“Ngân hàng” tuổi thơ
Ở miền Tây Nam Bộ, có lẽ khá lâu rồi, mỗi khi cho tiền con cái, cha mẹ thường căn dặn: “Xài nhín nhín để tiền bỏ ống”. Bỏ ống là nhét tiền vào cái ống tre tiện chừa hai đầu mắt, thân tre đục lỗ để trẻ nhét tiền vào đó.
Ở miền Tây Nam Bộ, có lẽ khá lâu rồi, mỗi khi cho tiền con cái, cha mẹ thường căn dặn: “Xài nhín nhín để tiền bỏ ống”. Bỏ ống là nhét tiền vào cái ống tre tiện chừa hai đầu mắt, thân tre đục lỗ để trẻ nhét tiền vào đó. Ống đựng tiền tiết kiệm cho trẻ ngày xưa còn được người ta làm từ các vật dụng như hộp gỗ, giản đơn nhất là từ các vật dụng đã sử dụng hết còn lại cái “bao bì” kín, như lon sữa bò. Người ta rửa thật sạch lon sữa rỗng nới vừa phải cái lỗ đục đủ để nhét tiền cuốn nhỏ vào trong đó mà muốn lấy ra rất khó.
Ngân hàng heo đất tuổi thơ. ảnh: tư liệu
Video đang HOT
Đó là vài cái “ngân hàng tuổi thơ” giúp trẻ để dành tiền được cha mẹ hay anh chị cho, nhất là khi được lì xì ngày Tết Nguyên đán, sau khi tiêu xài tiện tặn.
Về sau, cũng đã khá lâu rồi, heo đất mới xuất hiện trong dòng chảy “ngân hàng tuổi thơ”. Như tên gọi, những tảng đất sét được người thợ nặn thành hình chú heo ngộ nghĩnh, phơi ráo, sơn màu trước khi cho vào lò nung chín. Được các bậc phụ huynh mua cho một con heo đất, đứa trẻ nào cũng mừng rỡ ra mặt. Chúng ôm ấp heo vào lòng như ôm người thân. Rồi, không cần sai bảo, trẻ nào cũng hăng hái nhín tiền ăn quà để “nuôi” heo mau lớn.
Heo đất ngày đó được sản xuất khá đơn giản, chỉ được sơn phết màu đỏ nhằm biểu trưng cho sự hên, như lời chúc may mắn. Về sau, nhất là thời gian gần đây, heo đất được chăm chút nhiều màu sắc, nhất là màu nhũ vàng, hoa văn, chỉnh sửa đường nét đáp ứng yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng. Chưa thỏa mãn, để đáp ứng thị hiếu trẻ con, heo đất ngày càng được sản xuất dưới nhiều hình dạng, như: Hình thần tài, siêu nhân, người dơi, con cá vàng, con gà, con rùa…
Và tiền chứa trong heo đất là “tiền vui”, là món quà ưa thích của trẻ mỗi khi “mổ heo”. Số tiền đó để mua sách vở, bút mực học tập. Nhiều hơn thì mua sắm áo quần. Nhiều hơn nữa có thể mua chiếc xe đạp đi học cho tiện…/.
Theo Danviet
Ký kết Chương trình đưa KHCN vào xây dựng nông thôn mới ở "Ba Tây"
Chiều 16.11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Chương trình Khoa học - công nghệ (KH-CN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình KH-CN Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (Ba Tây) giai đoạn 2016-2020.
Tới dự lễ ký có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Ban chủ nhiệm các Chương trình KH-CN của 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, đại diện các bộ, ngành trung ương.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chứng kiến lễ ký kết.
Chương trình KH-CN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ phê duyệt nhằm đưa KH-CN hỗ trợ, giúp tháo gỡ các rảo cản, thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ba chương trình KH-CN trên có những điểm chung về mục tiêu và nội dung nên cần có sự phối hợp triển khai thực hiện để phát huy hiệu quả nguồn lực của các chương trình, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội bền vững nói chung và xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại lễ, thay mặt ông Nguyễn Văn Bình- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến kết hợp giữa các chương trình khoa học- công nghệ của các cơ quan đơn vị trên. Những kết quả nghiên cứu khoa học của 3 chương trình trong những năm qua là rất đáng biểu dương ghi nhận, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của các vùng gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để triển khai các hoạt động ký kết có hiệu quả và nâng cao chất lượng nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Bình yêu cầu Các chương trình KH-CN cần thiết lập khung và phương thức phối hợp giữa các Chương trình KH-CN trong tổ chức đề xuất, xét duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đảm bảo các yêu cầu minh bạch, đồng bộ, thiết thực, chặt chẽ cho giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030. Đồng thời cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế tổ chức, quản lý hoạt động của các Chương trình, có kế hoạch cụ thể để triển khai khung phối hợp giữa các chương trình với những nội dung cần ưu tiên cho từng vùng, giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng tạo ra những cơ chế, chính sách, nhiệm vụ giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn ở các vùng.
Để các chương trình hợp tác, liên kết đạt kết qủa tốt, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị các ban, bộ, ngành trung ương tiếp tục có sự quan tâm đặc biệt đến các chương trình KH-CN, tạo điều kiện cho các chương trình triển khai có chất lượng tốt nhất, phục vụ phát triển kinh tế 3 vùng trên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Thiếu vận động, trẻ dễ "mắc bệnh" Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, để tăng cường sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống lành mạnh là 3 yếu tố quan trọng. Qua giám sát về dinh dưỡng ở trẻ em tuổi học đường và sinh viên do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thực...