Ngân hàng tốn tiền chặn “thẻ tặc” Trung Quốc
Tội phạm thẻ từ Trung Quốc nổi lên gần đây đã dùng các thủ đoạn khó lương tấn công ngân hàng Việt khiến các nhà băng tăng khuyến cáo khách hàng cảnh giác, vừa phải chi nhiều tiền để phòng ngừa.
Cẩn thận khi giao dịch bằng thẻ
Thẻ trong tay, tiền vẫn mất như chơi
Mới đây, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) vừa triệt phá nhóm người Trung Quốc câu kết với người Việt Nam dùng thẻ tín dụng giả để rút hàng tỷ đồng của các ngân hàng lớn. Nghi can người Trung Quốc này lập 4 công ty làm bình phong để ký với các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Sau đó, các đối tượng dùng thẻ tín dụng giả với những thông tin ăn cắp được để quẹt trên những máy POS này và rút tiền.
Hoặc trong các trường hợp tội phạm thẻ Trung Quốc lừa các khách hàng Việt Nam khi hợp tác làm ăn, kinh doanh. Phía đối tác Trung Quốc sẽ đề nghị được góp vốn bằng tiền trong tài khoản thẻ. Vì là thẻ giả nên khi đối tác phía Việt Nam mang thẻ này đi rút tiền tại ngân hàng thì vô tình tiếp tay cho tội phạm.
Theo một chuyên gia phòng thẻ của ngân hàng Vietcombank, tình trạng thẻ tặc tấn công các chủ thẻ vẫn xảy ra. Một số chủ thẻ của Vietcombank cũng bị thiệt hại do sơ hở rút tiền tại máy ATM liên ngân hàng.
Trường hợp có những khách hàng đi ăn nhà hàng và dùng thẻ thanh toán, nhưng nguy hiểm từ chỗ nhiều người đưa thẻ cho nhân viên nhà hàng tự thanh toán giúp. Như vậy, chủ thẻ rất dễ bị ăn cắp thông tin khi thẻ bị cà qua máy POS có gắn skimming.
Để có thông tin chủ thẻ, theo một cán bộ Trung tâm thẻ ngân hàng Quốc Dân (NCB),tội phạm công nghệ sẽ đặt các thiết bị skimming gắn trong khe đút thẻ, còn máy camera được gắn vào để ghi lại mật khẩu. Khi thẻ của khách hàng đưa vào máy để nhập thông tin thì những thông tin và mật khẩu của thẻ ATM sẽ bị đánh cắp.
Video đang HOT
Cá nhân vô ý, ngân hàng không chịu trách nhiệm
Các ngân hàng trên thế giới đều phải chấp nhận sự tồn tại một tỉ lệ nhất định của thẻ giả. Chẳng hạn ở Mỹ, tỉ lệ thẻ giả được xác định ở mức 5% tổng số thẻ lưu hành.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2013 đã có 66 triệu thẻ được phát hành tại Việt Nam, chủ yếu là thẻ từ, thẻ chíp rất ít.
Cán bộ Trung tâm thẻ ngân hàng NCB cho biết thêm, hiện nay, giá thiết bị chống ăn trộm dữ liệu (anti-skimming) khoảng 150-1000 USD/chiếc, tùy độ phức tạp, camera khoảng 15 triệu đồng/cái. Như vậy, mỗi máy ATM cần trang tối thiếu là 20 triệu đồng, một ngân hàng có khoảng 1.000 máy ATM thì chi phí trang bị cho việc chống ghi trộm lên tới là 20 tỷ đồng. Như vậy, với khoảng trên 15.300 trụ ATM trên cả nước thì số tiền đầu tư cho sự an toàn vô cùng tốn kém.
Các ngân hàng cũng đã tích cực có các biện pháp để phòng chống cho mình và cho cả khách hàng. Các máy ATM và hệ thống camera của Vietcombank được kiểm tra thường xuyên xem có bị lắp thiết bị lạ không, cán bộ phòng thẻ Vietcombank cho biết.
Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, hiện tượng tội phạm công nghệ tấn công thẻ diễn ra từ trước đến giờ và hiện nay nổi lên từ Trung Quốc. Hiện ACB bảo vệ khách hàng bằng việc đang tiến hành chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip.
Theo ông Toại, khách hàng khi mất thẻ phải báo ngay cho ngân hàng để ngân hàng khóa tài khoản, ngăn chặn thiệt hại cho khách hàng.
Cán bộ Trung tâm thẻ NCB cho rằng, chắc chắn là khi khách hàng chủ quan, sơ ý để hacker lấy cắp thông tin để rút tiền từ tài khoản thì ngân hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường bởi đó là lỗi của chủ thẻ, ngân hàng không chịu trách nhiệm.
Theo Infonet
Thưởng Tết ngân hàng: "Ăn mày dĩ vãng"
Một năm xáo trộn với ngành ngân hàng khi phải cắt giảm số lượng lớn nhân viên, chi phí. Nhắc đến chuyện thưởng Tết năm nay, nhiều nhân viên nhà băng không muốn bàn đến mà chỉ hoài niệm về mức thưởng hoành tráng của 3-4 năm về trước.
Mơ về thời hoàng kim
Hàng năm, thưởng Tết của ngành ngân hàng luôn bị soi rất kỹ vì thường ở mức cao. Tuy vậy năm nay, hầu hết nhân viên nhân hàng đã không còn hào hứng về chuyện thưởng tết như mấy năm trước. Cách đây khoảng 2 năm, cứ cuối tháng 11, họ đã rục rịch nghe đến chuyện thưởng tết. Nhưng hiện đã bước sang tháng 12, tất cả các ngân hàng đều im lặng về việc này.
Theo chị Nguyễn Kim Ngọc, nhân viên một ngân hàng lớn trên địa bàn TP.HCM, năm 2010 chị được thưởng tết cả trăm triệu đồng. Năm ngoái, con số này bằng bốn tháng lương cộng lại. Sang 2013 thì thưởng tết trở nên xa xỉ. Chỉ chỉ mong có thưởng tết là vui rồi chứ không quan tâm đến mức thưởng nữa.
Lương giảm, nhân viên ngân hàng không dám mơ thưởng Tết cao (ảnh minh họa)
Cũng trong tâm trạng đó, anh Lê Hữu Công, nhân viên tín dụng một ngân hàng TMCP ở quận 7 nói rằng, những năm trước, anh từng được thưởng tết với số tiền cao nhất ngất ngưởng lên đến 12 tháng lương. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng năm nay không mấy khả quan thì con số đó là ngoài tầm với.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Ký kết TPP: Dễ tổn thương nhất vẫn là nông nghiệpHà Nội: 15/152 khu đô thị có người ở"Đại án" tham nhũng tại AlC II: Tiếp tục kê biên án khu căn hộ Trường An.Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Hiến pháp
Vì vậy, anh chẳng còn tâm trạng háo hức nữa. "Tất cả các ngân hàng đều đang trong thời suy thoái, làm ăn khó khăn, ngân hàng tôi cũng vậy. Chỉ hy vọng năm nay sẽ có thưởng, bao nhiêu cũng được, để lấy không khí tết là vui rồi".
Chị Đặng Thị Thảo Nguyên - giao dịch viên một chi nhánh ngân hàng cổ phần ở quận Bình Thạnh, tiết lộ năm nay, nhân viên ngân hàng hầu hết đều bị giảm lương và chị cũng không ngoại lệ. Ngân hàng chị làm không lớn nên lương cũng không cao bằng những nơi khác. Do đó, từ ngày lương bị hạ thì cuộc sống càng chật vật hơn. Khi hỏi về tiền thưởng tết, chị buồn bã: "Chỉ được thưởng chừng một tháng lương là may mắn lắm rồi".
Thậm chí, anh Quang Định, làm việc tại một ngân hàng có nhiều biến động trong năm qua, chia sẻ rất nhiều nhân viên đã bị sa thải, lương sụt giảm. Anh may mắn là vẫn còn được giữ lại. "Các đồng nghiệp khác cũng chỉ nhắc đến những mức thưởng tết từ 3 năm trước để an ủi. Hi vọng tình trạng khó khăn của ngân hàng sớm qua. Riêng năm nay, tôi chỉ mong không bị sa thải chứ nói gì đến thưởng tết", anh Định ngậm ngùi.
Vẫn trên đà tiết giảm chi phí
Suốt 2 năm nay để giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, nhiều ngân hàng đã cắt giảm nhân sự, đóng bớt chi nhánh. Đặc biệt với 2013, khi tăng trưởng tín dụng thê thảm thì lương thưởng cũng được nhìn nhận dưới gam màu u ám hơn.
Hiện nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng chưa bàn nhiều về việc thưởng Tết mà vẫn trong chủ trương tiết giảm tối đa chi phí. Cả hơn một năm nay, hầu hết các ngân hàng đều xoay quanh việc điều chỉnh cắt giảm nhân sự. Điều dễ nhận thấy nhất là lương nhân viên cũng giảm liên tục từ năm 2011 tới nay, nhất là 2013 khi tình hình tín dụng bi đát hơn các năm trước.
Những ngân hàng nằm trong Top trên, như Eximbank, cũng phải xây dựng kế hoạch này khi đã cắt giảm 25-30% lương từ cấp lãnh đạo trở xuống. ACB năm nay không giảm nhiều, nhưng trước đó cũng chủ động cắt 25% lương cán bộ khi ngân hàng gặp khủng hoảng vào tháng 8/2012. Ở một số nhà băng khác, việc sa thải nhân viên và cắt giảm lương, thưởng cũng được thực hiện một cách mạnh mẽ để giảm chi phí.
Như vậy, trong quá trình cắt giảm chi phí thì khoản thưởng tết cuối năm cũng được các ngân hàng cân nhắc kỹ lưỡng. Chẳng hạn, tại Eximbank, giai đoạn 2009-2011, khi hoạt động tín dụng tăng trưởng cao, lợi nhuận vượt chỉ tiêu, nhân viên nhà băng này có mức thưởng tết bình quân từ 4 - 5 tháng thu nhập, thậm chí còn cao hơn cho các cấp trưởng phòng. Nay thì chế độ thưởng giảm nhiều do tín dụng không tăng, lợi nhuận sụt giảm. Mới đây, bà Đinh Thị Thu Thảo, Phó tổng giám đốc Eximbank, cho hay theo quy định, mỗi cán bộ ngân hàng này sẽ được công đoàn thưởng Tết nguyên đán 1,2 triệu đồng (ngoại trừ tháng lương thứ 13).
"Ngoài mức thưởng cố định trên, phần thưởng thêm tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Song, năm nay, lợi nhuận ngân hàng chỉ ước đạt 50% chỉ tiêu nên nhiều khả năng thưởng tết sẽ khó tránh chuyện sụt giảm", bà Thảo nói.
Nhiều ngân hàng khác cũng đang cân nhắc chuyện thưởng Tết cho nhân viên. Mặc dù chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể về thưởng Tết nguyên đán năm nay, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, nếu hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận năm nay thì cán bộ nhân viên của ACB sẽ nhận được mức thưởng tết 1-2 tháng lương. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong quý IV.
Theo Nam Phong
VEF