lễ hội Bà Chợ Được (ngày 11 tháng Giêng). Có đi xem đua thuyền trong ngày cuối cùng này mới thấy hết được sức hấp dẫn và cả sự… nguy hiểm của nó.
Bốn hướng trong khuôn viên đường đua đều đông nghẹt người đứng xem. Mọi chỗ, mọi nơi, mọi vị trí đều có thể trở thành “khán đài” của những cổ động viên cuồng nhiệt: từ cành cây, nóc nhà, mái tôn,… đến sân khấu, thuyền bè đều luôn trong tình trạng chật kin kít người. Người xem cũng đủ thành phần, từ thanh niên, trẻ em đến người già, ai cũng sẵn sàng chen chân giành chỗ.
Những hình ảnh ghi lại trong buổi chiều 2/2, ngày diễn ra trận chung kết đua thuyền:
Nóc nhà, mái tôn bao nhiêu người chen chân
Video đang HOT
Người đứng, người bu, người leo chằng chịt bên những cột điện, ngọn cây
Đường phố luôn tắc nghẽn vì lưu lượng người đổ về xem đua thuyền mỗi lúc một đông.
Theo Dân Trí
Những con người dũng cảm trong vụ chìm phà chấn động
Chỉ thiếu chút nữa tấm thảm kịch trên sông Trường Giang đã xảy ra nếu như vắng bóng những ngư phủ anh dũng vừa đánh cá từ biển trở về. Không có những con người ấy đến ứng cứu kịp thời có lẽ xóm cù lao xã Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam) còn đau thương hơn nữa.
Đội thợ lặn phản ứng nhanh
Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.
Vào thời điểm chiếc phà gặp nạn, dù rất nhiều ghe thuyền neo đậu và đang đánh bắt thuỷ sản ở gần vị trí tai nạn, nhưng chỉ có 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Cty Thuận Lưu phản ứng nhanh nhất. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hoà (SN 1968, trú xã Tam Hải).
Sáng hôm ấy, như thường lệ, 5 anh em trong đội lên ghe máy đi thi công công trình cảng Vùng Cảnh sát biển. Vừa xuôi xuống cửa Kỳ Hà ngang qua đường phà một đoạn ngắn, thì nghe tiếng kêu cứ. Ngoảnh lại họ thấy phà đang chìm giữa sông, đầu người nhấp nhô ở dưới nước. Mấy anh em biết có chuyện không lành nên lập tức quay ghe lại chỗ đó. Lúc này, cả đám đông lô nhô người đang quẫy đạp hỗn loạn và ôm chặt vào nhau, cố níu vào vài chiếc phao cứu nạn mỏng manh. 5 người thợ lặn bình tĩnh chia nhau cứu vớt người bị nạn. Bởi trong lúc này, nếu người cứu không khéo léo và mưu trí thì có khi lại bị đám đông người bị nạn nhấn chìm xuống đáy sông.
Đội thợ lặn Cty Thuận Lưu nhận giấy khenThợ lặn Phạm Văn Hùng kể: "Mấy anh em vừa bơi vừa tìm cách tiếp cận người già và trẻ em để cứu họ trước. Chúng tôi phải lặn xuống phía dưới hoặc vòng ra phía sau mà lựa thế đẩy hoặc dìu họ lại mạn ghe rồi mới đẩy họ lên. Đẩy từng người lên, xong một người lại quay ra lặn, vớt tiếp những người khác. Khó cứu nhất là những người đang dính chặt với nhau vì hoảng loạn. Có những trường hợp phải cần đến 2 - 3 người xúm lại gỡ từng người ra rồi đưa lên mặt nước. Bọn tôi cố làm hết sức, miễn là cứu càng nhanh, càng nhiều người càng tốt".
Chỉ trong vòng 15-20 phút sau khi xảy ra tai nạn, 5 người nhái đã kịp cứu vớt được 20 người. Nhờ tinh thần quên mình cứu người của những thợ lặn này mà rất nhiều ghe thuyền gần đó kịp thời tiếp ứng. Thấy vậy nhiều ngư dân cũng theo nhau lao mình vào vùng nguy hiểm để cùng cứu vớt toàn bộ các nạn nhân còn lại. Theo 5 thợ lặn kể lại, hầu hết các nạn nhân đều không có phao cứu sinh. Tuy nhiên họ đều là người dân Tam Hải quen sông nước từ nhỏ nên có thể ngoi ngóp, chống chọi với dòng chảy để không bị chìm cho đến khi được vớt lên tàu.
Bà Phan Thị Thanh, một lái đò cho biết: "Tôi nghe thấy tiếng kêu cứu và chiếc phà chìm xuống, thì thấy chiếc ghe máy của nhóm thợ lặn nhả khói quặt ngược dòng lao thẳng đến nơi ngay. Mấy chú thợ lặn nhảy ngay xuống nước. Nhiều ghe khác phía dưới sông và 2 bên bờ thấy vậy cũng đổ xô ra cứu người. Mấy chú thợ lặn không nhanh, không liều mình thì vụ chìm phà này không dám đoán trước là ai còn, ai mất".
Sáng 21/11, sau khi biết tin, ông Huỳnh Khánh Toàn, phó chủ tịch UBND tỉnh đã đến ngay hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục. Ông nói: "Nếu không có sự dũng cảm, ứng phó hiệu quả của 5 thợ lặn, thì hậu quả của vụ tai nạn thật khó lường. Chiều 21/11, UBND tỉnh đã quyết định khen thưởng tại chỗ cho 5 thợ lặn về thành tích dũng cảm cứu vớt được nhiều người gặp nạn, trao tặng bằng khen và số tiền thưởng 400.000 đồng cho mỗi người".
Người đánh cá quên mình giữa dòng nước dữ
Trong vụ chìm phà tại huyện Núi Thành, Quảng Nam, số người bị nạn rất lớn tuy nhiên chỉ có một người thiệt mạng. Bên cạnh những người thợ lặn làm việc ở gần đó không ngại khó khăn, nguy hiểm xả thân cứu người còn có ngư dân Đinh Tấn Tàu (37 tuổi, gốc Nghĩa An, Quảng Ngãi).
Anh Tàu cũng là người hành nghề thợ lặn chục năm nay. Thoăn thoắt đi lại trên tàu cá cứu hộ, chuẩn bị dây hơi tiếp tục lặn để hỗ trợ trục vớt chiếc phà chìm, anh Đinh Tấn Tàu kể lại giây phút chứng kiến chiếc phà lâm nạn: "Tôi đang ở nhà gần bến phà thì nghe người dân hoảng hốt la lên, chạy ra thì thấy chiếc phà đang chìm dần. Ngay lập tức tôi lao lên ghe nổ máy chạy ra cùng các anh Phạm Thanh Hải, Ngô Văn Hòa, Nguyễn Chín (cùng trú xã Tam Hải) cứu người.
Lúc đó mấy anh em hành khách biết bơi cứu vớt được 6 người. Cuộc vận lộn giữa dòng nước với hơn 40 con người đang chới với nếu không phải là người có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm. Nước ở đây rất sâu, trên dưới 10 sải tay, lại lạnh cóng. Hơn 3 tiếng ngụp lặn, 2 lần anh suýt gặp nguy khi chân vịt của tàu cá tham gia cứu hộ quấn dây dẫn khí, may mà các đồng nghiệp của anh phát hiện kịp thời. Hỗ trợ cho anh xuống nước có bộ dây chì nặng hàng chục ký quấn quanh bụng. Với 30 lần ngoi lên rồi lặn xuống đáy sông sâu hơn 10m, một mình anh đã cột dây cho toàn bộ 17 chiếc xe máy và hơn 10 chiếc xe đạp của các nạn nhân". Khi người thợ lặn Đinh Tấn Tàu ngoi lên mặt nước để nghỉ lấy sức, lúc ấy đã gần trưa. Anh đã ngụp lặn suốt buổi mà chưa kịp ăn sáng.
Trong đời thợ lặn, anh Tàu đã có nhiều lần cứu người và phương tiện bị chìm. Tháng 10/2006, cơn bão lớn ập vào Tam Quang đánh tan tác nhiều tàu cá. Chính anh đã lặn xuống dòng nước lạnh buốt mùa đông để đưa một phụ nữ xấu số lên bờ. Trưa hôm xảy ra tai nạn, khi các thợ lặn khác thay anh tiếp tục trục vớt phương tiện còn chìm dưới đáy sông, chúng tôi đi tìm anh thì không thấy nữa.
Buổi chiều, khi cuộc trục vớt hoàn tất, chúng tôi mới thấy anh trở lại, ngồi nhìn bạn bè trong đội thợ lặn lên bờ, thở phào nhẹ nhõm: "Tôi đã đi biển từ năm 12 tuổi, từng lặn vớt hải sâm ở khắp vùng biển. Thế nhưng lặn tìm hải sâm sâu 40 sải tay có đèn pin ở nước mặn rất dễ còn để lặn ở nước ngọt sâu hơn 10m là điều rất khó khăn và rất dễ bị ngạt thở. Tôi mong không còn ai bị chìm dưới lòng sông này nữa. Đời dân sông nước chúng tôi cực khổ nhiều rồi, gánh thêm nỗi đau này tội lắm. Các anh nói giúp để nhà nước hỗ trợ phương tiện chắc chắn hơn để dân tôi được nhờ."
Trong chuyến phà kinh hoàng buổi sáng hôm ấy, còn có rất nhiều những con người dũng cảm đã liều mình cứu người khác mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể nhắc hết tên. Họ là những tấm gương sáng về sự dũng cảm dám hi sinh vì người khác
Theo Nguoiduatin
Bài 3: Liên tục 'bôi trơn', bệnh nhân vẫn bị 'móc túi' Không những phải đối mặt với vấn đề quá tải trầm trọng, người bệnh Việt Nam còn mất thêm niềm tin vào dịch vụ y tế khi họ phải "bôi trơn" tất cả các khâu khi bước chân vào bệnh viện. Những yếu kém liên hoàn khiến tiêu cực tất yếu phát sinh. Người bệnh phải "bôi trơn" các khâu Một trong những...