Ngân hàng tinh trùng “khát” vốn
Việt Nam có gần 8% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh, tương đương khoảng 1 triệu cặp. Nhiều năm nay, lượng dự trữ tinh trùng ở ngân hàng hạn chế. Chưa kể, chất lượng tinh trùng không tốt, mắc bệnh… thì số mẫu đảm bảo yêu cầu còn rất ít.
Tinh trùng của người hiến sẽ được bảo quản trong các bình ni-tơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) tính tổng 3 năm qua mới có gần 200 người đến hiến, còn hiện tại trong ngân hàng của trung tâm chỉ còn hơn 40 mẫu.
PGS.TS.BS.Hồ Sỹ Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia cho biết, để bảo quản trứng và tinh trùng trong ngân hàng đặc biệt này, các cơ sở điều trị hiếm muộn đang áp dụng phương pháp trữ lạnh tinh trùng hoặc trứng ở nhiệt độ lạnh tới âm 196oC và thường được lưu trữ trong các bình chứa ni-tơ lỏng.
Phôi sau rã đông khi chuyển vào tử cung sẽ có khả năng tiếp tục phân chia, làm tổ và phát triển thành thai nhi như bình thường. Thời gian lưu trữ có thể rất lâu. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định thời gian tối đa là bao lâu nhưng về lý thuyết có thể lưu tới 8-10 năm (tuy nhiên nếu càng lâu thì tỉ lệ bị thoái hóa càng cao).
Cũng theo PGS.TS Hồ Sỹ Hùng, việc trữ lạnh trứng hay tinh trùng không thực sự bắt buộc phải có điều kiện nào. Miễn là người bệnh có nhu cầu trữ lạnh. Đối với lưu trữ tinh trùng thường thực hiện trong các trường hợp như trữ lạnh cho vợ điều trị hiếm muộn, bảo tồn khả năng sinh sản, tinh trùng hiến tặng… Tuy nhiên, một số các bệnh lây truyền như viêm gan siêu vi B, nhiễm HIV, giang mai và Chlamydia trachomatis… vẫn cần phải được sàng lọc để phòng tránh lây nhiễm.
Với người nhận trứng, phải đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe và ở độ tuổi được quy định. Hai bên cho và nhận trứng phải vào bệnh viện hay các trung tâm được phép điều trị vô sinh để làm các thủ tục theo quy định, phải cam kết việc cho và nhận trứng là tự nguyện, không mua bán. Đặc biệt cần chú ý, các phòng mạch tư không được phép kích thích buồng trứng để điều trị thụ tinh trong ống nghiệm mà phải được thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở điều trị hiếm muộn được sự cho phép của Bộ Y tế.
PGS.TS Hồ Sỹ Hùng cho biết, khó khăn hiện nay là không có người hiến nên ở các trung tâm điều trị vô sinh thường khan hiếm mẫu tinh trùng trong khi nhu cầu thực tế rất nhiều. Tỉ lệ nam giới vô sinh không có tinh trùng chiếm khoảng 2% quần thể nam giới trong đó chỉ có một số điều trị được, còn lại bắt buộc phải xin mẫu tinh trùng như trường hợp không có tinh trùng, tinh trùng bất thường nặng, bất thường về gen…
Theo Nghị định 12 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học, tất cả những người hiến tinh trùng đều trên tinh thần tự nguyện, không nhận bất kỳ một khoản chi phí nào. Độ tuổi hiến theo quy định là từ 22 – 55 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe, tâm thần. Trường hợp đã có vợ, phải được sự đồng ý của vợ.
Cũng theo quy định, mỗi người chỉ được hiến duy nhất 1 lần, đồng thời tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho 1 bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân đầu tiên không có thai, mẫu tinh trùng mới được chuyển bệnh nhân khác.
Video đang HOT
Với một đất nước có hơn 90 triệu dân như Việt Nam, nguy cơ anh em cùng bố kết hôn với nhau gần như là bằng 0.
TH
Theo laodong
Điều gì đang xảy ra ở các ngân hàng tinh trùng tại Việt Nam?
Việt Nam có trên 25 trung tâm hỗ trợ sinh sản nhưng số người đến hiến tinh trùng cực kỳ ít.
Theo nghiên cứu, Việt Nam có gần 8% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh, tương đương khoảng 1 triệu cặp.
Cách đây 10 năm, mỗi ngày Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia, BV Phụ sản TƯ chỉ tiếp nhận 2-3 cặp vợ chồng đến khám vì vô sinh, hiếm muộn nhưng nay con số này đã gấp gần 20 lần. Đó cũng là lý do thị trường chợ đen "con giống" ngày càng tấp nập dù nước ta có trên 25 trung tâm hỗ trợ sinh sản.
Hiến nhỏ giọt, yêu cầu "1 đổi 1"
TS.BS Hồ Sỹ Hùng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia nêu thực tế, nhiều năm nay, lượng dự trữ tinh trùng ở ngân hàng của trung tâm rất hạn chế.
Trung bình mỗi tháng, trung tâm chỉ tiếp nhận 3-4 người đến hiến tinh trùng, tổng từ đầu năm đến nay mới có trên 30 người. Tuy nhiên loại trừ các yếu tố như quá tuổi, chất lượng tinh trùng không tốt, mắc bệnh... thì số mẫu đảm bảo yêu cầu còn rất ít.
Theo TS Hùng, đây là tình trạng chung của tất cả các trung tâm hỗ trợ sinh sản trong nước chứ không riêng cơ sở nào.
Tinh trùng của người hiến sẽ được bảo quản trong các bình nito lỏng ở nhiệt độ -196 độ C
Để đảm bảo số mẫu nhất định trong ngân hàng, trung tâm yêu cầu cặp vợ chồng nào muốn xin mẫu tinh trùng phải thuyết phục bạn bè, người thân đến hiến, đảm bảo 1 đổi 1.
Câu chuyện 1 đổi 1 cũng từng được Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, BV Đại học Y Hà Nội áp dụng do số quý ông đến hiến "con giống" quá thấp, không đủ nhu cầu.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, tính tổng 3 năm qua mới có gần 200 người đến hiến, còn hiện tại trong ngân hàng của trung tâm chỉ còn hơn 40 mẫu.
Gần đây, nhờ truyền thông vận động tốt trong trường ĐH Y Hà Nội nên ngày càng có thêm nhiều sinh viên nam đến hiến tinh trùng, do đó yêu cầu 1 đổi 1 đang tạm thời được gỡ bỏ.
PGS Hà cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất khiến nhiều quý ông e dè không muốn hiến tinh trùng là do quan niệm văn hoá.
"Ở các nước phát triển, mỗi ngân hàng tinh trùng có đến vài nghìn mẫu. Mỗi mẫu đảm bảo nguyên tắc vô danh nhưng đều được ghi lại các đặc điểm để người có nhu cầu có thể chọn đối tượng phù hợp theo ý muốn. Còn ở Việt Nam, do quá ít nên phải chọn mẫu ngẫu nhiên", PGS Hà thông tin.
Thay vì phải bỏ chi phí 10-25 triệu để mua tinh trùng ngoài chợ đen, các cặp vợ chồng hiếm muộn khi đến nhận "con giống" tại các ngân hàng chỉ phải trả chi phí bảo quản vài triệu đồng.
Không lo nguy cơ anh em kết hôn với nhau
Theo Nghị định 12 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học, tất cả những người hiến tinh trùng đều trên tinh thần tự nguyện, không nhận bất kỳ một khoản chi phí nào. Độ tuổi hiến theo quy định là từ 22 - 55 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe, tâm thần. Trường hợp đã có vợ, phải được sự đồng ý của vợ.
Cũng theo quy định, mỗi người chỉ được hiến duy nhất 1 lần, đồng thời tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho 1 bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân đầu tiên không có thai, mẫu tinh trùng mới được chuyển bệnh nhân khác.
Theo PGS Hà, quy định của Việt Nam như hiện tại đã khá chặt chẽ, vì tại nhiều nước Bắc Âu hiện còn cho phép 1 người hiến tinh trùng đến 6 lần.
"Với một đất nước có hơn 90 triệu dân như Việt Nam, nguy cơ anh em cùng bố kết hôn với nhau gần như là bằng 0", PGS Hà giải đáp lo lắng.
Khác với "con giống" tại chợ đen, quy trình hiến tinh trùng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản đảm bảo lọc bỏ gần như tuyệt đối các trường hợp nhiễm bệnh.
Một mẫu tinh trùng chỉ được sử dụng sau 2 vòng xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm
Người hiến sẽ được lấy máu, sàng lọc các bệnh truyền nhiễm HIV, viêm gan B, C... trước khi lấy tinh trùng.
Mẫu này sau đó phải để ly giải một thời gian, đưa vào thiết bị để đánh giá chất lượng tinh dịch xem có đủ chuẩn không. Bước kế tiếp sẽ trộn chất bảo quản vào cùng tinh trùng, cho vào máy hạ nhiệt độ dần dần khi tới -196 độ sẽ bỏ vào nito lỏng để bảo quản.
Sau 3 tháng, người hiến sẽ phải quay lại lấy máu để xét nghiệm lại vì một số bệnh như HIV có giai đoạn cửa sổ rất dài. Chỉ khi kết quả xét nghiệm máu lần 2 đạt yêu cầu, lúc này mẫu tinh trùng mới được sử dụng.
PGS Hà cho biết, thực tế đã có không ít trường hợp xét nghiệm lần 2 không đạt hoặc người hiến không quay lại làm xét nghiệm lần 2 đều phải bỏ mẫu.
Trong khi đó các mẫu tinh trùng ngoài chợ đen, do không được xét nghiệm kỹ càng nên nguy cơ rất cao nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Các máy li tâm ở phòng khám đơn thuần có lọc rửa cũng chỉ loại được một số vi khuẩn.
"Chưa kể không ai biết sức khoẻ tâm thần của người hiến ra sao, chất lượng tinh trùng có đảm bảo hay không. Đặc biệt, việc rêu rao bán tinh trùng khắp nơi là vi phạm pháp luật", PGS Hà nhấn mạnh.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Ô nhiễm không khí gây hại cho phổi, thận, da, xương Ô nhiễm không khí đang gây ra những tổn hại cho sức khỏe lớn hơn những gì chúng ta tưởng. Không chỉ phổi mà khả năng sinh sản, thận, da và xương cũng bị ảnh hưởng. Ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương thận - SHUTTERSTOCK Giảm khả năng sinh sản của nam giới Một nghiên cứu mới đây cho thấy...