Ngăn khuôn viên trường cho công ty may vào hoạt động
Không những bất chấp việc cho mượn đất của nhà trường trái quy định, ông Hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 4 ( huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) còn bất chấp cả sự an toàn của học sinh…để cho một công ty may mặc vào trường hoạt động khi chưa có bất kỳ cấp có thẩm quyền nào cho phép.
Huyện, xã, trường “tiếp tay” cho vi phạm?
Theo phản ánh của một số phụ huynh thì họ vô cùng lo lắng khi ngôi trường mà con em họ đang học lại được ngăn một phần để cho một công ty may mặc vào hoạt động, sản xuất. Việc này không những làm ảnh hưởng đến việc học do tiếng ồn của nhà máy mà còn gây nguy cơ cháy nổ cao.
Một phụ huynh có con đang theo học tại Trường THPT Tĩnh Gia 4 bức xúc: “Không hiểu tại sao nhà trường lại cho công ty vào hoạt động. Nếu lỡ may có cháy nổ xảy ra thì sao? Ai chịu trách nhiệm về tính mạng của con em chúng tôi?”.
Công ty mượn đất của trường và xây thêm một số công trình phục vụ cho việc sản xuất, may mặc.
Theo tìm hiểu, Trường THPT Tĩnh Gia 4 cho công ty cổ phần SX-TM Quốc tế T&M vào mượn khuôn viên và một số phòng học của nhà trường để hoạt động may mặc vào ngày 1/4/2018. Hiện công ty có 200 công nhân đang may mặc tại đây.
Hợp đồng mượn mặt bằng của nhà trường thể hiện công ty sẽ mượn nhà trường 18 tháng. Nếu có nhu cầu mượn thêm sẽ báo trước 30 ngày. Số diện tích công ty được sử dụng là 3.360m2 , trong đó có 2 dãy nhà cấp 4, mỗi dãy 3 phòng học.
Được biết, công ty cổ phần SX-TM Quốc tế T&M có tờ trình xin mượn mặt bằng của Trường THPT Tĩnh Gia 4 được ông Lê Thế Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia ký xác nhận.
Tờ trình của công ty được ông Lê Thế Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia ký xác nhận cho vào trường mượn đất.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Bá Linh, Chủ tịch UBND xã Hải An, nơi Trường THPT Tĩnh Gia 4 đóng cho biết: “Về quản lý đất đai thì thuộc thẩm quyền của huyện nên trước khi vào mượn trường, công ty có xin huyện và được đồng ý còn cấp xã thì chỉ quản lý về con người. Khi công ty đến, họ cũng có vào xã báo cáo nên chúng tôi cũng tạo điều kiện để họ được tuyển dụng, hoạt động trên địa bàn”.
Còn ông Lê Thế Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia xác nhận việc cho công ty mượn đất của trường là không đúng quy định tuy nhiên ông phân trần: “Khi công ty này về làm ở Tĩnh Gia có đặt vấn đề với huyện là Trường THPT Tĩnh Gia 4 có khuôn viên rộng, lại đang bỏ không một số phòng học nên muốn mượn một thời gian để đào tạo công nhân chờ cấp phép hoạt động nên tôi mới ký xác nhận. Tôi không hề biết việc công ty hoạt động chính thức chứ không phải đào tạo công nhân ít ngày như họ trình lên”.
Ông Kỳ cũng khẳng định việc trường đồng ý, xã đồng ý thì ông mới đồng ý và việc ông ký xác nhận không vì vụ lợi cái gì mà do ông Lê Thanh Hà, Phó Ban quản lý Nghi Sơn giới thiệu nên ông nể mà ký.
“Việc công ty chính thức hoạt động tôi mới biết cách đây mấy ngày. Hôm nay tôi ra trực tiếp yêu cầu giải tán công ty ngay” – ông Kỳ cho biết thêm.
Đề nghị kiểm tra, xử lý!
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn cho rằng huyện, xã và trường đang làm sai. “Công ty cổ phần SX-TM Quốc tế T&M đầu tư trá hình đào tạo công nhân trên đất của Trường THPT Tĩnh Gia 4 là trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Riêng về đất đai, Ban quản lý Nghi Sơn không có chế tài xử phạt, chỉ thông báo với huyện để xử lý” – ông Thi nói.
Ông Thi cũng nêu quan điểm: “Việc trường cho mượn để đào tạo công nhân là hoàn toàn sai chứ chưa nói đến sản xuất vì sản xuất phải đảm bảo phòng chống cháy nổ, nếu xảy ra cháy, chết người ai là người chịu trách nhiệm? Huyện ký xác nhận như thế này là không được”.
Cổng trường biến thành cổng có lô gô công ty may.
“Đáng ra chính quyền địa phương phát hiện, sau đó thông báo với các cơ quan liên quan. Trong đó nếu quản lý về đầu tư thì Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn là đơn vị cấp phép còn nếu quản lý về đất đai, về vi phạm thì chính quyền địa phương phải xử lý. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại ký cho công ty làm trong khi không công ty không có hồ sơ được Ban đồng ý. Mặt khác, Trường THPT Tĩnh gia 4 được nhà nước đầu tư đào tạo nhân lực. Trường giành đất cho mượn hay thuê là trái thẩm quyền” – ông Thi cho biết thêm.
Ông Thi cũng khẳng định, ngay chiều nay (ngày 20/8), Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn sẽ làm văn bản gửi UBND huyện Tĩnh Gia, UBND xã Hải An và Sở GD-ĐT (đơn vị trực tiếp quản lý trường này) đề nghị kiểm tra, xử lý, nghiêm cấm và hủy văn bản trái pháp luật.
Bình Minh
Theo Dantri
Nhường đất cho dự án, dân hơn chục năm mòn mỏi chờ sổ đỏ nhà tái định cư
Cùng với những khó khăn, bất cập về an sinh thì đến nay, sau gần 12 năm tái định cư (TĐC), hàng chục hộ dân xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ). Đó là một cản trở lớn trong phát triển kinh tế của bà con vùng đồi núi này.
Để có đất xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, chính quyền huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cùng doanh nghiệp đã quy hoạch hàng nghìn m2 đất tại xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia.
Trong trong quá trình giải phóng mặt bằng, UBND huyện Tĩnh Gia cùng nhà máy xi măng Công Thanh đã hứa hẹn sẽ có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục hồ sơ để cấp mới sổ đỏ cho người dân.
Những hộ nào không chuyển đến khu TĐC mới sẽ được hỗ trợ thêm để đến nơi ở mới. Phía công ty cũng đã chi trả toàn bộ số tiền đền bù tài sản trên mặt đất cho người dân. Thế nhưng đến nay đã gần 12 năm, mọi lời hứa hẹn của chính quyền cũng như doanh nghiệp năm đó vẫn không trở thành hiện thực.
Ông Hà Văn Nam, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, cho biết: "Lúc đấy các ông ấy cũng hứa bảo bà con cứ ra đi, ra ở chỗ mới đi, còn cái bìa chúng tôi sẽ lo về sau chứ không phải bây giờ là có liền được, người dân chúng tôi cũng chấp nhận nhưng cuối cùng 12 năm rồi không thấy bìa đỏ đâu".
Còn ông Lương Văn Niên, thôn Tam Sơn bức xúc: "Không có bìa đỏ, không làm gì cho dân cả, dân bí nhiều cái, có đi vay vào thế chấp cũng không có, kêu với xã thì xã không biết, kêu lên huyện, huyện cũng im luôn".
"Kêu gọi nhiều rồi, nhưng không ai trả lời, từ xã đến huyện không ai trả lời, cứ bảo là chưa có, chưa làm, nhân dân khu TĐC rất bức xúc, con cái học hành, muốn chăn nuôi vay vốn không có sổ đỏ, vay vốn không được vay" - ông Lô Văn Bảy, Trưởng thôn Tam Sơn nói.
Cũng theo ông trưởng thôn thì, có thể vì việc đối trừ tiền dưới hình thức đất đổi đất nên tại thời điểm đó, người dân đã không được viết biên lai nộp tiền, không chứng minh nghĩa vụ tài chính.
Theo tìm hiểu thì Quyết định số 2282 ngày 21/8/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa thì địa phương này đã thu hồi hơn 21.400 m2 tại xã Tân Trường để giao cho UBND huyện Tĩnh Gia quản lý xây dựng hạ tầng bố trí TĐC cho các hộ dân phải di chuyển để xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh. Tại quyết định này nói rõ trách nhiệm của UBND huyện Tĩnh Gia là thực hiện đầu tư xây dựng khu TĐC theo quy hoạch và các quy định pháp luật hiện hành.
Công trình nước sạch ở khu TĐC xây dựng lên nhưng không có nước.
Căn cứ vào đó, tại quy hoạch phân lô số 54 được Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia phê duyệt ngày 7/6/2006 thì mỗi hộ dân có đất bị thu hồi được bố trí 400 m2 đất ở tại khu TĐC. Tuy nhiên diện tích đất ở khu TĐC lại được quy đổi thành tiền, diện tích đất ở nơi bị thu hồi cũng được quy đổi thành tiền. Theo đó, người dân không lấy tiền bồi thường đất ở mà đối trừ để ra khu TĐC.
Ông Nguyễn Ngọc Bê, Chủ tịch UBND xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, cho biết: "Thời điểm năm 2006, bà con khi ra với hiện trạng là đất đổi đất. Bà con nhường đất lại và ra ngoài này là khu TĐC để ở đấy, ở vị trí này là đất đổi đất chứ không phải là bà con lấy tiền".
Trường học thì bỏ hoang.
"Xã cũng đã báo cáo toàn bộ hồ sơ lên huyện, Phòng TN-MT đã chuẩn bị hồ sơ và đánh bìa xong nhưng không có hóa đơn thu tiền cho nên không ký được, chưa làm nghĩa vụ tài chính nên không ký được" - ông Bê cho biết thêm.
Cũng theo ông Bê thì trách nhiệm của ai thì không biết nhưng hội đồng kiểm kê lúc đấy và chủ đầu tư là Nhà máy xi măng Công Thanh phải làm rõ tiền đấy bây giờ ở đâu để làm bìa cho bà con. Nếu Công Thanh chưa trả, thì Công Thanh phải trả; nếu Công Thanh trả rồi thì tiền đó bây giờ ở đâu?
Đáng nói, theo ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công Thanh, Tập đoàn đã trả hết tiền cho tỉnh và địa phương từ hồi đó đến giờ bao gồm cả tiền giải phóng mặt bằng và tiền TĐC, còn tỉnh và địa phương làm gì đó là việc của tỉnh và địa phương.
Trường bỏ hoang, trẻ em phải đi học xa nhà hàng cây số.
Tại sao người dân lại không được cấp GCNQSDĐ do chưa làm nghĩa vụ tài chính? Tại sao không có hồ sơ lưu về GPMB tái định cư? Phải chăng câu trả lời nằm ở chỗ số tiền GPMB tái định cư mà chủ đầu tư chi trả đã không được nộp vào ngân sách? Đó là nguyên nhân các hộ dân không được cấp GCNQSDĐ trong nhiều năm qua?
Bình Minh
Theo Danviet
Chủ tịch Thanh Hóa yêu cầu điều tra các đối tượng ném chất bẩn vào nhà dân Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc đầu tư xây dựng cảng container Long Sơn, tại xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cũng liên quan đến việc xây dựng cảng này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu đơn vị chức năng nghiên cứu, điều tra các...