‘Ngân hàng thực phẩm’ cứu trợ người nghèo giữa tâm dịch New York
Kể từ khi các hoạt động kinh doanh tại trung tâm kinh tế của Mỹ phải tạm dừng, các ‘ngân hàng thực phẩm’ đã tiếp nhận nhiều người tới nhận hỗ trợ hơn, đa số là những người thất nghiệp vì COVID-19.
Tình nguyện viên của ngân hàng thực phẩm City Harvest phân phát thực phẩm ở Harlem, thành phố New York (Mỹ). Ảnh: AFP
Những bao thực phẩm như cam, khoai lang và hành tây được chất đầy trên ba chiếc bàn tại một khu chợ Washington Heights, phía Bắc Manhattan, thành phố New York. Sữa tiệt trùng, cá ngừ, cá hồi đóng lon được đặt trên ba chiếc bàn khác.
Những “ngân hàng thực phẩm” do tổ chức từ thiện City Harverst điều hành, có trụ sở tại New York đang tiến hành phân phối thực phẩm cho những người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn khi dịch COVID-19 bùng phát.
Không còn cảnh tượng xếp hàng dài trước cửa các nhà bếp nhận súp như trong cuộc đại khủng hoảng từ những năm 1930, thay vào đó, người dân xếp hàng ngay ngắn, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau theo sự chỉ dẫn của các tình nguyện viên.
Trong số những người đến nhận hỗ trợ thực phẩm có Lina Alba, 40 tuổi, một bà mẹ đơn thân đang nuôi 5 đứa con, từ 11 đến 23 tuổi. Cô đã làm giúp việc tại một khách sạn ở Manhattan cho đến khi họ đóng cửa từ hai tuần trước. Hai người con lớn của cô cũng đã mất việc.
“Đây là lần đầu tiên tôi đến nhận hỗ trợ từ ngân hàng thực phẩm. Chúng tôi cần sự giúp đỡ ngay bây giờ. Chúng tôi cũng không biết điều gì sẽ xảy ra trong một vài tuần nữa. Hiện giờ tôi đang dành thời gian cho các con tôi. Tôi vừa là thầy, vừa là mẹ và là tất cả với chúng”, cô nói và cố gắng giữ thái độ tích cực.
Người mẹ độc thân đã phải mất một tuần để nộp đơn trợ cấp thất nghiệp trong tình hình dịch vụ đang quá tải, số lượng người thất nghiệp lớn hơn nhiều so với những người được chính phủ liên bang công bố giữa tuần trước.
Người dân nhận thực phẩm miễn phí tại ngân hàng thực phẩm City Harvest ở Harlem, thành phố New York (Mỹ). Ảnh: AFP
Video đang HOT
“Cuối cùng tôi đã làm được. Tuy rằng khoản trợ cấp đó sẽ không đủ, nhưng cần ưu tiên những thứ thiết yếu nhất hiện nay vì rất còn nhiều người cũng đang cần giúp đỡ”, Aba thở phào nhẹ nhõm và hy vọng sẽ sớm nhận được ít nhất 1.200 USD trợ cấp thuộc gói cứu trợ đã được quốc hội thông qua tuần trước.
Ông Jose Neri, 51 tuổi, là một trong nhiều nhân viên người Tây Ban Nha làm việc trong các nhà hàng ở New York đã đóng cửa, đến ‘ngân hàng thực phẩm’.
“Gia đình tôi có 5 người. Chúng tôi đang phải dùng tiền tiết kiệm của mình để duy trì cuộc sống”, ông nói bằng tiếng Tây Ban Nha, đeo khẩu trang và găng tay cẩn thận để phòng tránh virus.
Ông Neri là một trong những người đang trông cậy vào sự hỗ trợ như đã hứa của chính phủ liên bang cho những người lao động có thu nhập thấp.
Cô Jhordana Ramirez, 39 tuổi, vẫn phải làm việc dù nguy cơ lây nhiễm cao ở thành phố được xem là tâm dịch của nước Mỹ. Cô làm nghề chăm sóc người cao tuổi và hiện là lao động chính trong gia đình. Đại dịch đã ảnh hưởng lớn đề gia đình cô. Chồng và con gái lớn của cô đã mất việc. Con gái út 18 tuổi cũng đang rất lo lắng.
Nhân viên của City Harvest, Geraldine Fermin, đã chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn đến nhận hỗ trợ thực phẩm tại thành phố New York.
“Thật đau lòng khi tình trạng thiếu thốn đang xảy ra với nhiều người. Những người nghèo còn nghèo hơn, những người từng có công việc tốt cũng phải đối mặt với khó khăn”, cô nói.
Một tình nguyện viên đang đóng gói thực phẩm hỗ trợ người nghèo. Ảnh: AP
Phó chủ tịch City Harvest, Eric Ripert, cho biết trước đây, chỉ có 1,2 triệu người ở New York cần hỗ trợ thực phẩm. Hiện tại, số lượng tăng lên gấp 3 lần, khoảng hơn 3 triệu người.
Ripert cũng sở hữu nhà hàng nổi tiếng Le Bernardin tại thành phố New York nhưng đã phải đóng cửa do virus. Ông cho biết ngoài thực phẩm, City Harvest còn cung cấp khoảng 400 nhà tạm trú cho người vô gia cư. Tổ chức này đang kêu gọi hỗ trợ tài chính để mua thực phẩm và hợp tác với các tổ chức khác để chống lại “một tình huống trở nên tồi tệ hơn”.
“Chúng tôi đã vượt qua ngày 11/9, cuộc suy thoái trong năm 2008-2009, đã trải qua rất nhiều điều kinh khủng, nhưng không có điều gì có thể so sánh với thảm họa mà chúng tôi đang trải qua”, Ripert nói.
Hải Vân
Quan chức cảnh báo hệ thống y tế Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" vì Covid-19
Hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể sụp đổ vào cuối tháng này nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại, một quan chức nước này cảnh báo.
Các bệnh viện ở Thụy Sĩ hiện đã quá tải vì số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, giới chức Thụy Sĩ ước tính hiện nước này có khoảng 2.650 người mắc Covid-19, trong đó 19 người tử vong. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng tiếp trong những tuần tới.
Ông Daniel Koch, người đứng đầu Cơ quan chuyên trách bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Thụy Sĩ, cho biết tốc độ lây lan của Covid-19 nhanh tới mức hiện giới chức nước này không kịp thống kê số liệu ca nhiễm mới theo thời gian thực.
Ông Koch hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp khẩn cấp ứng phó dịch mà chính phủ đưa ra trong tuần này, bao gồm lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các sự kiện lớn. Ông cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hạn chế tổn thất do Covid-19 gây ra vào bảo vệ hệ thống y tế trước nguy cơ sụp đổ.
Quan chức này cảnh báo thêm, hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" trong 10 ngày nữa nếu dịch tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại. "Chúng ta cần đảm bảo làm chậm tốc độ lây lan của Covid-19 bởi nếu không trong 10 ngày tới các bệnh viện của Thụy Sĩ sẽ không còn thể ứng phó được", ông Koch nói.
Thụy Sĩ đã huy động tới 8.000 quân nhân để hỗ trợ giới chức dân sự và đội ngũ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính phủ Thụy Sĩ cũng hối thúc người dân tự cách ly tại nhà và hạn chế tiếp xúc với những người cao tuổi hay người có hệ thống miễn dịch kém.
Mặc dù Thụy Sĩ có thể đáp ứng 1.000 đến 1.200 giường chăm sóc tích cực cho bệnh nhân Covid-19, nhưng ông Koch nói rằng nhân lực để vận hành các thiết bị cứu sinh như máy trợ thở rất hạn chế.
Tổ chức Y tế Thế giới trong tuần này đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới tăng cường năng lực xét nghiệm nhằm ngăn đà lây lan của Covid-19, mặt khác hối thúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ điều trị.
Ông Koch đã lên tiếng bảo vệ chính sách của Thụy Sĩ tập trung xét nghiệm cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao và những người cần nhập viện, thay vì xét nghiệm cho tất cả những người với triệu chứng nhẹ. "Ban đầu, chúng ta xét nghiệm cho nhiều người nhất có thể. Giai đoạn này ở châu Âu đã qua. Thời điểm này, việc xét nghiệm cho tất cả mọi người là không thể", ông Koch nói.
Châu Âu đang trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là Italia với hơn 2.500 người tử vong, hơn 31.000 người mắc bệnh. Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Tây Ban Nha, Pháp, Đức cũng bắt đầu tăng nhanh. WHO tuần trước cảnh báo, châu Âu hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn dịch lây lan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 đã nhất trí đóng cửa biên giới của toàn khối trong 30 ngày. Các nước gồm Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế người dân đi lại, cấm các hoạt động đông người để ngăn dịch lây lan.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ Reuters
Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơn Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. Đại dịch rồi cũng phải dừng bước. Con người ta lại trở về với cuộc sống quen thuộc đời thường trước đây, nhưng trở về với...