Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó thiên tai
Ngày 19/9, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn thành lập đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới chủ trì hội thảo
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng và Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione đồng chủ trì hội thảo.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết, thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và tổng thiệt hại kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (tăng 300% so với trung bình nhiều năm). Trước những thiệt hại, mất mát do thiên tai, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã nỗ lực khắc phục hậu quả, từng bước ổn định đời sống. Chia sẻ với Việt Nam, Chính phủ một số nước và nhiều tổ chức trong nước, quốc tế đã hỗ trợ tiền và hiện vật cho đồng bào vùng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai (PCTT) vẫn còn một số tồn tại như: Thiếu thông tin trong đầu tư các chương trình, dự án trong lĩnh vực PCTT dẫn đến việc chồng chéo trong hỗ trợ, đầu tư từ các tổ chức quốc tế. Đặc biệt là thông tin về thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án và hành động cần tài trợ trong PCTT. Chưa có cơ quan điều phối hiệu quả các hoạt động hỗ trợ và đầu tư từ quốc tế trong PCTT trên phạm vi cả nước. Chưa có diễn đàn quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm thúc đẩy, điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Công tác tiếp nhận và triển khai thực hiện viện trợ khẩn cấp trong PCTT còn nhiều bất cập.
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione chia sẻ tại hội thảo: Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã thực hiện rất tốt chương trình về PCTT, tuy nhiên cũng có một số vấn đề cần quan tâm hơn trong tương lai.
Đầu tiên, cần phải xác định ảnh hưởng (đánh giá) những tác động của thiên tai trong phát triển kinh tế do vậy cần phải có chiến lược tổng hợp và định hướng rõ ràng trong giảm thiểu các tác động của thiên tai và giúp phát triển kinh tế. Trong đó, cần phải xác định những yếu tố và những ưu tiên trước mắt cũng như ngắn hạn, trung hạn lâu dài để có những định hướng.
Video đang HOT
Tiếp theo cần quan tâm đến những công cụ về mặt tài chính trong đó có các công cụ về mặt tài chính để đáp ứng và huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình PCTT cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu giúp tăng trưởng về mặt kinh tế.
WB cam kết sẽ luôn hỗ trợ Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trong PCTT tai cũng như thích ứng biến đổi khí hậu. Có 4 lĩnh vực mà Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tới.
Thứ nhất là hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng các kế hoạch cũng như ứng dụng các công nghệ trong quản lý thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
Thứ 2 hỗ trợ về xây dựng năng lực tài chính, nâng cao năng lực tài chính trong đó xây dựng các công cụ tài chính để giúp Chính phủ cũng như người dân để chúng ta huy động các nguồn lực trong vấn đề ứng phó thiên tai cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ 3 là về chia sẻ kinh nghiệm của các nước trên thế giới hiện nay vào Việt Nam. Đồng thời cũng đưa các kinh nghiệm của Việt Nam ra thế giới để làm sao các nước cùng Việt Nam trao đổi kinh nghiệm và bài học trong PCTT.
Cuối cùng không thể thiếu đó là việc tổ chức phối hợp, tức là giúp Việt Nam có thể có cơ chế tổng hợp trong vấn đề quản lý rủi ro thiên tai cũng như phòng chống, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bao gồm nâng cao năng lực về thể chế, nâng cao năng lực về chính sách cũng như nâng cao năng lực cho các cơ quan ban ngành trong vấn đề tiếp cận tích hợp, tổng hợp trong PCTT. Ngân hàng thế giới mong muốn cùng với các tổ chức phát triển của Việt Nam hỗ trợ Chính phủ trong các lĩnh vực vừa nêu, đặc biệt là trong lĩnh vực điều phối cũng như hợp tác PCTT.
Theo kinhtedothi
Bình Phước lập đoàn xác minh việc giao đất, giao rừng tại dự án Sasco
Ngày 24.8, báo Lao Động đã đăng bài: "Hé lộ sai phạm trong quản lý 233,8 ha đất rừng". Nội dung bài báo đề cập tới việc Thanh tra Chính phủ yêu cầu chính quyền tỉnh Bình Phước phải xác minh, làm rõ đơn tố cáo của ông Trần Đức Lý (trú ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), về dấu hiệu sai phạm trong quản lý giao đất, giao rừng tại dự án Sasco...
Dấu hiệu sai phạm trong quản lý 233,8 ha đất rừng ở Dự án Sasco đang dần hé lộ. Ảnh: C.H
Ngày 14.9, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước vừa ra Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 4.9.2018, về việc thành lập đoàn xác minh nội dung phản ánh của ông Trần Đức Lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước giao nhiệm vụ cho đoàn, xác minh phản ánh của ông Trần Đức Lý trong việc quản lý, giao đất, giao rừng tại Dự án do Công ty TNHH MTV dịch vụ Sasco làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Bình Phước cũng chỉ đạo đoàn xác minh việc thực hiện hợp đồng và thanh lý các hợp đồng trồng caosu đối với Sasco.
Tại dự án Sasco liên tục xảy ra hiện tượng mất an ninh trật tự, người lạ chặt phá caosu, đe doạ tính mạng người dân. Ảnh: C.H
Ngày 6.9.2018, liên quan đến đơn tố cáo của ông Trần Đức Lý, Thanh tra Chính phủ đã ra văn bản số 2141/BTCDTW-XLĐ, gửi UBND tỉnh Bình Phước, đề nghị xác minh "hành vi huỷ hoại tài sản mang tính chất xã hội đen" và "cố ý gây thương tích và đe doạ xâm hại sức khoẻ tính mạng con người", xảy ra trên địa bàn thuộc Dự án Sasco...
Năm 2009, Cty Sasco được UBND tỉnh Bình Phước giao 233,8ha đất rừng để thực hiện dự án khoanh nuôi, bảo vệ rừng và chăn nuôi. Tuy nhiên, ngay sau khi được cấp phép, giao đất, Sasco đã ký hợp đồng, giao luôn diện tích đất rừng trên cho ông Trần Tấn Minh - Giám đốc Ban quản lý rừng kinh tế Suối Nhung.
Sasco phó thác cho ông Minh bỏ vốn đầu tư trồng cao su trên 233,8ha đất rừng. Hết thời kỳ kiến thiết cơ bản, theo tỉ lệ ăn chia, Sasco sẽ nhận 60% vườn caosu và ông Minh hưởng 40% (thuộc diện tích 105ha) và Sasco 51,9%, ông Minh 48,1% (thuộc diện tích 128,8ha).
Trên thực tế, sau khi ký hợp đồng với Sasco, ông Minh lại dùng số đất rừng trên để ký hàng loạt hợp đồng với nhiều hộ dân. Các hộ dân này phải nộp tiền cho ông Minh, rồi tự bỏ vốn ra trồng caosu trên đất rừng trên. Riêng hộ ông Trần Đức Lý đã phải nộp cho ông Minh 970 triệu đồng để được đầu tư trồng 46,8ha caosu, thời hạn là 30 năm.
Hình ảnh những kẻ lạ mặt gây rối trật tự tại dự án Sasco. Ảnh: C.H
Năm 2012, trước nguy cơ bị thu hồi dự án, Sasco và ông Minh vội vã huỷ bỏ mọi thoả thuận, hợp đồng. Kéo theo, ông Minh buộc phải huỷ các hợp đồng đầu tư trồng caosu với nhiều hộ dân. Sasco và ông Minh đã đàm phán với các hộ dân việc bồi thường, hỗ trợ để thu lại 233,8ha đất rừng, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên, việc thu hồi, bồi thường này đã phát sinh nhiều tréo ngoe, khi ông Lý trồng caosu thì không được bồi thường... Trong khi 2 ông Nguyễn Khánh Tùng và Nguyễn Thành Trung (nhân viên Cty TNHH Phát Lộc), không hề trồng caosu lại nhận bồi thường tiền tỉ (?).
CAO HÙNG
Theo LĐO
Hỗ trợ 18 triệu đồng cho 2 gia đình có 4 cháu bé chết đuối ở Quảng Ngãi Trước nỗi mất mát quá lớn của 2 gia đình có 4 cháu bé vừa thiệt mạng do tắm sông, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi quyết định hỗ trợ số tiền 18 triệu đồng. Ngày 1/9, Ban Cứu trợ Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến chia buồn và trao số tiền 18 triệu đồng hỗ trợ cho...