Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục giữ lãi suất thấp
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB), ông Mario Draghi cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất và thậm chí đưa ra gói nới lỏng chính sách tiền tệ thứ hai.
Ông Mario Draghi cho biết đang có kế hoạch tiếp tục giữ lãi suất thấp và hé lộ khả năng mở rộng chính sách tiền tệ – Ảnh: Reuters
Giá trị của đồng EUR giảm mạnh trên thị trường giao dịch nước ngoài hôm 22.10, sau khi ông Mario Draghi thông báo về việc thảo luận mở rộng chính sách nới lỏng định lượng (QE) có giá trị 1,1 tỉ EUR, theo The Guardian.
Phát biểu sau cuộc họp chính sách mới nhất của ECB ở Malta, ông Draghi cho biết một số thành viên của hội đồng quản trị đã ủng hộ việc hành động nhiều hơn nhằm kích thích nền kinh tế ngay lập tức.
Video đang HOT
Chủ tịch ECB cũng lập luận rằng việc các nền kinh tế khu vực đồng euro suy yếu phần lớn do sự suy giảm tại các thị trường mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc.
“Trong khi nhu cầu trong nước khu vực đồng euro vẫn còn co giãn, những lo ngại về triển vọng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi và hậu quả tiềm tàng cho nền kinh tế từ sự phát triển trong thị trường tài chính và hàng hóa tiếp tục báo hiệu nguy cơ sụt giảm trong triển vọng tăng trưởng và lạm phát”, ông Draghi nói.
Ngoài ra, ông Draghi còn cho biết trong trường hợp cần thiết, ECB có thể sẽ quyết định mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ thứ hai trong cuộc họp hội đồng quản trị tháng 12 tới.
GDP khu vực đồng euro đã tăng 0,4% trong quý thứ hai của năm 2015, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng 0,5% trong quý trước đó, The Guardian cho biết.
Kinh tế châu Âu và khu vực đồng euro nói riêng vẫn đối mặt tình trạng giảm phát, sức mua yếu bất chấp hồi tháng 3 năm nay ECB đã khởi động chương trình kích thích kinh tế, với việc bơm tiền mua trái phiếu 1,1 tỉ EUR kéo dài tới tháng 9.2016.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Cùng hội không cùng thuyền
EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nhóm các nước sử dụng euro (Eurozone) đã thỏa thuận được với chính phủ Hy Lạp về gói cứu trợ tài chính thứ 3.
Ảnh minh họa
Cái kết cục này không gây bất ngờ và không thể khác. Điều khác biệt so với trước chỉ là lần này không có sự tham gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
IMF không tham gia vì bất đồng quan điểm với EU. Trong khi IMF cho rằng cần phải xóa bớt nợ cho Hy Lạp thì EU lại kiên quyết phản đối. IMF đánh giá về khả năng trả nợ và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp không khả quan như EU và vì thế thà chấp nhận mất những khoản đã cho vay còn hơn tiếp tục mất nữa ở Hy Lạp. Từ cùng hội cùng thuyền, IMF đã trở thành cùng hội nhưng không còn cùng thuyền với EU và ECB.
Sự tham gia của IMF vào việc cứu trợ cho các nước thành viên EU bị khủng hoảng tài chính và nợ công rất quan trọng đối với EU và ECB. Chỉ riêng cho Bồ Đào Nha và Hy Lạp, IMF đã sử dụng 2/3 khả năng tài chính của mình. Đóng góp cho EU và ECB như thế, IMF đã hành động trái ngược với những nguyên tắc hoạt động lâu nay.
Trong nội bộ cũng như ở thế giới bên ngoài đã dậy lên làn sóng phê phán và cả phản đối IMF quá dễ dãi với EU trong khi quá khó khăn với các nước khác. Nếu giờ không tách thuyền thì chẳng khác gì IMF tự biến mình thành công cụ của EU và ECB.
Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nếu muốn tới đây được bầu lại thì không thể làm ngơ trước tình trạng như thế. EU, ECB và Eurozone buộc phải sống chết cùng Hy Lạp chứ IMF lại không thể và không dám hy sinh chính mình vì Hy Lạp.
La Phù
Theo Thanhnien
EU và Hy Lạp đạt bước tiến khiêm tốn trong đàm phán nợ Ngày 12/2, Hy Lạp và nhóm chủ nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí thảo luận ở cấp chuyên viên nhằm soạn thảo một chương trình tài trợ tạm thời cho Athens. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (phải) và Chủ tịch Nhóm Eurozone Jeroen Dijsselbloem trong cuộc gặp tại Athens ngày 30/1...