Ngân hàng trung ương Nga tăng cường kiểm soát vốn
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết ngân hàng này sẽ mở rộng kiểm soát vốn đối với hoạt động rút tiền mặt bằng ngoại tệ và chuyển khoản ra nước ngoài, khi nền kinh tế tiếp tục chịu sức ép.
Đồng ruble của Nga (trái) và đồng đô-la Mỹ. Ảnh: Sputnik/TTXVN
Nga đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động giao dịch tiền tệ vào năm ngoái để ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây và hạn chế người dân Nga chuyển tiền ra nước ngoài.
Phát biểu tại một diễn đàn ngân hàng, bà Nabiullina cho biết mặc dù nhiều biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ hoặc nới lỏng, nhưng với điều kiện kinh tế hiện tại các biện pháp sẽ vẫn giữ nguyên.
Video đang HOT
Bà Nabiullina cho hay các hạn chế như giới hạn rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng, chuyển tiền ra nước ngoài và hạn chế rút tiền của những công dân đến từ các quốc gia “không thân thiện” sẽ được gia hạn.
Bà cũng cảnh báo về những rủi ro hệ thống có thể xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng khi những ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận vào năm ngoái. Tuy nhiên, tác động của đợt trừng phạt mới nhất của phương Tây đối với lĩnh vực ngân hàng đã dịu bớt.
Bà nói: “Việc bổ sung các ngân hàng mới vào danh sách trừng phạt gần đây không còn được coi là một cú sốc và không tạo ra rủi ro hệ thống”.
Mỹ và Anh tuần trước đã thêm một số ngân hàng Nga vào danh sách trừng phạt của họ, trong khi Liên minh châu Âu (EU) cắt thêm nhiều ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong số đó có tổ chức cho vay trực tuyến Tinkoff và ngân hàng tư nhân Alfa Bank.
Đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 tháng
Ngày 14/2, tỷ giá đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức gần thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2022 do nguồn thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu hydrocarbon giảm và hoạt động nhập khẩu của nước này tiếp tục phục hồi nhờ các chuỗi cung ứng mới được thiết lập.
Đồng xu ruble của Nga và đồng euro. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tính đến 17h05 (giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 0,1% so với đồng USD xuống 73,93 ruble/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 25/4/2022. Trong phiên giao dịch, tỷ giá có lúc giảm xuống 73,9850 ruble/USD.
So với các đồng ngoại tệ khác, đồng ruble giảm 0,6% so với đồng euro, xuống 79,52 ruble/euro và giảm 0,3% so với nhân dân tệ xuống 10,83 ruble/Nhân dân tệ.
Theo các nhà phân tích của hãng Alfa Capital, đồng ruble giảm từ khoảng 68 ruble/USD ghi nhận vào giữa tháng 1 xuống mức hiện nay chủ yếu là do động lực trên thị trường ngoại hối và nhập khẩu phục hồi. Một số nhà xuất khẩu Nga đã được miễn phải bán doanh thu ngoại hối sang đồng ruble theo các thỏa thuận liên chính phủ kể từ ngày 6/2, trong bối cảnh Moskva nới lỏng kiểm soát vốn nhằm hỗ trợ đồng ruble trong suốt năm 2022.
Các nhà phân tích của Alfa Capital nhận định hoạt động nhập khẩu của Nga phục hồi là nhờ nước này thiết lập các chuỗi cung ứng mới với các nước thân thiện. Do vậy, nhu cầu về ngoại tệ của các nhà nhập khẩu Nga đã tăng lên.
Mỗi ngày, Chính phủ Nga bán ngoại tệ trị giá 8,9 tỷ ruble (120,8 triệu USD) để ngăn chặn thâm hụt ngân sách, vốn gia tăng do nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm.
EU không thể tịch thu các tài sản của Nga Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 1/12 đưa tin Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể tịch thu các khoản tiền bị phong tỏa của Ngân hàng trung ương Nga do nguyên tắc quốc tế về quyền miễn trừ của nhà nước. Đồng ruble của Nga. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, báo trên nhấn mạnh Ủy...