Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bổ nhiệm tân Giám đốc Quốc gia
Bà Carolyn (Carrie) Turk sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam kể từ ngày 1/7/2020. Bà sẽ làm việc tại văn phòng Hà Nội.
Bà Carolyn (Carrie) Turk (trái)
Bà Turk, quốc tịch Anh, đã tham gia công tác tại Ngân hàng Thế giới từ năm 1998. Kể từ đó bà đã đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, trong đó có Chuyên gia Cao cấp về giảm nghèo tại Việt Nam, Chuyên gia Phát triển xã hội Cao cấp và Chuyên gia Phát triển xã hội Trưởng tại Đông Âu và khu vực Trung Á, và Giám đốc Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Rwanda.
Vị trí gần nhất mà bà đảm nhiệm là Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới của nhóm các nước Ethiopia, Nam Sudan, Sudan và Eritrea.
Trước khi làm việc tại Ngân hàng Thế giới, bà Turk công tác tại Bộ Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh. Bà có bằng cử nhân và thạc sĩ về Kinh tế của Đại học Cambridge và là tác giả của nhiều báo cáo về giảm nghèo và bất bình đẳng, trong đó có một cuốn sách dựa trên nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới tại 20 quốc gia.
Video đang HOT
Bà Turk sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhằm đẩy mạnh các hoạt động đầu tư của Ngân hàng Thế giới và các chương trình chia sẻ tri thức với Việt Nam, bao gồm trao đổi ở cấp địa phương, nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp cho Việt Nam hơn 24,86 tỉ USD bao gồm các khoản tài trợ không hoàn lại, tín dụng và vốn vay nhằm hỗ trợ các chương trình phát triển, với danh mục dự án đang thực hiện lên đến 38 dự án với tổng vốn cam kết 7,4 tỷ USD.
Trong vòng sáu tháng qua, Ngân hàng Thế giới đã cam kết thêm 516,67 triệu USD cho các dự án trong lĩnh vực giao thông, phát triển đô thị, giáo dục đại học, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Các chương trình nghiên cứu và tư vấn của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cung cấp nguồn tri thức và tư vấn mang tính chiến lược, đột phá và kịp thời hỗ trợ nghị trình phát triển của đất nước, đơn cử như chuyên đề khuyến nghị chính sách đối phó với COVID-19 gần đây và đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm trong giai đoạn tới.
Châu Phi được chứng nhận xóa sổ hoàn toàn virus bại liệt
Lần đầu tiên trong lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự định tuyên bố châu Phi đã xóa sổ hoàn toàn virus bại liệt trong năm 2020.
"Tài liệu đầy đủ về tình trạng thanh toán virus bại liệt tại Nam Sudan đã được chấp nhận", WHO tại Nam Sudan thông báo trên Twitter hôm 18/6. "Với thành tựu này, văn phòng WHO khu vực châu Phi dự định tuyên bố châu lục này xóa sổ hoàn toàn virus bại liệt trong năm 2020. Đã đến lúc ăn mừng và hành động để duy trì thành tích này".
Nigeria cũng vừa công bố về "dấu mốc quan trọng và thông tin tuyệt vời" sau khi được chính thức công nhận "lần đầu tiên trong lịch sử tiêu diệt hoàn toàn virus bại liệt", theo bài đăng tweeter của phát ngôn viên Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari.
Ủy ban Chứng nhận châu Phi (ARCC) về thanh toán bệnh bại liệt đã chấp nhận tài liệu về nỗ lực thanh toán bại liệt của các quốc gia. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào tháng 7 tại cuộc họp của các Bộ trưởng Bộ Y tế theo kế hoạch, Nigeria tuyên bố.
"Việc ARCC chấp nhận tài liệu về việc thanh toán bại liệt là một thời khắc tuyệt vời trong lịch sử", tiến sĩ Faisal Shuaib, giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển và Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu Quốc gia (NPHCDA), một trong những tổ chức đi đầu trong nỗ lực thanh toán bại liệt cho biết. "Đội ngũ tại Nigeria do NPHCDA và các đối tác dẫn đầu đã đưa ra bằng chứng chứng minh không còn dấu vết bại liệt của chúng tôi".
Trẻ em Nigeria được uống vaccine bại liệt. Ảnh: Reuters
Shuaib cũng cho biết thành công trong việc đánh bại virus bại liệt tại Châu Phi là thành quả nỗ lực của các tổ chức trong nhiều thập kỷ.
Virus bại liệt có khả năng lây nhiễm cao chủ yếu tấn công trẻ em dưới 5 tuổi, xâm nhập hệ thần kinh và có thể gây "tê liệt hoàn toàn chỉ trong vài giờ", theo WHO. 5-10% bệnh nhân bị tê liệt tử vong khi các cơ hô hấp bị tê liệt.
Tính đến tháng 3, ARCC đã tiến hành các chuyến thăm thực địa tại 47 quốc gia trong Khu vực Châu Phi của WHO để "xác minh virus bại liệt hoang dại đã được tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời đảm bảo việc giám sát dịch bệnh vẫn đang diễn ra theo tiêu chuẩn chứng nhận", văn phòng WHO tại Châu Phi tuyên bố hồi tháng 3.
Sau khi được tuyên bố thanh toán hoàn toàn virus bại liệt, các quốc gia cần chứng minh thường niên tình trạng này.
Trước đó, WHO đã chấp nhận tài liệu của 43 quốc gia Châu phi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Nigeria và Nam Sudan là bốn quốc gia cuối cùng được trong danh sách.
Châu Phi phát hiện ca mắc virus bại liệt hoang dại lần cuối năm 2016, "trái ngược hoàn toàn vào năm 1996, khi virus bại liệt hoang dại làm tê liệt hơn 75.000 trẻ em trên tất cả các nước Châu Phi", theo văn phòng WHO tại Châu Phi. Để chứng minh đã thanh toán hoàn toàn virus bại liệt, một khu vực phải đưa ra bằng chứng không có ca nhiễm mới nào được báo cáo trong ba năm liên tiếp, kết quả dựa trên việc giám sát dịch bệnh nghiêm ngặt".
"Thêm vào đó, các quốc gia phải duy trì tỷ lệ bao phủ tiêm chủng đối với vaccine bại liệt (OPV), có sự chuẩn bị sẵn sàng trên phạm vi toàn quốc khi dịch bệnh bùng phát, lên kế hoạch phòng chống và một Ủy ban Quốc gia Chúng nhận Bại liệt", báo cáo viết.
COVID-19 ảnh hưởng xấu đến nền hòa bình thế giới Cuộc khủng hoảng COVID-19 gây tác động tiêu cực tới hòa bình trên thế giới khi dịch bệnh đã làm gia tăng các cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến những bất ổn và xung đột hiện có thêm trầm trọng, đe dọa những thành quả phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới trong nhiều năm qua. Trẻ em tại một trại tị...