Ngân hàng “thừa” 110 nghìn tỷ đồng vốn vàng
Các ngân hàng đang dư thừa vốn. Khó cho vay ra nhưng vẫn phải tăng cường huy động. Tưởng như nghịch lý, nhưng không hẳn vậy.
Đến cuối tháng 3/2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã dương được 0,1%, tăng trưởng huy động đạt khá với 3,8%.
Đến cuối tháng 3/2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã dương được 0,1%, tăng trưởng huy động đạt khá với 3,8%. Chênh lệch lớn giữa bộ đôi này thể hiện trong suốt năm 2012 cho đến nay. Vốn hệ thống đang dư thừa.
Nhiều thông tin cùng nhìn nhận vậy, chung chung vậy. Chưa có bất kỳ một con số cụ thể nào đong đếm mức độ dư thừa như thế nào được công bố.
Thực ra, một phần lớn vốn của các ngân hàng đang bị chôn đi ở những góc không hẳn khuất, thấy trước mặt mà không dùng được hoặc đang bận làm nhiệm vụ khác.
Vốn thừa, không cho vay ra được, nhưng không thể hạ thấp lãi suất huy động để giảm chi phí. Một là, ngân hàng vẫn ám ảnh nỗi lo bẫy thanh khoản. Hai là, vẫn phải giữ chân người gửi tiền và cạnh tranh thị phần. Tình thế này giải thích vì sao lợi nhuận của họ vẫn trong xu hướng sụt giảm, chênh lệch lãi suất huy động – cho vay xuống thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Video đang HOT
Đáng kể hơn, nhà băng vẫn phải tăng cường huy động để phủ lên khoảng trống tiền đã cho vay nhưng không đòi về được, hay còn gọi là nợ xấu.
Với tỷ lệ nợ xấu có trong thời gian qua, về tổng thể, cứ 100 đồng huy động để cho vay trước đây thì có trên dưới 10 đồng không/chưa trở về. Tiền gửi đến hạn thì phải trả, để có đủ 100 đồng, ngân hàng phải dùng lợi nhuận, mà khi không đủ thì đành dùng cả vốn tự có bù vào.
Thời gian qua, có những trường hợp việc phải bù này đã ăn sâu vào vốn điều lệ. Họ vẫn phải hoạt động. Vốn điều lệ có hạn, lại gắn với những hệ số an toàn trong hoạt động, để tránh rơi sâu vào cái hố đã bị hụt đi đó, vẫn phải cố khỏa lấp bằng đẩy mạnh huy động, dùng của người sau trả cho người trước, tìm cách kinh doanh…
Để đẩy mạnh huy động, cạnh tranh vẫn là lãi suất. Một, hai, ba trường hợp…, nếu càng nhiều thành viên nhóm này, áp lực cạnh tranh huy động càng lớn đối với những ngân hàng lành lặn, thậm chí đang dư thừa vốn. Thế nên, huy động vẫn tăng trưởng tốt, nhưng kỳ thực một phần nó che đậy cho phần vốn trước đây đang kẹt ở nợ xấu, chứ không hẳn là quá dư thừa.
Ở một góc khác, theo ghi nhận của PV, vốn của các ngân hàng không hẳn là đang quá dư thừa, mà đang phải bù đắp cho phần hụt đi từ vàng.
Tháng 8/2011, thị trường có thông tin ở kênh chính thức cho biết, có gần 100 tấn vàng của người dân đang nằm trong hệ thống ngân hàng, ở dạng tiết kiệm. Tính một cách tương đối, quy mô này trên dưới 110 nghìn tỷ đồng. Một phần vốn ngân hàng “dư thừa” hiện nay là nằm ở đây.
Cuối năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước chốt lại huy động vàng, chuyển sang dạng giữ hộ và thu phí, vàng bị đẩy ra ngoại bảng. Cứ cho là 110 nghìn tỷ đồng từ vàng nói trên, nay các ngân hàng thương mại không còn được tính vào vốn huy động, cũng không được dùng để làm gì. Bị hụt đi phần lớn là thế, họ phải tăng huy động VND để bù đắp. Vốn VND tưởng như dư thừa nhiều, nhưng thực chất là một sự thế chỗ cho vốn vàng.
Một phần liên quan nữa là, vốn VND huy động được nhiều nhưng không quá dư thừa để cho vay, vì nó còn phải gánh trọng trách của vốn vàng để lại, dùng để kê cho các tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động, gắn với quy mô vốn huy động. “May mắn” là cung tiền vẫn tăng trưởng cao trong năm 2012 và trong quý 1/2013, để còn tạo điều kiện cho các ngân hàng bù đắp sự ra đi của vàng.
Vấn đề còn lại là, khoảng 110 nghìn tỷ đồng vốn vàng đó đã bị loại khỏi cuộc chơi, có nên tranh thủ nó, huy động nguồn lực của nó cho sản xuất kinh doanh với tư cách là một nguồn vốn, và tranh thủ như thế nào? Đây lại là một câu hỏi cũ.
Theo xahoi
Chính phủ muốn tiếp tục hạ lãi suất
Chỉ đạo của Chính phủ được đưa ra giữa bối cảnh nợ xấu mặc dù đã giảm song vẫn ở mức cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm âm và có tới gần 9.000 doanh nghiệp buộc đóng cửa.
Mức tỉ lệ nợ xấu bất ngờ được giảm xuống 6% đang gây nhiều tranh cãi.
Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013 vừa được Chính phủ ban hành ngày 7/3, các thành viên của Chính phủ đều đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn khó khăn, thách thức khi lãi suất đang ở mức cao, dư nợ tín dụng giảm và nợ xấu lớn.
Mặc dù theo số liệu gần nhất, nợ xấu đã giảm từ hơn 8% xuống còn 6% song cùng với đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tới thời điểm 6/2 vẫn bị âm 0,16%, cho thấy vốn tới tay doanh nghiệp còn hạn chế.
Điều này đã khiến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, tồn kho cao ở một số ngành, số lượng doanh nghiệp giải thể không ngừng tăng. Đến 28/2/2013, cả nước đã có tới 8.600 doanh nghiệp phải đóng cửa, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập chỉ đạt con số 8.000.
Trong định hướng điều hành thời gian tới, Chính phủ yêu cầu phải khẩn trương, quyết liệt để đưa các cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đi vào cuộc sống. Trong khi đó vẫn tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ, đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành theo hướng giảm lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm 2013 (đạt 12%); bảo đảm vừa hỗ trợ sản xuất, vừa kiểm soát lạm phát.
Trên thực tế, khả năng hạ lãi suất phụ thuộc vào tình hình kiểm soát lạm phát. Xuất hiện trước báo chí thời gian gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, nếu lạm phát năm nay dưới 6% thì sẽ có cơ sở để giảm lãi suất huy động, từ đó làm tiền đề hạ lãi suất cho vay.
Tuy vậy, với chỉ đạo lần này của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ có nhiều kỳ vọng hơn trong khả năng tiếp cận vốn năm 2013 này.
Ngoài ra, cũng trong Nghị quyết của Chính phủ, cơ quan điều hành yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi và điều hành tỷ giá hợp lý; tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; cơ cấu nợ và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.
Trong đó, một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước là khẩn trương trình phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trình thành lập và quy định Điều lệ Công ty quản lý tài sản; phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo Dantri
"Lãi suất năm 2013 sẽ chỉ giảm tối đa thêm 2%" Trong trường hợp nếu giữ được lạm phát ở mức thấp thì theo JPMorgan Chase, lãi suất chính sách cũng chỉ giảm thêm tối đa được 2%. Trong khi đó, tỷ giá ổn định, thặng dư cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai sẽ được duy trì. Trong bối cảnh lạm phát hiện tại, dự báo năm 2013, NHNN...