Ngân hàng trung ương Israel lần đầu bán ngoại tệ
Ngày 9/10, Ngân hàng Israel ( ngân hàng trung ương Israel) thông báo sẽ bán tới 30 tỷ USD ngoại tệ trên thị trường mở để duy trì ổn định trong bối cảnh xung đột giữa quân đội nước này với phong trào Hồi giáo Hamas leo thang ảnh hưởng tới tâm lý thị trường.
Đây cũng là lần đầu tiên ngân hàng này bán ngoại tệ.
Đồng shekel (phải) của Israel và đồng đôla Mỹ. Ảnh: Reuters/TTXVN
Thông báo mới nêu rõ ngân hàng sẽ can thiệp thị trường trong giai đoạn tới nhằm duy trì ổn định tỷ giá hối đoái đồng shekel và cung cấp thanh khoản cần thiết để các thị trường tiếp tục thực hiện chức năng phù hợp. Ngân hàng Trung ương Israel cũng sẽ cung cấp thanh khoản thông qua các cơ chế SWAP (hoán đổi) trên thị trường với giá trị lên tới 15 tỷ USD. Thông báo nêu rõ ngân hàng sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến, giám sát các thị trường và hành động với công cụ sẵn có khi cần thiết.
Video đang HOT
Động thái trên nhanh chóng giúp bình ổn thị trường, giá đồng shekel đã hồi phục sau khi lao dốc mạnh. Trước đó, giá đồng shekel đã giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất trong 7 năm rưỡi qua, với 3,92 shekel đổi 1 USD, trước khi hồi phục lên mức 3,86 shekel đổi 1 USD. Từ đầu năm 2023 đến nay, giá đồng shekel so với USD đã giảm 10%, chủ yếu do các kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ đã tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài.
Chứng khoán Israel và giá trái phiếu giảm khoảng 7% trong khi nhiều doanh nghiệp đóng cửa trong ngày 8/10 sau khi xung đột leo thang. Israel đã tích lũy được dự trữ ngoại hối hơn 200 tỷ USD, phần lớn là từ việc mua ngoại hối kể từ năm 2008 để giữ cho đồng shekel không tăng giá quá nhiều và gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu khi dòng vốn từ nước ngoài đổ vào lĩnh vực công nghệ của nước này tăng mạnh. Lần gần nhất ngân hàng can thiệp vào thị trường là hồi tháng 1/2022. Tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Israel Amir Yaron cho biết dù đồng shekel yếu đi nhiều đã khiến lạm phát tăng nhưng không cần can thiệp vì thị trường vẫn ổn định.
Các công ty công nghệ hoạt động ở Israel hy vọng tình hình an ninh sớm trở lại bình thường để tránh nguy cơ gián đoạn hoạt động. Lĩnh vực công nghệ cao là lĩnh vực phát triển nhanh nhất ở Israel trong nhiều thập niên qua và là động lực phát triển kinh tế quan trọng, chiếm 14% số lượng việc làm và gần 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ngày 8/10, Công ty sản xuất chip Intel Corp, chủ sử dụng lao động tư nhân lớn nhất và nhà xuất khẩu ở Israel, cho biết đang giám sát chặt chẽ tình hình tại Israel và có các biện pháp bảo vệ cũng như hỗ trợ người lao động. Nvidia, nhà sản xuất chip dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) và đồ họa máy tính lớn nhất thế giới, đã phải hủy hội nghị AI dự kiến diễn ra tại Tel Aviv trong tuần tới. Một số nhà sản xuất khác như Tower Semiconductor cho biết vẫn duy trì hoạt động bình thường. Các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Meta Platforms, Alphabet và Apple chưa có bình luận về tình trạng hoạt động hiện nay ở Israel.
Jack Ablin, trưởng nhóm chuyên gia đầu tư và nhà đồng sáng lập công ty tư vấn Cresset Wealth Advisors, cho biết như mọi khi, xung đột leo thang khiến hoạt động kinh doanh gián đoạn nghiêm trọng.
Chuyên gia này lo ngại các nguồn lực trong ngắn hạn có thể sẽ bị điều hướng nếu xung đột mở rộng. Vì vậy, tình hình sớm ổn định trở lại là điều mà doanh nghiệp công nghệ mong mỏi khi lĩnh vực công nghệ ở Israel vốn đã trong tình trạng đình trệ từ đầu năm 2023 đến nay.
Ngân hàng trung ương Israel nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2007
Ngày 3/4, ngân hàng trung ương Israel (BoI) đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,5% - mức cao nhất kể từ năm 2007.
Đây lần thứ 9 liên tiếp ngân hàng này quyết định tăng lãi suất nhằm chống lạm phát hiện đang ở mức trên 5%. Trong thông báo, BoI nêu rõ hoạt động kinh tế tại Israel đang ở mức cao trong khi nguồn cung trên thị trường lao động lại bị siết chặt.
Đồng Shekel của Israel. Ảnh: Reuters/TTXVN
Từ tháng 4/2022, các nhà hoạch định chính sách của Israel đã bắt đầu nâng lãi suất từ mức 0,1%. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng quá trình tăng lãi suất đang sắp kết thúc.
Bất chấp các đợt tăng lãi suất, lạm phát của Israel trong tháng 2 là 5,2%, giảm nhẹ so với mức 5,4% trong tháng 1 (cũng là mức cao nhất trong 14 năm) và cao hơn so với mục tiêu từ 1-3% mà chính phủ đề ra. Năm ngoái, kinh tế Israel tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ở mức 6,4%. Bộ phận nghiên cứu của BoI dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Israel sẽ tăng 2,5% trong năm 2023, thấp hơn so với mức dự báo 2,8% được đưa ra trước đó, đồng thời giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 3,5% trong năm 2024. Dự báo lạm phát trong năm tới cũng được điều chỉnh tăng từ 3% lên 3,4%, trong khi lãi suất sau một năm kể từ thời điểm hiện tại sẽ là 4,75%.
Các ngân hàng trung ương tiếp tục tích trữ vàng Hoạt động nhập khẩu vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục diễn ra sôi động. Các thỏi vàng tại Ngân hàng Trung ương Séc. Ảnh: AFP/TTXVN Theo dữ liệu mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tổng hợp, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã bổ sung tổng cộng 77 tấn vàng vào kho...